Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Bài mở đầu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Bài mở đầu

 1. Về kiến thức:

 - HS hiểu được những nội dung chính của Sách Ngữ văn 6;

 - Biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách.

 2. Về năng lực:

 - Năng lực tổng hợp thông tin

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học.,.

 

docx 510 trang Mạnh Quân 26/06/2023 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày 05/09/2021
 BÀI MỞ ĐẦU
 Số tiết: 04 (từ tiết 1 đến tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
 1. Về kiến thức:
 - HS hiểu được những nội dung chính của Sách Ngữ văn 6; 
 - Biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách.	
 2. Về năng lực:	
 - Năng lực tổng hợp thông tin
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học.,...
3. Về phẩm chất
 Giúp HS hứng thú với môn học Ngữ văn và có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 - Máy tính, ti vi kết nối mạng
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy, giấy A0,A3, phiếu học tập 
* Phiếu học tập: 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1: Mở đầu
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú, tạo cảm giác thoải mái cho học sinh. Để từ đó thu hút học sinh sẵn sàng với việc học môn Ngữ văn.
b. Nội dung: Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời những vấn đề mang tính gợi mở.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn?
GV chuẩn bị 08 câu hỏi và đi dọc 2 dãy lớp, đi đến đâu hỏi đến đó, học sinh nào trả lời sai là mất quyền chơi. Hoặc GV chiếu câu hỏi lên bảng, HS xung phong trả lời, ai có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc. 
 Trong dạy học Online thì hoạt động độc lập từng cá nhân gửi phương án trả lời vào mục trò chuyện hoặc tin nhắn qua Messenger cho giáo viên.
Câu 1: Hà Tĩnh thuộc miền nào của nước ta? 
Câu 2: Ngôi trường chúng ta đang học có tên là gì?
Câu 3. Họ tên đầy đủ của thầy hiệu trưởng trường ta?
Câu 4. Người trông coi, canh giữ tài sản nhà trường gọi là?
Câu 5. Tên môn chúng ta đang học đây là gì?
Câu 6. Ngoài bìa cuốn sách tập 1 của môn học có hình ảnh liên quan đến văn bản nào trong sách?
 Câu 7. Môn học này rèn cho các em những kĩ năng cơ bản nào? 
Câu 8. Bài mở đầu giúp em hiểu được điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm (giáo viên kiểm tra trực tiếp một số học sinh, còn lại nộp sản phẩm về cho cô theo yêu cầu trên).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
Dựa vào kết quả sản phẩm:
- Học sinh đánh giá sản phẩm của mình.
- Đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét, chốt phương án trả lời, dẫn dắt, giới thiệu bài mới
Các em thân mến! Vậy là các em đã kết thúc một chặng đường dài 5 năm Tiểu học và chính thức bước sang một giai đoạn mới, một hành trình mới, một môi trường mới – môi trường Trung học cơ sở. Mỗi chặng đường, mỗi hành trình đều có những thử thách và sự hứng thú riêng. Và để có thể học tốt một môn học bất kì trong môi trường học tập mới thì trước hết các em phải có cái nhìn khái quát về những gì các em sẽ được học và khám phá trong môn học đó trong suốt năm học. Bài học mở đầu hôm nay sẽ giúp các em khám phá môn học thú vị - môn Ngữ văn!
 * Dự kiến sản phẩm:
1. Miền Trung.
2. Trường THCS ...
3. 
4. 
5. Ngữ văn
5.Hình ảnh ngoài bìa sách Ngữ văn tập 1 liên quan đến truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
7. Môn Ngữ văn rèn các kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nói và nghe.
8. Bài mở đầu giúp hiểu được nội dung khái quát, cấu trúc sách và các bài học trong sách.
 Hoạt động 2: Khám phá kiến thức
Tiết 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ HÌNH THỨC, BỐ CỤC VÀ CÁC NỘI LỚN CỦA CUỐN SÁCH
a. Mục tiêu: Học sinh có cái nhìn tổng quát chung về cuốn sách qua tìm hiểu về hình thức, bố cục và các nội dung lớn trong sách. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ văn. 
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm hoạt động
(1) GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát HS quan sát toàn bộ sách từ bìa, đến Lời nói đầu, sau đó, lướt nhanh các bài học bên trong và xem phần cuối sách cả phần Mục lục.
- Nêu câu hỏi:
+ Sách Ngữ văn 6 có hình thức và bố cục như thế nào?
+ Tại sao các em phải làm quen với sách này?
+ Làm quen sẽ có tác dụng gì cho việc học tập?
(2)HS nghe và theo dõi
+ GV hướng dẫn, hỗ trợ
(3) HS báo cáo, thảo luận
+ GV tổ chức học sinh báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
+HS thực hiện báo cáo, nhận xét, bổ sung,..
 (4) GV kết luận: GV chốt
I. Hinh thức sách Ngữ văn 6
 Dự kiến sản phẩm
- Hình thức đẹp, bố cục khoa học, rõ ràng. Bố cục khoa học, rõ ràng
- Làm quen nhằm: 
+ Có cái nhìn tổng thể về chương trinh Ngữ văn 6.
+ Xác định được năng lực, phẩm chất , kĩ năng hình thành cho bản thân.
+ Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp.
- Tác dụng: 
+ Xác định được trọng tâm của chương trình. 
+ Xây dựng kế hoạch học tập cho bộ môn, 
2.Tìm hiểu nội dung sách Ngữ văn 6
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Mỗi nhóm sẽ hoàn thành nhanh nhiệm vụ trên phiếu học tập 02 trong thời gian 5 phút.
+ Liệt kê tên các văn bản được học trong chương trình theo thể loại.
+ Nêu nội dung chính của các văn bản đó.
II. Tìm hiểu nội dung sách Ngữ văn 6
1. Học dọc
a. Các thể loại văn bản đọc hiểu:
 Phiểu học tập số 1
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT.
Bước 3. Báo cáo sản phẩm.
GV kiểm sản phẩm và yêu cầu nộp sẩn phảm Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức
2. Rèn luyện tiếng Việt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
 Đọc mục I.6. Rèn luyện tiếng Việt (Tr 10/SGK):
+ Sách NV6 gồm những loại bài tập tiếng Việt nào?
+ Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi. GB kiển tra sản phẩm.
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
2.Học viết. Học nói và nghe của sách Ngữ văn 6
Thể loại
Các văn bản tìm hiểu
Văn bản truyện
- Thánh Gióng; Thạch Sanh; Sự tích Hồ Gươm; Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài); Ông lão đánh cá và con cá vàn (Puskin); Cô bé bán diêm (An-đéc-xen); Bức tranh của em gái tôi ( Tạ Duy Anh); Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh) ; Chích bông ơi ( Cao Duy Sơn).
Văn bản thơ
À ơi tay mẹ (Bình Nguyên); Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương); Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ); Lượm (Tố Hữu); Gấu con chân vòng kiềng (U - xa - chốp)
Văn bản kí
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng); Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng); Thời thơ ấu của Hon -đa (Hon -đa Sô-i-chi-rô)
Văn bản nghị luận
Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh); Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu); Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị); Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo - Trần Nghị Du); Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn),...
Văn bản thông tin
Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập” (Bùi Đình Phong); Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ; Phạm Tuyên và ca khúc mừng ngày chiến thắng (Nguyệt Cát); Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?; Những phát minh tình cờ và bất ngờ; Giờ Trái Đất,...
b. Rèn luyện tiếng Việt
 Các loại bài tập tiếng Việt trong Sách ngữ văn 6:
+ Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ (nhận biết các từ đơn, từ phức, kiểu câu, các biện pháp tu từ,...) --> Chiếm số lượng ít
+ Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe--> chiếm số lượng lớn.
 + Vận dụng kiến thức tiếng Việt phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (tập trung vào kĩ năng đọc hiểu văn bản).
+ Vận dụng kiến thức tiếng Việt phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản)
2.Học viết. Học nói và nghe của sách Ngữ văn 6
Phiếu học tập số 2:
Tìm hiểu nội dung II. Viết và III. Nói và nghe của Sách Ngữ văn 6
Nhóm
Nhóm 1 + 2
Nhóm 3 +4
Nội dung cần tìm hiểu
Mục II. Viết (Tr 11/SGK)
Mục III. Nói và nghe (Tr 12/SGK)
Câu hỏi tìm hiểu
1. Ở bậc Tiểu học, em đã được học cách viết các kiều văn bản nào?
3. Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản nào? Kiểu văn bản nào chưa được học ở cấp Tiểu học?
4. Nêu yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản. 
1. Khi nói và nghe, em cần chú ý những gì?
2. Nêu các yêu cầu chính cần đạt ở lớp 6 của kĩ năng nói kĩ năng nghe, kĩ năng nói nghe tương tác.
3. Kể ra một số lỗi HS hay mắc trong quá trình nói và nghe. Chỉ ra cách khắc phục.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
 HS đọc mục II. HỌC VIẾT (Tr 10 - 11/SGK) và mục III. HỌC NÓI VÀ NGHE (Tr 12/SGK).
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập 03 theo nhiệm vụ được phân công.
Thời gian thảo luận: 05 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trao đổi, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
+ GV kiểm tra sản phẩm
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
Nhóm 1: thuyết trình về nội dung phàn học viết
Nhóm 2 nhận xét. phản biện (nếu có). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV tổng hợp, chốt kiến thức.
Nhóm 3: thuyết trình về nội dung phần học nói và nghe
Nhóm 4 nhận xét. phản biện (nếu có). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV tổng hợp, chốt kiến thức.
a. Học viết
HS thực hành tạo lập 6 kiểu văn bản:
Kiểu văn bản
Yêu cầu
1. Văn bản tự sự
- Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng ngôi kể thứ nhất
2. Văn bản miêu tả
Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
3. Văn bản biểu cảm
Bước đầu biết làm thơ lục bát, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát.
4. Văn bản thuyết minh
Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
5. Văn bản nghị luận
Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.
6. Văn bản nhật dụng
- Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.
- Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học bằng sơ đồ.
- Ở mỗi bài học lớn, yêu cầu viết có quan hệ chặt chẽ với đọc hiểu văn bản.
b. Học nói và nghe
Kĩ năng
Yêu cầu
Nói
- Kể được một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích, một trải nghiệm, một kỉ niệm đáng nhớ.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay một vấn đề trong cuộc sống).
- Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.
Nghe
- Nắm được nội dung tình abyf của người khác.
- Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
Nói nghe tương tác
- Biết tham gia thảo luận về một vấn đề.
- Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp.
HOẠT ĐỘNG THEO CẶP:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
 HS đọc phần cấu trúc của sách Ngữ văn 6 (Tr 13/SGK) , thảo luận theo cặp trong bàn trả lời các câu hỏi sau. Thời gian thảo luận: 03 phút
+ Sách Ngữ văn 6 (2 tập) có tổng sô bao nhiêu bài học?
+ Cấu trúc của một bài học trong sách gồm những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp và ở nhà là gì?
+ Theo em, tại sao cần biết cấu trúc của sách trước khi học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trao đổi, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
+ GV kiểm tra sản phẩm
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
III. CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 6
- Sách Ngữ văn 6 gồm 10 bài học.
- Mỗi bài học đều giúp HS thực hành 4 kĩ năng: Đọc hiểu văn bản - Viết - Nói và nghe.
- Cuối mỗi bài học có phần Tự đánh giá và Hướng dẫn tự học.
Tiết 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC: TRUYỆN, THƠ, KÍ
a. Mục tiêu: HS bước đầu hiểu được các đặc điểm cơ bản của các thể loại: truyện, thơ, kí. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ văn. 
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm hoạt động
IV. Đọc hiểu văn bản văn học
Phiếu học tập số 3:
Thể loại
Khái niệm
Các văn bản đọc hiểu
Nội dung, chủ đề chính
Truyện
Thơ
Kí
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
 HS đọc mục II. HỌC VIẾT (Tr 10 - 11/SGK) và mục III. HỌC NÓI VÀ NGHE (Tr 12/SGK).
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập theo nhiệm vụ được phân công.
Nhóm 1: Truyện
Nhóm 2: Thơ
Nhóm 3: Kí
Thời gian thảo luận: 05 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trao đổi, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
? Ở tiểu học các em đã được học tác phẩm truyện nào?Hãy nêu đặc điểm của truyện mà em vừa kể?
? Em đã được hoc bài thơ nào ở Tiểu học? Nêu đặc điểm của bài thơ đó?
? Em đã dược học tác phẩm kí nào chưa? Hãy nêu đặc điểm của thể kí?
1. Khái niệm và nội dung chính
Thể loại
Khái niệm
Các văn bản đọc hiểu
Nội dung, chủ đề chính
Truyện 
Là một thể loại văn học thường kể lại câu chuyện bằng một số sự kiện liên quan đến nhau, có mở đầu, phát triển và kết thức. Truyện nhằm giái thích hiện tượng đời sống, tìm hiều con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ
Thánh Gióng; Thạch Sanh; Sự tích Hồ Gươm; Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài); Ông lão đánh cá và con cá vàn (Puskin); Cô bé bán diêm (An-đéc-xen); Bức tranh của em gái tôi ( Tạ Duy Anh); Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh); Chích bông ơi ( Cao Duy Sơn).
- Lòng yêu nước và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Tình cảm trong sáng, vô tư, lòng yêu thương, nhân hậu, bao dung.
Thơ 
Thơ là một thể loại văn học thường có vần, nhịp, trình bày theo các dòng và khổ. Thơ nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người viết.
À ơi tay mẹ (Bình Nguyên); Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương); Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ); Lượm (Tố Hữu); Gấu con chân vòng kiềng (U - xa - chốp)
- Tình cảm gia đình và tính yêu quê hướng đất nước.
- Lòng tự hào, kính trọng biết ơn đối với Bác Hồ.
 Kí 
Kí là một thể tác phẩm văn học tác phẩm văn học thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực(con người, sự việc, thời gian, địa điểm có thật, không hư cấu). Kí táo hiện sự việc và con người một cách sinh động, cụ thể; qua đó, người viết thường phát biểu những suy nghĩ, cảm xúc về sự việc và con người được nói tới.
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng); Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng); Thời thơ ấu của Hon -đa (Hon -đa Sô-i-chi-rô)
- Tình mẫu tử thiêng liêng.
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người.
2. Đặc điểm của thể loại
a. Truyện: Truyện:Truyền thuyết, cổ tích, truyện đồng thoại, truyện ngắn 
 - Đối với tiểu loại: truyền thuyết, cố tích cần nắm: cốt truyện, sự việc, nhân vật ( có tài năng kì lạ), thời gian và không gian, ngôi kể (thứ 3), 
- Đối với tiểu loại đồng thoại: cốt truyện, sự việc, nhân vật, thời gian và không gian ngôi kể (thứ 3). Nhân vật trong đồng thoại thường là đồ vật, loài vật đượcnhan cách hóa.
- Đối với ruyện ngắn: cốt truyện, sự việc, nhân vật (xây dựng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ) , ngôi kể ( thứ ba hoặc nhất), lời kể ( lời trần thuật, lời đối thoại, đọc thoại.
b. Thơ: Thơ lục bát; thơ 4 chữ, thơ 5 chữ (thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)
 - Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc. Bài ít nhất có 2 dòng cặp đôi với nhau. Dòng trên 6 tiếng và dòng dưới 8 tiếng. Gieo vần chân và vần lưng. Tiếng 6 dòng lục gieo vần với tiếng 6 dòng bát; tiếng thứ 8 dòng bát gieo vần với tiếng 6 dòng lục. Nhịp thơ thường ngắt nhịp chẵn. Mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.
- Thơ 4 chữ: Mỗi dòng có 4 tiếng, số dòng trong khổ thơ, số khổ thơ trong bài thơ không hạn định. Nhip thơ 2/2 Thể thơ này thường dùng sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả để bộ lộ tình cảm, cảm xúc.
 - Thơ 5 chữ: Mỗi dòng có 5 tiếng, số dòng trong khổ thơ, số khổ thơ trong bài thơ không hạn định. Nhịp thow thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2.Thể thơ này thường dùng sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả để bộ lộ tình cảm, cảm xúc.
c. Kí: Hồi kí, du kí
 - Hồi kí: là một thể của kí dùng đề ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
 - Du kí: là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.
 - Đặc điểm: Khác với truyện kí có tính xác thực của sự việc mà kí ghi chép. Kí không có cốt truyện, có nhân vật nhưng chỉ đực nhắc tên. Kí thường kể ngôi thứ nhất xưng “tôi”, trực tiếp kểlại những gì mình đã chứng kíến, trải qua.
Tiết 3: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN, VĂN BẢN THÔNG TIN VÀ RÈN LUYỆN TIẾNG VIỆT
a. Mục tiêu: HS bước đầu hiểu được các đặc điểm cơ bản của các văn bản nghị luận, văn bản thông tin và yêu cầu rèn luyện tiếng Việt trong chương Ngữ văn 6. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ văn. 
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm hoạt động
IV. Đọc hiểu văn bản văn học
Phiếu học tập số 4:
Văn bản
Khái niệm
Các văn bản đọc hiểu
Nội dung, chủ đề chính
Văn bản thông tin
Văn bản thông tin
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
 HS đọc mục 4, 5 ở II.(Tr 9/ SGK) 
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập theo nhiệm vụ được phân công.
Nhóm 1,2: Văn bản nghị luận
Nhóm 3,4: Văn bản thông tin
Thời gian thảo luận: 05 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trao đổi, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
Bước 1: GV bàn giao nhiệm vụ.
GV nêu câu hỏi:
? Ở tiểu học các em đã được học văn bản nghị luận chưa?Hãy nêu đặc điểm của thể loại của văn bản mà em biết?
? Em đã được hoc văn bản thong tin nào ở Tiểu học? Nêu đặc điểm của thể loại văn bản ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trao đổi, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV gọi HS đọc mục 6 ở mục II (tr 10/ SGK)
- GV nêu câu hỏi:
+ Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt nào?
+ Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trao đổi cặp đôi, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các cặp báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức
1. Khái niệm và nội dung chính
Văn bản
Khái niệm
Các văn bản đọc hiểu
Nội dung, chủ đề chính
 Văn bản nghị luận 
Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó.
Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh); Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu); Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị); Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo - Trần Nghị Du); Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn),...
- Nghị luận văn học: Cái đẹp, cái hay của các tác phẩm văn học.
- Nghị luận xã hội:Sự cần thiết của việc bảo vệ động vật, nguồn nước
Văn bản thông tin
Văn bản thông tin là loại văn bản thường dùng để cung cấp thông tin về con người, sự vật, hiện tượng hoặc hướng dẫn thực hiện hoạt động dựa trên các số liệu, sự kiên khách quan và kiến thức khoa học.
Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập” (Bùi Đình Phong); Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ; Phạm Tuyên và ca khúc mừng ngày chiến thắng (Nguyệt Cát); Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?; Những phát minh tình cờ và bất ngờ; Giờ Trái Đất,...
Thuật lại những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc: Ngày Quốc khánh 2/9, sự kiện văn hóa thể thao.
2. Đặc điểm của văn bản nghị luận
a. Văn bản nghị luận: 
 - Ý kiến( quan điểm) của mình. Ý kiến thường thường là một nhận xét mang tính phủ định hoặc khẳng định. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở dầu bài viết.
 - Lí lẽ: thường tập trung trả lời cho các câu hỏi: Vì sao? Do đâu?
 - Bằng chứng ( dẫn chứng): thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ.
b. Văn bản thông tin: 
 - Thuật lại sự kiện bằng thuyết minh ( trình bày, miêu tả, kể lại) sự kiện (lịch sử, văn hóa, khoa học, )
 - Thường sử dụng hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.
- Thông tin thường trình bày theo trật tự thời gian, không gian hoặc môi quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Khi tường thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian, ngưới viết xếp các thông tin sự kiện theo thứ tự trước sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc.
V. RÈN LUYỆN TIẾNG VIỆT
Các loại bài tập tiếng Việt trong Sách ngữ văn 6:
- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ (nhận biết các từ đơn, từ phức, kiểu câu, các biện pháp tu từ,...) -> Chiếm số lượng ít
- Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe--> chiếm số lượng lớn.
 + Vận dụng kiến thức tiếng Việt phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (tập trung vào kĩ năng đọc hiểu văn bản).
+ Vận dụng kiến thức tiếng Việt phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản)
Tiết 4: HỌC VIẾT, NÓI – NGHE VÀ TÌM HIỂU CẤU TRÚC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: HS bước đầu hiểu được các yêu cầu về kĩ năng học viết, nói – nghẹ trong chương trình Ngữ văn. Hiểu được cấu trúc của bài học. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ văn. 
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 - Yêu cầu: Đọc phần học viết
 - Trả lời câu hỏi:
 a. Ở bậc Tiểu học, em đã được học cách viết các kiều văn bản nào?
 b.. Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản nào? 
Kiểu văn bản nào chưa được học ở cấp Tiểu học?
 c.Nêu yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trao đổi, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các cặp báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 - Yêu cầu: Đọc phần học viết
- Trả lời câu hỏi:
 a. Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về các kỹ năng nói, nghe và
 nói nghe tương tác là gì?
 b. Liên hệ bản thân để tự nhận ra kỹ năng nói và nghe của em còn mắc lỗi gì?
 c. Để lắng nghe hiệu quả chúng ta càn phải làm gì?
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 - Yêu cầu: Đọc phần học viết
- Trả lời câu hỏi:
 + Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 có những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp và ở nhà là gì?
+ Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trao đổiS, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện các cặp báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. 
VI. HỌC VIẾT. HỌC NÓI VÀ NGHE
1. Học viết
Kiểu văn bản
Yêu cầu
Tự sự
- Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng ngôi kể thứ nhất.
Miêu tả
	Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
Biểu cảm
Bước đầu biết làm thơ lục bát, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát
Thuyết minh
Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
Nghị luận
	Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.
Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.
Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.
Nhật dụng
- Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.
- Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học bằng sơ đồ.
2. Học nói và nghe
Kĩ năng 
Yêu cầu
Nói
- Kể được một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích, một trải nghiệm, một kỉ niệm đáng nhớ.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay
một vấn đề trong cuộc sống).
- Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.
Nghe
- Nắm được nội dung tình bày của
người khác.
- Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
Nói nghe tương tác
- Biết tham gia thảo luận về một vấn đề.
- Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp. 
VII. CẤU TRÚC BÀI HỌC
Các phần của bài học
 Nhiệm vụ của HS
Yêu cầu cần đạt
- Đọc trước khi học để có định hướng đúng.
- Đọc sau khi học để tự đánh giá
Kiến thức ngữ văn
- Đọc trước khi học để có kiến thức làm căn cứ thực hành.
- Vận dụng trong quá trình thực hành
Đọc
- Đọc hiểu văn bản: 
+ Tên văn bản
+ Chuẩn bị
+ Đọc hiểu
- Tiếng Việt
- Thực hành đọc hiểu:
+ Tên văn bản
+ Chuẩn bị
Đọc hiểu
- Tìm hiểu thông tin về thể loại kiểu văn bản, tác giả, tác phẩm, 
Đọc trực tiếp văn bản, các câu
gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
Làm bài tập thực hành tiếng Việt
Viết
Định hướng
- Thực hành
- Đọc định hướng viết	
- Làm bài tập thực hành viết
Nói và nghe
Định hướng
- Thực hành
-Làm bài tập thực hành nói và nghe
Tự đánh giá
Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ở cuối mỗi bài học.
Hướng dẫn tự học
- Đọc mở rộng theo gợi ý
- Thu thập tư liệu liên quan đến bài học.
 Hoạt động 3: Luyện tập
a Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về cấu trúc chương trình và yêu cầu về kỹ năng cần đạt đối với môn học.
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 
GV nêu câu hỏi:
+ Cấu trúc của sách Ngữ văn 6 gồm có mấy bài ?
+ Nêu các phần chính ở mỗi bài học trong sách Ngữ văn?
+ Chương trình Ngữ văn 6 nhằm rèn luyện cho các em những kĩ năng và phẩm chất gì?
+ Mục yêu cầu cần đạt có vai trò gì?
+ Mục kiến thức Ngữ văn có vai trò gì?
+Để học tốt môn Ngữ văn, theo em cần phải làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS trao đổi cặp đôi, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm.
+ Đại diện các cặp báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, cho điểm.
.
	 Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi
a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế.
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 
GV nêu câu hỏi:
1. Để học tốt môn Ngữ văn 6, theo em ngoài việc nghiên cứu SGK, cần đọc thêm những tài liệu nào?
2. Khi soạn phần văn bản cần chú ý điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS trao đổi cặp đôi, thảo luận nhiệm vụ.
+ GV quan sát, động viên.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm.
+ Đại diện các cặp báo cáo sản phẩm thảo luận.
+ HS nhận xét lần nhau.
+ GV kiểm tra sản phẩm
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, cho điểm.
Dự kiến sản phẩm
1.
 + Truyện dân gian Việt Nam
 + Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài
 + Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” – Trần Đăng Khoa.
2.
+ Đối với truyện: tóm tắt văn bản (có thể làm miệng), tìm bố cục, trả lời câu hỏi trong SGK (theo khả năng tìm hiểu của bản thân)
+ Đối với thơ: không soạn tóm tắt, chỉ tìm bố cục, trả lời câu hỏi SGK
IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện học tập:
a. Sách:
- Bắt buộc: Sách giáo khoa (quyển tập 1 và tập 2)
- Sách tham khảo: (Khuyến khích học sinh đọc thêm để mở rộng hiểu biết)
Ví dụ: + Truyện dân gian Việt Nam
 + Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài
 + Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” – Trần Đăng Khoa
 ...
b. Chuẩn bị đủ hồ sơ học tập
 Vở ghi 3 quyển:
- Vở trên lớp: ghi chép nội dung học trên lớp và những dặn dò cho bộ môn
- Vở soạn: dùng để soạn phần nhiệm vụ ở nhà
+ Đối với truyện: tóm tắt văn bản (có thể làm miệng), tìm bố cục, trả lời câu hỏi trong SGK (theo khả năng tìm hiểu của bản thân)
+ Đối với thơ: không soạn tóm tắt, chỉ tìm bố cục, trả lời câu hỏi SGK
- Vở bài tập: Làm bài tập của bài học GV giao.
- Lưu trữ phiếu học tập. 
c. Soạn bài: GV hướng dẫn cụ thể soạn bài 1: Truyện.
 ****************************
 Soạn ngày 17 tháng 09 năm 2021
Bài 1
TRUYỆN
(TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)
 Số tiết: 11 (từ tiết 5 đến tiết 15)
I. MỤC TIÊU:
 1. Về kiến thức:
 HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường, kì ảo,..), nộ dung ( đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể, ) của truyện truyền thuyết, cổ tích.
2. Về năng lực
 - Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức ( từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
- Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc dã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết, biết viết văn bản đảm bảo các bước.
 3. Về phẩm chất
- Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, tài giỏi. 
	ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Tiết 5,6 THÁNH GIÓNG
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Tri thức bước đầu biết về thể loại truyền thuyết; nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyền thuyết Thánh Gióng.
-Tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Về năng lực:
- Xác định được ngôi kể trong văn bản.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý ngh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_2022_bai_mo_dau.docx