Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 107: Hội thoại - Năm học 2018-2019 - Tôn Thị Phong

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 107: Hội thoại - Năm học 2018-2019 - Tôn Thị Phong

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh về:

 1 - Kiến thức:

Nhận diện được vai xã hội trong hội thoại.

 2 - Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xác định và phân tích các vai xã hội trong hội thoại.

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, ra quyết định, lắng nghe tích cực.

 3. Thái độ:

 Có ý thức sử dụng vai và cách xưng hô đúng hoàn cảnh giao tiếp.

 4. Định hướng năng lực:

 Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học.

 5. Lồng ghép:

 Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh.

II. CHUẨN BỊ :

GV: - Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.

 - Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phiếu học tập.

HS: - Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.

 - Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

 Thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, vấn đáp, luyện tập và thực hành, trò chơi, đóng vai, sơ đồ tư duy.

2. Kĩ thuật:

 Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, cặp đôi chia sẻ, động não, trình bày một phút, viết tích cực.

 

doc 8 trang tuelam477 3360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 107: Hội thoại - Năm học 2018-2019 - Tôn Thị Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn: 
Tiết 107 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt:
HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh về:
 1 - Kiến thức: 
Nhận diện được vai xã hội trong hội thoại. 
 2 - Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng xác định và phân tích các vai xã hội trong hội thoại.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp, ra quyết định, lắng nghe tích cực.
 3. Thái độ: 
 Có ý thức sử dụng vai và cách xưng hô đúng hoàn cảnh giao tiếp. 
 4. Định hướng năng lực: 
 Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học.
 5. Lồng ghép:
 Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ : 
GV: - Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
 - Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phiếu học tập.
HS: - Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
 - Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa. 
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp:
	Thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, vấn đáp, luyện tập và thực hành, trò chơi, đóng vai, sơ đồ tư duy.
2. Kĩ thuật:
	Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, cặp đôi chia sẻ, động não, trình bày một phút, viết tích cực.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Hoạt đông khởi động: (6’)
- Mục đích: Ổn định lớp học, tạo hứng thú, tạo tâm thế, định hướng, thu hút học sinh vào bài học.
- Phương pháp: Vấn đáp, trò chơi.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, cặp đôi chia sẻ, chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo.
- Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Sản phẩm học tập: Các câu hỏi – đáp của học sinh trong trò chơi. 
Tổ chức hoạt động học của 
giáo viên
Dự kiến hoạt động học của HS và sản phẩm
Kiến thức trọng tâm
* Ổn định lớp
* Tổ chức trò chơi: 
- Giao nhiệm vụ: Lớp chia làm 2 nhóm, Thực hiện hành động nói, xác định kiểu hành động nói.
+ GV giới thiệu trò chơi: Hỏi bất cứ điều gì câu trả lời luôn là “ừ, đúng rồi”. Nếu ai không trả lời câu hỏi thách đố thì sẽ là người thua cuộc.
- Dựa vào trò chơi, giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
- Nhiệm vụ: HS làm việc nhóm, độc lập.
- Phương thức hoạt động: làm việc nhóm, cá nhân. 
SP: Báo cáo bằng miệng: Hỏi đáp giữa hai nhóm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (20')
- Mục đích: Giúp HS hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp gợi tìm, sơ đồ tư duy.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, cặp đôi chia sẻ, động não.
- Phương tiện dạy học: Máy tính, ti vi, bảng phụ, phiếu học tập.
- Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Sản phẩm học tập: Tùy vào từng yêu cầu cụ thể.
Tổ chức hoạt động học của 
giáo viên
Dự kiến hoạt động học của HS và sản phẩm
Kiến thức trọng tâm
Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc đoạn trích trên bảng phụ.
- Đoạn trích nằm trong tác phẩm nào, của ai? Phương thức biểu đạt của đoạn trích?
- Nói đến văn tự sự ta phải nói đến vấn đề gì?
- Khi nói đến nhân vật chúng ta thường chú ý đến các yếu tố nào?
- Ở đây chúng ta đề cập đến ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ của nhân vật trong đoạn trích trên như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
* Thảo luận nhóm:
- Giao nhiệm vụ: Chia lớp làm ba nhóm theo màu sắc. Mỗi nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Đánh giá kết quả.
* Nhóm 1: Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
- Em hiểu thế nào là yếu tố đối thoại?
- Chốt kiến thức
* Nhóm 2: Câu “Hà, nắng gớm, về nào ” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một đối thoại không? Vì sao? 
- Trong đoạn trích còn có những câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó?
- Em hiểu thế nào là độc thoại ?
- GV chốt ý.
* Nhóm 3: Những câu như : “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian bằng ấy tuổi đầu ” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?
- Độc thoại nội tâm là gì?
- Chốt kiến thức.
- Tác dụng của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
- GV dẫn dắt rồi chốt bài.
Sử dụng sơ đồ tư duy
- Giao nhiệm vụ: Hãy trình bày các hình thức của ngôn ngữ nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đánh giá kết quả.
Tiếp nhận: Đọc đoạn trích trên bảng phụ.
- Làng, Kim Lân
 Tự sự
- Nhân vật vì nhân vật là yếu tố trung tâm của văn tự sự.
- Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ.
- Tiếp nhận nhiệm vụ
- Thảo luận, trình bày.
- Có ít nhất hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau.
+ Dấu hiệu: có hai lời lượt thoại.
+ Hình thức: hai gạch đầu dòng.
- HS trả lời.
- Không phải là lời đối thoại, vì nội dung ông nói không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào (nói giữa trời), chẳng liên quan gì đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Sau câu nói to của ông cũng chẳng có ai đáp lại.
- Nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui--> Lời độc thoại.
- TL: “- Chúng bay ăn miếng cơm nhục nhã thế này !”
- HS trả lời.
- TL : Của ông Hai hỏi chính mình. Không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông. --> Tâm trạng dằn vặt, đau đớn.
+ Nghĩ thầm nên không gạch đầu dòng. --> Độc thoại nội tâm
- HS trả lời.
- Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với làng Chợ Dầu.
- Giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng nhân vật: dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu – cái làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện – của ông theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn. 
- Trả lời, bổ sung.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
1. Đối thoại:
- Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
- Có gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp.
2. Độc thoại:
- Là lời của một người nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
- Nói thành lời, có gạch đầu dòng.
3. Độc thoại nội tâm:
- Là lời của một người nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
- Không nói thành lời, không có gạch đầu dòng.
4. Tác dụng:
- Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật.
- Khắc họa được nội tâm của nhân vật.
C. Hoạt động luyện tập : (8’)
Mục đích : HS vận dụng kiến thức đã học trên để củng cố, khắc sâu kiển thức.
Phương pháp: Luyện tập và thực hành, vấn đáp.
Kĩ thuật: Động não, viết tích cực, giao nhiệm vụ.
Phương thức hoạt động: Cá nhân.
Phương tiện: sgk, sgv, bảng phụ.
Sản phẩm: Các bài tập học sinh đã làm.
Tổ chức hoạt động dạy
học của giáo viên
Dự kiến hoạt động học của HS và sản phẩm
Kiến thức trọng tâm
* Hướng dẫn luyện tập:
- Gọi HS đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- TL: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.
+ Có 3 lượt lời trao (lời bà Hai), nhưng chỉ có 2 lời đáp. 
- Này, thầy nó ạ.
(ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra ở trên giường không nói gì” ).
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
- Tôi thấy người ta đồn 
- Biết rồi !
=> Làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc. 
II. Luyện tập: 
1. Bài tập 1:
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.
D. Hoạt động vận dụng (8')
Mục đích: HS vận dụng để giải quyết tình huống.
Phương pháp: Đóng vai, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ.
Phương thức hoạt động: Nhóm.
Phương tiện: sgk, sgv, tltk
Sản phẩm: Các đoạn hội thoại có các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Tổ chức hoạt động dạyhọc của giáo viên
Dự kiến hoạt động học của HS và sản phẩm
 Kiến thức trọng tâm
- Giao nhiệm vụ: Gọi HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập. Chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một cuộc hội thoại có các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 
- GV treo đoạn văn mẫu:
An nói với Bình:
- Bình này, hôm nay có nhiều lớp tập nghi thức, sân trường vui thật!
Bình trả lời:
- Ừ. 
- Vui nhưng mà ồn ào quá.
(độc thoại)
Bình nghĩ kiểu này chắc mình khó tập trung học quá. (độc thoại nội tâm)
- Hướng dẫn, hỗ trợ 
- Nhận xét chung
Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Thực hiện trên lớp 
SP: Bài báo cáo kết quả (bài viết).
- Nhận xét 
2. Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2')
Mục đích: HS tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bài học.
Phương pháp: Luyện tập và thực hành.
Kĩ thuật: Động não, viết tích cực
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Phương tiện: sgk, tltk.
Sản phẩm: Các đoạn văn học sinh tìm tòi.
Tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên
Dự kiến hoạt động học của HS và sản phẩm
Kiến thức trọng tâm
- Giao nhiệm vụ:
Tìm các đoạn văn tự sự trong các tác phẩm văn học có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- HS về nhà làm BT
TL
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động cuả học sinh
Kiến thức
22’
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại.
- Em hiểu thế nào là hội thoại ?
GV nói sơ về khái niệm hội thoại. Nói đơn giản: Hội thoại là khi có hai người trở lên nói chuyện với nhau về một vấn đề nào đó. 
- Gọi HS đọc đoạn trích SGK, GV gợi mở:
? Trong đoạn hội thoại có mấy nhân vật?
? Quan hệ giữa các nhân vật là quan hệ gì? 
? Ai ở vai trên và ai ở vai dưới?
- Hai người ở hai vị trí giao tiếp khi tham gia hội thoại. Đó gọi là vai xã hội. Vậy vai xã hội là gì ?
- GV đưa ra một số ví dụ để giúp HS xác định vai xã hội.
+ Ra đường gặp cụ già em phải xưng hô thế nào ?
+ Cách xưng hô của em trong gia đình ?
+ Xưng hô của cô và trò ở lớp, giữa bạn bè với nhau.
+ Bạn bè mới gặp và bạn bè thân xưng hô như thế nào? (Có thể gợi ý tình huống)
- Gv chốt: Vai xã hội được xác định bằng những quan hệ xã hội như thế nào? 
- GV đưa ra tình huống về cách xưng hô giữa mẹ và con khi ở nhà và ở trường.
- GV cho HS thấy các mối quan hệ của vai xã hội vừa nêu ở trên. Em có nhận xét gì?
- GV quay trở lại với ví dụ ban đầu.
? Cách cư xử của bà cô có gì đáng chê trách? Xác định đúng vai chưa ? 
GV: Cách xử sự như thế vừa thiếu sự yêu thương của tình cô cháu lại vừa không đúng quan hệ trên dưới.
? Tìm những chi tiết cho thấy chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép? Vì sao Hồng phải làm như vậy?
? Theo em cách xưng hô nào phù hợp? 
? Em có nhận xét gì trong quá trình giao tiếp?
GV lồng ghép đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh
GV chốt lại kiến thức, dẫn dắt qua phần 2
Hoạt động 2:
Gọi Hs đọc và xác định yêu cầu đề bài tập 1.
Yêu cầu HS thực hiện bài tập .
Gv nhận xét và nhắc lại các chi tiết tiêu biểu thể hiện thái độ vừa khoan dung, vừa nghiêm khắc của tác giả.
- Gọi HS đọc bài tập 2.
Thảo luận nhóm: Chia lớp làm bốn nhóm, mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. Nhận xét.
?Xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.
- Tìm chi tiết cho thấy thái độ của ông giáo đối với lão Hạc.
- Tìm chi tiết nói lên thái độ của lão Hạc đối với ông giáo.
- Tìm chi tiết thể hiện sự không vui và giữ ý của lão Hạc? 
GV nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn bài tập 3 cho HS về nhà thực hiện.
Hội thoại là quá trình con người tham gia vào việc giao tiếp với người khác 
- Hai nhân vật: bà cô và chú bé Hồng.
- Quan hệ gia đình.
- Bà cô: vai trên, chú bé Hồng: vai dưới.
- HS trả lời
- Ông – cháu
- Đối với cha, mẹ, anh, chị, em
- Đối với thầy cô, bạn bè.
- HS đóng vai
- Quan hệ trên dưới hay ngang hàng
- Quan hệ thân - sơ
- Đa dạng
- Cư xử chưa đúng mực, không phù hợp với quan hệ ruột thịt. Xác định chưa đúng vai.
- Cúi đầu không đáp, im lặng cuối đầu xuống đất...
- Thể hiện sự lễ phép. Giữ đúng vai của mình.
- Của chú bé Hồng.
- HS trả lời
- Chỉ ra các chi tiết cho thấy thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của tác giả trong văn bản “ hịch tướng sĩ”
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc nhóm.
- Trình bày.
- Nhận xét.
I. Vai xã hội trong hội thoại:
1. Ví dụ: (sgk, trang 92,93)
2. Bài học:
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội :
+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).
+ Quan hệ thân – sơ. 
- Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.
- Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
III/ Luyện tập :
 Bài tập 1 :
- Sự khoan dung :
+ Huống gì ta cùng các ngươi...
+ Không có ăn thì ta cho...
- Sự nghiêm khắc : không biết lo, không biết thẹn, không biết nhục..., lúc bấy giờ...
Bài tập 2 :
a- Vai xã hội của các nhân vật:
- Địa vị xã hội : ông giáo là người có học (vai trên), lão Hạc là người nông dân (vai dưới).
-Tuổi tác : Lão Hạc lớn tuổi ( vai trên), còn ông giáo nhỏ tuổi hơn (vai dưới).
b- Ông giáo nói bằng lời lẽ ôn tồn gọi bằng “cụ”, xưng gộp “ông con mình” ; chi tiết : nắm lấy vai, mời.
c- Gọi “ông giáo”, dùng từ “dạy”, “chúng mình” 
- Ông cười đưa đà, cười gượng, từ chối việc ăn khoai.
 4. Củng cố : (2’) Sơ đồ tư duy về vai xã hội trong hội thoại. 
HỘI THOẠI
VAI XÃ HỘI
Vị trí của người tham gia hội thoại với người khác trong cuộc thoại
Quan hệ trên dưới hay ngang hàng
Quan hệ thân sơ
Theo thứ bậc trong gia đình và xã hội, tuổi tác.
Theo mức độ quen biết, thân tình.
GV chốt thêm: Qua bài học chúng ta cũng đã xác định được:
- Vai xã hội, thái độ của một người với người đối thoại trong văn bản cụ thể. (bài tập 1)
- Vai xã hội, thái độ của người đối thoại trong một cuộc thoại qua một đoạn truyện đã học hoặc qua một tình huống có thực trong đời sống. (bài tập 2)
5. Dặn dò: (1’)
- Hoàn thành tất cả các bài tập vào vở, làm bài tập số 3.
- Tập dùng câu cho đúng vai xã hội trong giao tiếp.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
+ Ôn lại kiến thức cũ thế nào là văn nghị luận ?
+ Yếu tố biểu cảm thể hiện như thế nào trong văn nghị luận ?
IV/ Rút kinh nghiệm bổ sung:	
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_107_hoi_thoai_nam_hoc_2018_2019_t.doc