Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Năm học 2018-2019

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Vai trò của sự kiện trong văn bản tự sự. Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự. Xác định được sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.

3. Thái độ:

- Nâng cao ý thức giữ gìn và yêu tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

 GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Tự sự là gì? Nêu mục đích, ý nghĩa của phương thức tự sự?

3. Bài mới:

Hoạt động: Khởi động (1 phút)

 GV : Tiết học trước các em đã tìm hiểu thế nào là phương thức tự sự. Vậy tự sự đòi hỏi phải có sự việc và nhân vật. Nhân vật và sự việc trong văn tự sự có dặc điểm gì. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 4 trang tuelam477 3820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 31/8/2018
Ngày thực hiện : 6A: /8/2018 6B: /8/2018
Tiết 11. Tập làm văn: 
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Vai trò của sự kiện trong văn bản tự sự. Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự. Xác định được sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức giữ gìn và yêu tiếng Việt. 
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
 	GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Tự sự là gì? Nêu mục đích, ý nghĩa của phương thức tự sự?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
 	GV : Tiết học trước các em đã tìm hiểu thế nào là phương thức tự sự. Vậy tự sự đòi hỏi phải có sự việc và nhân vật. Nhân vật và sự việc trong văn tự sự có dặc điểm gì. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự (23 ph)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- HS: Đọc mục (1) trong (SGK/37)
- GV tổ chức cho HS hđ cặp đôi bằng phiếu học tập.
- Câu hỏi thảo luận: 
- Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào vằ sự việc kết thúc truyện?
1. Vua Hùng kến rể.
2. ST – TT đến cầu hôn.
3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
4. ST đến trước, được vợ.
5. TT đến sau, tức giận dâng nước đánh ST.
6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng TT thua, rút quân về.
7. Hàng năm TT lại dâng nước đánh ST, nhưng đều thua.
- GV đảo trật tự các sự việc trên bảng phụ
H: Nếu đảo thứ tự các sự việc theo trình tự trên nội dung câu chuyện có thể bị ảnh hưởng không? Vì sao?
- Không thể đổi chỗ các sự việc
- Chuỗi các sự việc sắp xếp theo trật tự trước - sau. Cái trước là nguyên nhân của cái sau. Cái sau là kết quả của cái trước và lại là nguyên nhân của cái sau nữa. Cứ thế cho đến hết truyện
 - GV: Trong văn bản tự sự, các sự việc có mối quan hệ chặt chẽ, không thể đảo lộn dù một sự việc trong hệ thống, lập tức cốt truyện bị ảnh hưởng hoặc thậm chí bị phá vỡ
- GV chỉ ra 6 yếu tố trong văn tự sự (mục b.1/ SGK/37)
1. Do ai làm? (Nhân vật)
2. Xảy ra ở đâu (Không gian, địa điểm)
3. Xảy ra vào lúc nào (Thời gian)
4. Vì sao lại xảy ra (Nguyên nhân)
5. Xảy ra như thế nào? (Diễn biến, quá trình)
6. Kết quả
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm (3 phút)
- Yêu cầu:
Hãy chỉ ra 6 yếu tố đó trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh? 
- Đáp án:
H: Có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không?
- Không thể bỏ yếu tố thời gian và địa điểm được, vì nếu vậy, cốt truyện sẽ không rõ ràng, người đọc (người nghe) sẽ nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện thiếu sức thuyết phục.
H: Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không ?
- Việc giới thiệu ST có tài là cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi được với Thuỷ Tinh. 
H: Nếu bỏ việc Vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không ?
- Không - vì không có lí do để 2 thần thi tài.
H: Việc Thủy Tinh nổi giận có lí không? Vì sao?
- Hợp lí vì Thủy Tinh cũng rất tài, lí do Thủy Tinh thua cuộc bởi chính sự ưu ái của vua Hùng dành cho Sơn Tin nên Thủy Tinh nổi giận là điều dễ hiểu
H: Nếu bỏ đi một trong các nội dung trên, câu chuyện có bị ảnh hưởng không?
- Không thể bỏ một trong những nội dung trên vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung câu chuyện
- GV: Sự việc và chi tiết trong văn bản tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt
H: Sự việc nào khiến chúng ta nhận ra sự ưu ái của vua Hùng dành cho Sơn Tinh?
H: Việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh có ý nghĩa gì ?
 - Con người khắc phục, vượt qua lũ lụt, đắp đê thắng lợi.
H: Có thể để Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao?
- Không, vì như vậy con người sẽ thất bại, bị tiêu diệt.
H: Có thể xóa bỏ sự việc “ Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước .” được không? Vì sao?
- Không, vì đó là hiện tượng xảy ra hàng năm ở nước ta, đó là quy luật thiên nhiên ở xứ này.` 
H: Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể và sắp xếp ntn?
Hs đọc ghi nhớ
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
1. Sự việc trong văn tự sự 
a, Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Sự việc khởi đầu: (1)
- Sự việc phát triển: (2), (3), (4)
- Sự việc cao trào: (5), (6)
- Sự việc kết thúc: (7)
b, Sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
1. Hùng Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh.
2. Ở Phong Châu, đất của vua Hùng.
3. Thời gian xảy ra: Thời Vua Hùng.
4. Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng của TT.
5. Diễn biến: Những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hằng năm.
6. Kết quả: TT thua nhưng không cam chịu. Hằng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra. 
=> Không thể bỏ một trong những sự việc, yếu tố trong truyện
* Ghi nhớ 1 / SGK 38
Hoạt động 2. Luyện tập (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*HS hđ cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS: Đọc yêu cầu bài tập 
- HS trình bày bài tập.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá cho điểm khuyến khích.
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
- Vua Hùng: Kén rể, mời các Lạc Hầu bàn bạc, thách cưới gả Mị Nương cho Sơn Tinh.
- Mị Nương: theo chồng về núi.
- Sơn Tinh: Đến cầu hôn đem sính lễ đến trước, rước Mị Nương về núi, dùng phép đánh nhau với Thủy Tinh mấy tháng trời, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ.
- Thủy Tinh: Mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, lũ lụt để trả thù.
4. Củng cố
- Nêu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học nội dung ghi nhớ; Làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Soạn tiếp phần còn lại 
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_11_su_viec_va_nhan_vat_trong_van.doc