Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 121-123 - Năm học 2017-2018

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 121-123 - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.

- Nhớ được nội dung cơ bản

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1/ Giáo viên :

- SGK, sách GV,

- Giáo án.

2/ Học sinh :

- Tập, sách giáo khoa, bài soạn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

- Nhận xét cách lập luận của nhà văn Erenbua khi bàn về lòng yêu nước của người Nga ?

- Kiêm tra sự chuẩn bị của HS

 

doc 12 trang Hà Thu 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 121-123 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/4/2018	Tuần 31
Ngày dạy:	Tiết 121
Tên bài dạy:	 TRẢ BÀI KIỂM TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Khắc sâu kiến thức về các văn bản đã học
- Rèn luyện kỹ năng viết tập làm văn tả người
- Khắc phục tình trạng sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- SGK, giáo án, bảng phụ, bài kiểm tra
2/ Học sinh :
- Tập, sách giáo khoa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Trả bài kiểm tra
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò	 Ghi bảng
- Yêu cầu HS nhắc lại dề bài kiểm tra.
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý
? Đề yêu cầu chúng ta làm gì.
? Đối tượng miêu tả trong hai đề này.
Hướng dẫn HS tìm hiểu dàn ý
- Lần lượt treo dàn ý của hai đề lên bảng
- Yêu cầu HS chú ý lên bảng 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu dàn ý của 2 đề 
Nhận xét ưu khuyết điểm bài làm của HS
- Nêu gương những bài có điểm cao
- Nêu và nhấn mạnh những lỗi HS thường mắc phải
- cá nhân nhắc lại đề đã cho và đã làm
- Cá nhân trả lời
- Chép vào tập
- Tập thể chú ý lên bảng
- Theo dõi trên bảng
- Đối chiếu bài làm của bản thân với dàn bài nêu trên bảng
- Theo dõi trên bảng
- Rút kinh nghiệm cho những bài làm sau
1. Đề:
- Đề: Em hãy viết bài văn tả lại hình ảnh của ông em.
2. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Văn miêu tả người
- Đối tượng miêu tả về ông
- Miêu tả người trong tư thế hoạt động
- Tình cảm của em đối với ông
3. Dàn ý: Áp dụng cho 2 đề:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về hình ảnh, tuổi tác của ông nội ( ngoại) em.
- Thân bài:
+ Miêu tả chi tiết về ngoại hình ( Chú ý: dáng người khom, tóc bạc, da nhăn, )
+ Miêu tả về cử chỉ, chân đi với gậy, trên khuôn mặt hiện lên những tình cảm thật nòng hậu, 
+ Miêu tả về hành động: Ông thường chăm sóc hoa kiểng, hàng ngày tưới nước cho cây. Ông thường hay kể chuyện cho em nghe, dạy em cách làm người.
+ Lời nói run run nhưng em vẫn thấy tình cảm ấm áp từ ông 
- Kết bài: Tình cảm yêu mến, tôn kính của em đối với ông 
4. Nhận xét ưu khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bố cục rõ ràng về nội dung và hình thức
+ Đúng thể loại văn miêu tả
+ Có những chi tiết nổi bật về nhân vật được tả
+ Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
- Khuyết điểm:
+ Bố cục không rõ ràng
+ Chưa đúng thể loạichưa có chi tiết miêu tả
+ Mắc nhiều lỗi chính tả
3. Củng cố:
- Thế nào là văn miêu tả?
- Bố cục của bài văn miêu tả?
4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem trước bài mới: “Ôn tập truyện và ký”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 01/4/2018	Tuần 31
Ngày dạy:	Tiết 123
Tên bài dạy:	ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.
- Nhớ được nội dung cơ bản 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- SGK, sách GV, 
- Giáo án.
2/ Học sinh :
- Tập, sách giáo khoa, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét cách lập luận của nhà văn Erenbua khi bàn về lòng yêu nước của người Nga ?
- Kiêm tra sự chuẩn bị của HS
3/Bài mới:
Hoạt động 1 : HD HS ôn tập về nội dung cơ bản của các truyện và kí.
- Yêu cầu HS nhắc lại tên và thể loại của các tác phẩm hoặc đoạn trích truyện, ký hiện đại
- Lập bảng theo mẫu trong SGK ( Thực hiện trên bảng đen)
Hoạt động 1 : Ôn tập về nội dung cơ bản của các truyện và kí.
- Nhớ nhắc lại tên và thể loại của các tác phẩm hoặc đoạn trích truyện ký hiện đại từ bài 18 đến bài 22 và từ bài 25 đến 27
- Lập bảng vào vở, cùng thầy xây dựng nội dung và điền vào bảng
1. Những nội dung cơ bản của các truyện và kí.
STT
Tên Tác Phẩm
(đoạn trích)
Tác Giả
Thể Loại
Tóm tắt nội dung
1
Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện 
(đoạn trích)
Dế Mèn có vẻ đẹp của một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng tính tình xốc nổi kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế choắt và Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau ( Đất rừng Phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn
 Cảnh quang độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập trù phú họp ngay trên sông.
3 
Bức tranh của em gái tôi.
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng hội họa, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái, sự tự ti của mình.
4
Vượt Thác ( Quê Nội)
Võ Quảng
Truyện (đoạn trích)
Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước ở hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
5
Cô Tô 
Nguyễn Tuân
kí
Vẻ đẹp tươi sáng phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và nét sinh hoạt của người dân trên biển.
6
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Kí 
 Cây tre là người bạn gần gũi thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre trở thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
7
Lao xao
Duy Khán
Hồi kí tự truyện (đoạn trích)
Miêu tả các loại chim ở đồng quê, qua đó biểu lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hóa dân gian.
* Hoạt động 2: HD HS ôn tập đặc điểm của truyện và ký
- Nêu đặc điểm của truyện và ký?
- Gọi nhóm khác nhận xét câu trả lời của bạn
- Nhận xét và lưu ý một số đặc điểm quan trọng.
* Hoạt động 3: HD HS cảm nhận đất nước, con người qua các truyện ký đã học 
- Nêu yêu cầu câu 3 trong SGK
- Nhận xét, đánh giá
- Rút ra nội dung chính
* Hoạt động 4: HD HS có cảm nhận đối với nhân vật trong truyện 
- Nêu câu hỏi trong SGK
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
- Nhấn mạnh những nội dung chính trong ghi nhớ
* Hoạt động 2: ôn tập đặc điểm của truyện và ký
- Thảo luận, đại diện nhóm phát biểu
- Theo dõi và chép một số đặc điểm quan trọng vào tập
* Hoạt động 3: Cảm nhận đất nước, con người qua các truyện ký đã học 
- Thảo luận, đại diện nhóm phát biểu ý kiến
- Theo dõi và ghi chép vào vở
* Hoạt động 4: cảm nhận đối với nhân vật trong truyện 
- Cá nhân suy nghĩ, phát biểu những cảm nghĩ của mình
- Đọc ghi nhớ trong SGK
- Lưu ý những nội dung chính, học ở nhà
2. Đặc điểm của truyện và ký
- Truyện và phần lớn các thể kí đều thuộc loại tự sự.
+ Truyện phần lớn dựa vào sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận đánh giá của tác giả.
+ Kí lại kể về những gì có thực đã từng xãy ra .
+ Truyện thường có cốt truyện, nhân vật.
+ Kí không có cốt truyện, có khi không có nhân vật.
3. Những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết mới về đất nước, con người qua các truyện ký đã học:
- Cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên, đất nước, con người ở nhiều vùng, miền khác nhau
- Cùng với cảnh sắc thiên nhiên của đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ.
 4. Cảm nghĩ về nhân vật thích và nhớ nhất trong truyện:
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
- Có bao nhiêu thể loại truyện, ký đã học? Hãy kể tên?
- Nêu nội dung của một vài truyên, ký đã học?
- Nêu đặc điểm của thể loại truyện, ký đã học?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ và phần nội dung 
- Chuẩn bị bài Câu trần thuật đơn không có từ là.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 04 /4 /2018	Tuần 31
	Tiết 124
Tên bài dạy:	CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ “LÀ”
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”
- Nắm được tác dụng của kiểu câu này.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- SGK, sách GV, giáo án.
- Bảng phụ
2/ Học sinh :
- SGK, tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là . ? cho ví dụ ?
- Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có rừ là ?
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
	Cho ví dụ về câu đơn có từ “là” và không có từ “là” " bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là.
- GV treo bảng phụ ghi VD.
? Xác định chử ngữ, vị ngữ có trong các VD trên?
? Vị ngữ của câu do những từ, cụm từ nào tạo thành.
? Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp điền vào vị ngữ của các câu trên : Không, không phải ; chưa, chưa phải.
? Khi thêm những từ phủ định này vào thì câu biến đổi ra sao ? (gợi ý : Câu biểu thị ý nghĩa gì ?
Mời học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu câu miêu tả và câu tồn tại.
- Giáo viên treo bảng phụ, 
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu ở trên ?
- Mời HS đọc VD2/119 SGK.
? Chọn và điền một trong hai câu (a, b) ở VD1 vào chổ trống ở VD2 (thảo luận).
? Vì sao em chọn câu này để điền ? 
? Câu (a) là loại câu đơn biểu thị ý gì ?
? Câu (b) là loại câu đơn biểu thị ý gì ?
? Thế nào là câu miêu tả ?
? Thế nào là câu tồn tại ?
Mời học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 4 : Luyện tập
- Giáo viên treo bảng phụ BT1/120 SGK.
- Mời học sinh đọc. Xác định yêu cầu đề BT1/120
a) Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn : câu miêu tả. 
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng / mái đình, mái 
 CN VN
chùa cổ Kính : Câu tồn tại
Dưới bóng tre xanh, ta / gìn 
 CN
giữ một nền văn hóa lâu đời 
 VN
: Câu miêu tả 
b) Bên hàng xóm tôi / co / 
 VN
cái hang của Dế Choắt : câu 
 CN
tồn tại 
Dế Choắt / là tên tôi đã đặt 
 CN VN
cho nó một cách chế giễu và trịch thượng đế : câu miêu tả
c) Dưới gốc tre, tua tủa / 
 CN
những mầm măng : câu tồn
 VN
 tại 
Măng / trồi lên nhọn hoắt 
 CN VN
như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy
 BT2/ 120 :
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Mỗi HS đọc VD.
Cá nhân 
Cá nhân 
Học sinh điền
" Phủ định 
Học sinh đọc ghi nhớ. 
- Học sinh đọc VD.
Cá nhân 
Cá nhân đọc
Học sinh thảo luận .
Cá nhân 
Cá nhân.
Cá nhân 
Cá nhân.
Học sinh đọc luyện tập
- Cá nhân lên bảng làm
- Cá nhân lên bảng làm
- Cá nhân lên bảng làm
Học sinh tự luyện tập
I. Đặc điểm của câu đơn không có từ là :
1/ Tìm hiểu :
VD : a) Phú ông / mừmg lắm.
 CN VN
b) Chúng tôi / tụ hội ở góc sân
 CN VN.
" Câu trần thuật đơn không có từ là.
2/ Ghi nhớ. SGK/119
II. Câu miêu tả và câu tồn tại :
1/ Tìm hiểu :
Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / 
 TN CN 
tiến lại.
 VN
" Câu miêu tả
Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé 
 TN VN CN
Con
" Câu tồn tại .
2/ Ghi nhớ :
III. Luyện tập :
1. BT1/120 SGK :
a)Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp 
 CN
thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính
 VN
"Câu tồn tại 
Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, 
 CN VN
xóm, thôn.
" Câu miêu tả.
Duới bóng tre xanh, ta / gìn giữ một 
 CN VN
nền văn hóa lau đời.
" Câu miêu tả.
b)Bên hàng xóm tôi / co / cái hang 
 CN VN
của Dế Choắt.
" Câu tồn tại 
Dế Choắt / là tên tôi đặt cho nó một 
 CN VN
cách chế giễu và trịch thượng đế.
" Câu miêu tả.
Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm 
 CN VN
măng.
" Câu tồn tại 
Măng/ trồi lên nhọn hoắt như một mũi 
 CN VN
gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.
" Câu miêu tả.
2. BT2/120/SGK.
4. Củng cố:
- Nêu đặc ddiemr của câu trần thuật đơn không có từ là?
- Thế nào là câu miêu tả và câu tồn tại?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài 
- Chuẩn bị bài mới: “ Ôn tập văn miêu tả” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 01/4/2018	Tuần 31
	Tiết 124
Tên bài dạy:	ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.
- Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự
- Thông qua các bài tập, tự rút ra những điểm cần ghi nhớ chung cho cả bài văn tả cảnh và văn tả người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- SGK, sách GV.
- Giáo án 
2/ Học sinh
- Tập, sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2 Kiểm tra bài cũ 
- Muốn tả cảnh chúng ta cần phải làm gì ? Bố cục của bài văn tả cảnh gồm mấy phần. Nêu nhiệm vụ từng phần ?
- Muốn tả người chúng ta cần phải làm gì ? Bố cục của bài văn tả người gồm mấy phần. Nêu nhiệm vụ của từng phần.?
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
	Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về văn miêu tả.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Một số yêu cầu trong văn miêu tả.
? Học sinh đọc BT1 SGK/120.
? Đối với đoạn văn của Nguyễn Tuân, người ta cho rằng đây là một đoạn văn hay và độc đáo. Theo em, nó hay và độc đáo ở chổ nào?
? Trong đoạn văn ý nào thể hiện rõ tình cảm và thái độ của người tả đối với đối tuợng được tả ?
- Học sinh đọc BT2/ 120.
- Học sinh nhắc lại bố cục của bài văn.
Lập dàn ý quang cảnh đầm sen đang mùa hoa nở. 
? mở bài em sẽ giới thiệu gì?
? Phần thân bài chúng em sẽ tả những hình ảnh nào, chi tiết nào nổi bật ?
? Em tả theo thứ tự nào ?
? Phần kết bài em nêu vấn đề gì ?
- Nêu yêu cầu bài tập 4
- Chọn ra 2 đoạn văn miêu tả và tự sự trong hai tác phẩm đã học
- Căn cứ vào đâu mà em nhận ra đó là văn miêu tả hay văn tự sự?
? Em hãy cho biết để có một số đoạn văn hay, độc đáo thì cần có những yêu cầu gì ?
* Hoạt động 3 : Yêu cầu đối với người viết văn miêu tả.
- Em hãy cho biết những yêu cầu đối với người viết văn miêu tả?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Cá nhân đọc
Lựa chọn, chi tiết, hình ảnh đặc sắc : chân trời, ngấn bể, mặt trời
Liên tưởng so sánh rất độc đáo : mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng . Quả trứng đặt lên mâm bạc y như một mâm lể phẩm .
Sử dụng vốn từ độc đáo, mới lạ : tròn trĩnh phúc hậu, hồng hào, thâm thẩm - đường bệ – màu ngọc trai nước biển ửng hồng 
- “Y như một mâm lể phẩm tiếng ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ muôn thở biển đông”
- Cá nhân đọc
- Cá nhân 
Dàn bài .
1/ Mở bài : giới thiệu đầm sen đang trong mùa ho nở. 
2/ Thân bài :
a) Tả bao quát :
- đầm sen rộng bao nhiêu ?
- nhìn chung hoa nở như thế nào ? mùa sắc ra sao ?
? Quanh cảnh xung quanh.
b) Có những loại sen nào ? màu gì ?
- Lá sen to cở nào ? (hình dáng, màu sắc).
- Cuồng hoa, bông qua nở. Hương thơm .
- Mặt nước khi có gió lạnh thổi qua 
- Bày tỏ cảm xúc.
3/ Kết bài.
Cảm nghĩ của em về quang cảnh ấy.
- Tự chọn
- Cá nhân 
- Cá nhân 
- Cá nhân 
- Cá nhân đọc 
I. Một số yêu cầu trong văn miêu tả.
1. Tìm hiểu bài tập 1:
- Lựa chọn, chi tiết, hình ảnh đặc sắc : chân trời, ngấn bể, mặt trời
+ Liên tưởng so sánh rất độc đáo 
+Sử dụng vốn từ độc đáo, mới lạ
2. Tìm hiểu bài tập 2:
Dàn bài .
1/ Mở bài : giới thiệu đầm sen đang trong mùa ho nở. 
2/ Thân bài :
a) Tả bao quát :
- đầm sen rộng bao nhiêu ?
- nhìn chung hoa nở như thế nào ? mùa sắc ra sao ?
? Quanh cảnh xung quanh.
b) Có những loại sen nào ? màu gì ?
- Lá sen to cở nào ? (hình dáng, màu sắc).
- Cuồng hoa, bông qua nở. Hương thơm .
- Mặt nước khi có gió lạnh thổi qua 
- Bày tỏ cảm xúc.
3/ Kết bài.
Cảm nghĩ của em về quang cảnh ấy.
3.Tìm hiểu bài tập 4:
- Hành động kể thường trả lời các câu hỏi: Kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó diến ra như thế nào? Ở đâu? Kết quả thế nào?...
- Hành động tả thường trả lời các câu hỏi: Tả về cái gì? Tả về ai? Cảnh ( ngươì) đó như thế nào? Có gì đặc sắc, nổi bật?...
→ Những yêu cầu:
- Lựa chọn các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, cụ thể .
- Có sự liên tưởng, nhận xét, so sánh độc đáo.
- Có vốn ngôn ngữ phong phú, diễn đạt cảnh vật một cách sinh động, sắc sảo.
- Thể hiện tình cảm, thái độ của người tả đối với đối tượng được tả.
II. Yêu cầu đối với người viết văn miêu tả.
Vận dụng một số kỹ năng cơ bản : Quan sát, tưởng tượng, so sánh, lựa chọn hình ảnh và trình bày các hình ảnh đó theo một thứ tự nhất định.
*Ghi nhớ.
SGK.121
4. Củng cố:
- Hãy nhắc lại một lần nữa khái niệm về văn miêu tả?.
- Bố cục của bài văn miêu tả?.
- Chuẩn bị bài “ Chữa lỗi về chủ ngư và vị ngữ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 31, ngày tháng 4 năm 2018
Ký, duyệt của Tổ trưởng
VŨ THỊ ÁNH HỒNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_121_123_nam_hoc_2017_2018.doc