Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Hướng dẫn HS

- Yêu cầu đề tự sự. Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự. Bố cục của bài văn tự sự. Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.

2. Kĩ năng:

- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được bài văn tự sự.

3. Thái độ:

- Xác định đúng yêu cầu của đề và ý thức viết đúng bài văn tự sự.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực tư duy, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ tự nhận thức, giải quyết vấn đề

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút):

- Em hãy nêu dàn bài của bài văn tự sự?

3. Bài mới:

Hoạt động: Khởi động (1 phút)

GV: Trước khi bắt tay vào viết bài văn tự sự ta cần phải có những thao tác gì? Làm thế nào để viết được bài văn tự sự đúng và hay. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.

 

doc 3 trang tuelam477 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 12/9/2018
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 16. Tập làm văn:
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Hướng dẫn HS
- Yêu cầu đề tự sự. Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự. Bố cục của bài văn tự sự. Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Xác định đúng yêu cầu của đề và ý thức viết đúng bài văn tự sự.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực tư duy, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ tự nhận thức, giải quyết vấn đề
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B..........................6C........................
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): 
- Em hãy nêu dàn bài của bài văn tự sự?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
GV: Trước khi bắt tay vào viết bài văn tự sự ta cần phải có những thao tác gì? Làm thế nào để viết được bài văn tự sự đúng và hay. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động 1. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài /Sgk(47).
H: Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những từ ngữ nào trong đề cho em biết điều đó?
 H: Em hiểu “Câu chuyện em thích” là chuyện ntn?
- Chuyện bản thân em rõ nhất, thấy thú vị, có ý nghĩa mà không lệ thuộc vào người khác.
H: Em hiểu thế nào là lời văn của em?
 - Là lời kể theo cách diễn đạt của em, không được sao chép một văn bản có sẵn.
H: Các đề 3, 4, 5, 6 có điểm gì khác so với đề 1? Các đề đó có phải là đề tự sự không?
 - Không có từ “ kể”
- Nhưng vẫn là tự sự vì vẫn có yêu cầu, có sự việc, có nhân vật.
H: Hãy tìm các từ trọng tâm trong mỗi đề? Yêu cầu đề làm nổi bật điểm gì?
* Đề 2: 
- Người bạn tốt: người bạn luôn bênh vực, giúp đỡ em trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày
* Đề 3: 
- Kỉ niệm- Phải kể sự việc đáng nhớ, có ý nghĩa.
- Thời thơ ấu: Lúc nhỏ - Thời quá khứ đã qua.
*Đề 4: Ngày sinh nhật em - Phải là ngày đáng nhớ nhất, nó khác với những ngày khác của em (nghĩa là ngày này đặc biệt, vô cùng có ý nghĩa và quan trọng trong cuộc đời em).
* Đề 5: 
- Quê em: Nơi thân thiết, nơi em sinh ra và lớn lên ở đó, có rất nhiều kỉ niệm.
- Đổi mới: kể những sự thay đổi, khác hơn trước, tốt hơn trước.
* Đề 6: Em đã lớn rồi: Lớn về hình dáng, tính nết, cách ứng xử khác với trước.
H: Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về kể sự việc; đề nào nghiêng về tường thuật?
H: Muốn xác định được các yêu cầu trên em cần dựa vào đâu?
- Phải bám vào lời văn của đề.
* GV giảng: Tất cả các thao tác ta vừa làm: đọc, gạch chân các từ trọng tâm, xác định yêu cầu về nội dung của đề; phạm vi yêu cầu của đề là ta đã thực hiện bước tìm hiểu đề.
H: Vậy, em hiểu thế nào là tìm hiểu đề trong bài văn tự sự?
- HS đọc chấm thứ nhất của ghi nhớ
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân
- GV gọi HS đọc đề.
- HS nêu lại các nội dung đã tìm hiểu đề ở mục 1
Thảo luận nhóm
H: Em dự định kể chuyện nào trong số các truyền thuyết đã học? Em dự định kể về nhân vật nào? Sự việc chính nào? Em chọn kể chuyện đó nhằm thể hiện chủ đề gì?
* Câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”
- Nhân vật chính: Lạc Long Quân; Âu Cơ
- Sự việc chính: Việt kết hôn, việc sinh nở kì lạ và việc chia đàn con để đi cai quản các phương.
- Chủ đề: Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
* Câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm”:
- Nhân vật chính: Lê Lợi; lê Thận
- Sự việc chính: Sự việc nhận và trả gươm
- Chủ đề: Tính chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn ở đầu thế kỷ XV. Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc
H: Chúng ta vừa thực hiện bước lập ý trong bài văn tự sự. Vậy lập ý trong văn tự sự nghĩa là ntn?
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề(Chủ đề, nhân vật chính, sự việc chính)
- HS đọc chấm thứ hai của ghi nhớ
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 
1. Đề văn tự sự
* Tìm hiểu các đề bài/ SGK(47)
- Đề 1
+ Thể loại: Tự sự (Kể chuyện)
+Nội dung: Câu chuyện em thích
+ Ngôn ngữ: Lời văn của em
- Các đề 3,4,5,6 không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì đề yêu cầu có chuyện, có việc.
- Định hướng tự sự trong các đề 
+ Kể người: Đề 2,6
+ Kể việc: Đề 3,4,5
+ Tường thuật: Đề 1
2. Cách làm bài văn tự sự:
Đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. 
a. Tìm hiểu đề:
b. Lập ý: 
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học. HS đọc lại hai nội dung ghi nhớ
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ - chấm 1,2- SGK- tr 48. 
- Đọc kĩ truyện “ Thánh Gióng” giờ sau lập dàn ý và tập viết bài.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_16_tim_hieu_de_va_cach_lam_bai_va.doc