Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 2: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt - Năm học 2019-2020
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức. Giúp học sinh:
- Hiểu về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt; từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt được: từ và tiếng; từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức vận dụng từ đúng trong giao tiếp.
- Có ý thức trau dồi ngôn ngữ dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác khi làm việc theo nhóm
- Năng lực quản lý bản thân khi tìm hiểu nội dung bài học.
B. CHUẨN BỊ
GV: Soạn bài; bảng phụ ghi ví dụ và bài tập
HS: Đọc lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A.6B. 6C.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể tóm tắt truyện con Rồng cháu Tiên và nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động(1 phút)
Hằng ngày chúng ta giao tiếp bằng cách nào?
Lời nói, cử chỉ, ánh mắt.
Theo em phương tiện giao tiếp nào được dùng phổ biến?
Ngôn ngữ là loại phương tiện rất quan trọng được dùng phổ biến trong giao tiếp. Vậy ngôn ngữ được cấu tạo từ những yếu tố nào thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Ngày xây dựng kế hoạch: 15/8/2019 Ngày thực hiện: 6A:.............. 6B:............... 6C..............: Tiết 2. Tiếng Việt: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Hiểu về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt; từ đơn, từ phức, các loại từ phức. - Đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt được: từ và tiếng; từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy. - Phân tích cấu tạo của từ. 3. Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh ý thức vận dụng từ đúng trong giao tiếp. - Có ý thức trau dồi ngôn ngữ dân tộc. 4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh - Năng lực hợp tác khi làm việc theo nhóm - Năng lực quản lý bản thân khi tìm hiểu nội dung bài học. B. CHUẨN BỊ GV: Soạn bài; bảng phụ ghi ví dụ và bài tập HS: Đọc lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học. C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Rèn kĩ năng trao đổi, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 6A...........................6B.................. 6C.................... 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy kể tóm tắt truyện con Rồng cháu Tiên và nêu ý nghĩa của truyện? 3. Bài mới: Hoạt động: Khởi động(1 phút) Hằng ngày chúng ta giao tiếp bằng cách nào? Lời nói, cử chỉ, ánh mắt.... Theo em phương tiện giao tiếp nào được dùng phổ biến? Ngôn ngữ là loại phương tiện rất quan trọng được dùng phổ biến trong giao tiếp. Vậy ngôn ngữ được cấu tạo từ những yếu tố nào thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 1. Từ là gì (7phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS theo dõi SGK (13). Gọi 1 HS đọc bài tập 1 - GV ghi bảng phụ câu Thần /dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/,chăn nuôi/và/ cách/ ăn ở. H: Ở câu văn trên, khi đọc em thấy gồm bao nhiêu tiếng? Các tiếng ấy thuộc về mấy từ? - Trong câu văn trên tại sao tiếng “thần” được coi là một từ, còn tiếng “trồng”“trọt””ăn” “ở” không được coi là một từ? H: Vậy khi nào một tiếng được coi là một từ? - Khi một tiếng có nghĩa, có khả năng đứng độc lập (Không cần kết hợp với tiếng khác) được dùng để tạo câu thì được coi như một từ. H: 9 từ trong VD trên kết hợp với nhau có tác dụng gì? - Tạo ra một câu văn hoàn chỉnh (Có đủ chủ ngữ, vị ngữ), diễn đạt được một ý trọn vẹn . H: Vậy từ là gì? Chức năng chính của từ là gì? * Thảo luận (chỉ dành cho lớp 6A): Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau về cấu tạo, chức năng? - HS trao đổi thảo luận-> Trình bày - GV nhận xét, bổ sung. Nội dung so sánh Tiếng Từ Cấu tạo Tồn tại bằng một chữ Tồn tại bằng một chữ viết hoặc hơn một chữ viết Ý nghĩa Có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa Có nghĩa Chức năng Cấu tạo nên từ Cấu tạo nên câu - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ. H: Chỉ ra số tiếng trong các từ sau: Hợp tác xã; Nhí nha nhí nhảnh, chủ nghĩa xã hội? - Hợp tác xã: một từ gồm 3 tiếng - Nhí nha nhí nhảnh: Một từ gồm 4 tiếng - Chủ nghĩa xã hội: Một từ gồm 4 tiếng. * GV chốt chuyển ý sang mục II: từ đơn và từ phức. I. Từ là gì? 1. Bài tập (13) - Câu văn trên có 12 tiếng, gồm 9 từ - Tiếng là đơn vị nhỏ nhất dùng để cấu tạo nên từ. - Từ là đơn vị nhỏ nhất, dùng để tạo nên câu. 2. Ghi nhớ: SGK/13 Hoạt động 2. Từ đơn và từ phức (15 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS đọc bài tập - GV treo bảng phân loại trống. H: Em hãy điền các từ trong bài tập vào bảng phân loại ? Kiểu cấu tạo từ VD Từ đơn Từ, đấy, nước, ta, chăm nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm . Từ phức Từ ghép Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. Từ láy Trồng trọt H: Quan sát vào bảng phân loại trên, em hiểu thế nào là từ đơn? - Hai từ sau: thảo, cỏ từ nào có thể dùng độc lập trong câu? Từ đó cho biết từ nào là từ đơn? - Thảo là cỏ. Nhưng cỏ dùng độc lập, còn thảo không dùng độc lập. - Cỏ là từ đơn còn thảo chỉ là tiếng cấu tạo từ. Vì ta có thể nói thảo lư (lều cỏ), thảo nguyên (đồng cỏ), thu thảo (cỏ thu) mà không thể nói được: Cắt “thảo” về cho trâu ăn GVKL: các tiếng có nghĩa nhưng không dùng độc lập thường là gốc hán và cũng không phải từ đơn. H:Căn cứ vào bài tập điền từ em hiểu thế nào là từ phức? H: Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa hai tiếng trong các từ “chăn nuôi; bánh chưng” ? - Từ “chăn nuôi” được tạo ra bằng cách ghép nghĩa giữa hai từ có quan hệ bình đẳng, ngang hàng với nhau. - Từ “bánh chưng” được tạo ra bằng cách ghép nghĩa giữa hai từ có quan hệ không bình đẳng với nhau, trong đó tiếng “bánh’ là tiếng chính; tiếng “chưng” là tiếng phụ, nên có thể ghép tiếng bánh với các tiếng khác để tạo thành từ mới như: bánh chưng, bánh giầy, bánh rán H: Vậy em hiểu thế nào là từ ghép? - Những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về ý nghĩa được gọi là từ ghép H: Từ trồng trọt; nhè nhẹ có hai tiếng, các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa hay về âm thanh? Chúng có bộ phận nào giống nhau? - Quan hệ giữa hai tiếng: Có sự hòa phối âm thanh: + Trồng trọt: lặp lại phụ âm đầu: tr/ tr; + Nhè nhẹ: lặp lại toàn bộ chỉ biến đổi thanh điệu H: Vậy em hiểu thế nào là từ láy? - Những từ được lặp lại một bộ phận hoặc toàn phần được gọi là từ láy? H: Vậy từ phức được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào? * Thảo luận: Em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa từ ghép và từ láy? Nội dung so sánh Từ ghép Từ láy Giống nhau Đều có cấu tạo từ hai tiếng trở lên Khác nhau Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa Các tiếng có quan hệ hòa phối âm thanh với nhau H: Xác định từ ghép, từ láy trong các từ sau : Hợp tác xã; Nhí nha nhí nhảnh, chủ nghĩa xã hội là từ ghép hay từ láy? Vì sao em xác định như vậy? - Từ ghép: Hợp tác xã; Chủ nghĩa xã hội - Từ láy: Nhí nha nhí nhảnh. H: Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt từ đơn và từ phức? - Dựa vào đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng. Căn cứ vào số tiếng trong mỗi từ để xác định từ đơn và từ phức - GV chốt kiến thức. - HS đọc ghi nhớ. II. Từ đơn, từ phức: 1. Bài tập : SGK(13) - Từ đơn: Là từ có một tiếng có nghĩa. - Từ phức: Là từ có từ hai tiếng trở lên. - Từ phức gồm từ ghép và từ láy 2. Ghi nhớ: SGK/14. * Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm Bài 1; Bài 2 - Đại diện từng nhóm trả lời, GV nhận xét, đánh giá, bổ sung - Bài 3, 4, 5 dành cho HS khá giỏi + Bài 3,4 GV tổ chức thi giải nhanh giữa các HS khá giỏi. - 1 HS trả lời miệng. Các HS khác nghe và nhận xét. - GV đánh giá cho điểm k/khích. 1.Bài tập 1/14 a) Từ “nguồn gốc”, “con cháu” => từ ghép. b) Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, gốc rễ, gốc tích. c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: mẹ con, cha con, anh em, chị em, cô cháu, cậu cháu... 2. Bài tập 2/14 Khả năng sắp xếp: - Theo giới tính (nam, nữ): ông bà, anh chị, cậu mợ; chú thím, chú dì - Theo bậc (trên dưới): bác cháu, chị em, bà cháu,dì cháu, 3. Bài 3/14 - Nêu cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng... - Nêu tên chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh gai, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh, bánh mì, bánh khúc... - Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh phồng, bánh xốp... - Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh quấn thừng, bánh vuông, bánh tròn 4. Củng cố: Từ H: Em hãy hoàn thiện thông tin cho sơ đồ : Từ phức Từ đơn Từ láy Từ ghép 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học ghi nhớ. Hoàn thiện các bài tập đã hướng dẫn giải trên lớp vào vở bài tập - Soạn bài: giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_2_tu_va_cau_tao_cua_tu_tieng_viet.doc