Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 20: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 20: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh nắm được:

- Giúp học sinh nhận biết được từ nhiều nghĩa.

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

2. Kĩ năng:

- Biết cách nhận diện được từ nhiều nghĩa.

- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.

3. Thái độ:

- Có ý thức nâng cao ý thức giữ gìn và yêu tiếng Việt

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, Máy tính, máy chiếu

2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

 C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Nghĩa của từ là gì? Nêu các cách giải thích nghĩa của từ?

3. Bài mới:

Hoạt động: Khởi động (1 phút)

GV: Khi mới xuất hiện, thường từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá và vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Vì vậy mà có từ nhiều nghĩa và có hiện tượng chuyển nghĩa.

 

doc 5 trang tuelam477 3210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 20: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 16/9/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C.................
Tiết 20. Tiếng Việt: 
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG
 CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh nắm được:
- Giúp học sinh nhận biết được từ nhiều nghĩa. 
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
- Biết cách nhận diện được từ nhiều nghĩa. 
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức nâng cao ý thức giữ gìn và yêu tiếng Việt
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, Máy tính, máy chiếu
2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
	C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B.........................6C.............................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Nghĩa của từ là gì? Nêu các cách giải thích nghĩa của từ?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
GV: Khi mới xuất hiện, thường từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá và vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Vì vậy mà có từ nhiều nghĩa và có hiện tượng chuyển nghĩa.
Hoạt động 1. Từ nhiều nghĩa. (10 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- HS đọc bài thơ “ Những cái chân” 
H: Em hãy giải thích ngĩa của từ chân?
- GV đưa ra nghĩa của từ “chân” theo “Từ điển Tiếng Việt”
- Từ chân có một số nghĩa sau:
+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: dâu chân, nhắm mắt đưa chân...
+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân đèn, chân kiềng...
+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng...
H: Trong bốn sự vật có chân được nhắc tới trong bài thơ, nghĩa của từ chân có gì giống và khác nhau?
* Giống nhau: Chân là nơi tiếp xúc với mặt đất, với mặt phẳng.
* Khác nhau: 
- Chân gậy: bộ phận tiếp xúc với đất dùng để đỡ cơ thể.
- Chân com pa: bộ phận dùng cố định com pa dùng để giúp cho com pa quay (tiếp xúc với mặt phẳng nào đó).
- Chân kiềng: bộ phận tiếp xúc với đất dùng để đỡ thân kiềng.
- Chân bàn: bộ phận tiếp xúc với đất chân ghế đỡ thân bàn, mặt bàn.
H:Hãy tìm một số nghĩa khác của từ chân? Cho ví dụ?
- HS trả lời
H: Qua các ví dụ em thấy từ chân có bao nhiêu nghĩa? Vậy từ chân là từ một nghĩa hay từ nhiều nghĩa?
H: Hãy lấy một số VD về một từ nhiều nghĩa mà em biết?
H: Các từ compa, kiềng, bút, toán, văn có mấy nghĩa?
H: Qua phần tìm hiểu trên, em rút ra kết luận gì về nghĩa của từ?Thế nào là từ nhiều nghĩa
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.Từ nhiều nghĩa là từ có nhiều nét nghĩa khác nhau trên cơ sở một nghĩa chung.
- HS đọc ghi nhớ
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm (3 phút)
- Yêu cầu: Tìm các nghĩa khác nhau của từ mũi?
- Đáp án:
 (1) Bộ phận cơ thể người hoặc động vật, có đỉnh nhọn, có chức năng hít thở; ví dụ mũi người, mũi gấu..
 (2) Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông: mũi tàu, mũi thuyền.
(3) Bộ phận nhọn sắc của vũ khí: mũi dao, mũi lê, mũi dùi 
Bài tập nâng cao
H: “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá” có phải là từ nhiều nghĩa hay không? Vì sao?
- Từ đá là từ đồng âm vì nghĩa của chúng khác xa nhau. Từ đá1 là chỉ hành động của con ngựa; từ đá 2 là chỉ con ngựa làm bằng chất liệu bằng đá.
- GV lưu ý: Tránh nhầm lẫn từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. 
I. Từ nhiều nghĩa
1. Bài tập: SGK/55,56
 Bài thơ “ Những cái chân”
- Từ chân được gắn với nhiều sự vật:
+ Chân gậy, chân bàn, chân kiềng, chân com pa => Chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp xúc với mặt phẳng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác
- Từ chân là từ nhiều nghĩa
- Các từ: compa, kiềng, bút, toán, văn là từ có một nghĩa.
2. Ghi nhớ: SGK/ 56
* Hoạt động 2 : Hiện tượng chuyển nghĩa của từ (10 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân
- GV dùng phụ minh họa các nghĩa của từ “chân”
 H: Em hãy xác định nghĩa xuất hiện đầu tiên của từ “chân” ?
 Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: dâu chân, nhắm mắt đưa chân.
GV nghĩa xuất hiện đầu tiên dược gọi là nghĩa gốc
GV: Các từ “chân” trong bài thơ đều có chung nét nghĩa gốc nhưng mỗi từ đều có một nét nghĩa mới. Người ta gọi đó là hiện tượng chuyền nghĩa của từ
H: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- GV chốt: Nghĩa xuất hiện đầu tiên hay còn gọi là nghĩa gốc còn các từ mới được hình thành nhưng vẫn giữ chung nét nghĩa đầu tiên đó là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Từ nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển nghĩa.
H: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? nghĩa gốc? nghĩa chuyển?
- HS đọc ghi nhớ
H: Từ “chân” trong “chân bàn” có mấy nghĩa?
- Từ có một nghĩa
H: Từ “chân” trong bài thơ”Những cái chân” có mấy nghĩa?
- Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc tạo nên những liên tưởng thú vị như: cái kiềng có ba chân nhưng “Chẳng bao giờ đi cả”, cái võng không có chân mà “đi khắp nước”
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Bài tập / SGK56
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu
- Nghĩa chuyển được hình thành dựa trên nghĩa gốc
2. Ghi nhớ : SGK/56
*Hoạt động 3: Luyện tập (18 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- HS thảo luận cặp BT1
Gợi ý: Trước hết phải xác định được nghĩa gốc của các từ này, sau đó mới tiến hành tìm nghĩa chuyển
Hs tìm thêm một số bộ phận cơ thể người
- GV nêu yêu cầu: Thảo luận cặp đôi (3 phút)
- Yêu cầu: Tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và chỉ ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?
- HS thảo luận, trình bày phương án trả lời
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, sửa chữa, ghi đáp án lên bảng
- HS đọc yêu cầu BT
H: Kể tên những trường hợp chuyển nghĩa của một số từ chỉ bộ phận cây cối để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người?
- HS tìm cá nhân, trình bày, HS khác, - GV nhận xét, ghi bảng, cho điểm động viên
- HS đọc bài tập
- GV giáo nhiệm vụ: Thảo luận nhóm (5 phút)
- Yêu cầu:
a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động?
b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị?
- Các nhóm trình bày, bổ sung
- GV đưa ra một số đáp án (nếu cần)
III. Luyện tập
 Bài tập 1/SGK 56 
Mắt: mắt cây bàng
Đầu: đau đầu, nhức đầu, đầu sông đầu nguồn, đầu nhà, đầu mối, đầu têu
Mũi: mũi to, mũi đỏ, mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền, mũi đất, mũi tiến công
 Bài tập 2/SGK 56 
 - Lá: lá phổi, lá gan.
- Quả: quả tim, quả thận
 Bài tập 3/SGK 57
a. Khi sự vật chuyển thành hành động:
- Thùng sơn – sơn cửa
- Cái bào - bào gỗ 
- Cân muối – muối dưa
b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
- Đang bó lúa - ba bó lúa 
- Cuộn bức tranh – ba cuộn tranh 
- Nắm cơm – ba nắm cơm
4. Củng cố
- Nêu hiện tượng chuyểnnghĩa của từ ? 
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Xem trước bài: Lời văn, đoạn văn tự sự.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_10_tu_nhieu_nghia_va_hien_tuong_c.doc