Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 21: Lời văn, đoạn văn tự sự - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 21: Lời văn, đoạn văn tự sự - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được:

- Lời văn tự sự để kể người và kể việc

- Đoạn văn tự sự gồm một số câu được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.

- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc; nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách dùng lời văn để giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc , triển khai ý, vận dụng vào đọc - hiểu văn bản tự sự

- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự

3. Thái độ:

- Biết cách dùng lời văn trong giao tiếp.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, máy chiếu

 2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

 C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong phần khởi động

- Khi kể người, kể việc trong văn tự sự cần chú ý điều gì?

- Đoạn văn tự sự có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?

 

doc 6 trang tuelam477 3860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 21: Lời văn, đoạn văn tự sự - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 18/9/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C.................
Tiết 21. Tập làm văn: 
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được:
- Lời văn tự sự để kể người và kể việc
- Đoạn văn tự sự gồm một số câu được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc; nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách dùng lời văn để giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc , triển khai ý, vận dụng vào đọc - hiểu văn bản tự sự
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự
3. Thái độ:
- Biết cách dùng lời văn trong giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, máy chiếu 
 2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
	C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B..........................6C...........................
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong phần khởi động
- Khi kể người, kể việc trong văn tự sự cần chú ý điều gì?
- Đoạn văn tự sự có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (5 phút)
GV cung cấp một số bức tranh về một truyền thuyết đã học
Gọi 1 HS xác định tên truyện, sự việc, nhân vật được kể
Em hãy chọn một sự việc và kể lại diễn biến sự việc đó?
? Em đã sử dụng phương tiện gì để thực hiện kể chuyện
Dùng lời nói (ngôn từ, ngôn ngữ)
GV: Việc dùng ngôn ngữ để kể lại một sự việc hay một câu chuyện ta còn gọi là lời văn. Vậy lời văn cần phải thực hiện như thế nào khi kể về nhân vật và cách kể trong mỗi đoạn có đặc điểm gì? Đó chính là nội dung cơ bản của tiết học hôm nay. 
Hoạt động 1. Tìm hiểu lời văn, đoạn văn tự sự (26 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân 
- HS đọc đoạn văn (1) Sgk/58, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
H: Các câu văn đó giới thiệu những nhân vật nào? HS suy nghĩ trả lời
+ Vua Hùng thứ 18, Mị Nương.
- Nhân vật Hùng Vương 18 và Mị Nương được kể như thế nào? HS suy nghĩ trả lời
 (Nhớ lại cách kể về nhân vật trong bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự...)
- Qua lời kể về hai nhân vật trong đoạn văn giúp em cảm nhận được tình cảm nào của tác giả dân gian?
Lời kể trên cho ta thấy được tác giả rất quý mến và ca ngợi vẻ đẹp toàn diện của Mị Nương.
Khẳng định tình yêu thương của Hùng Vương dành cho con. (Thể hiện ở thái độ và nguyện vọng).
GV KL: Như vậy lời văn kể về nhân vật không chỉ cho ta thấy được roc được tên gọi, lai lịch, chân dung, tính nết mà còn giúp ta thấy được tình cảm thái độ của người kế dành cho nhân vật trong truyện.
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động chung
HS đọc đoạn văn (2) - Sgk/58.
- Cho biết đoạn văn kể về những nhân vật nào?
kể về ST, TT.
- Các nhân vật được kể ra như thế nào?
- Em thấy số lượng các câu văn kể về hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thẻ hiện như thế nào?
(Câu 1: giới thiệu chung; câu 2, 3: giới thiệu ST; câu 4,5: giới thiệu TT; câu 6: kết lại).
Mỗi nhân vật được giới thiệu bởi hai câu văn tạo nên sự cân đối hài hòa.
H: Theo em cách kể như trên nhằm thể hiện điều gì?
GV: Kể cho ta biết biết tài năng của hai vị thần là ngang nhau.
H: Ngoài giới thiệu nhân vật, ta còn thấy đoạn văn giới thiệu sự việc gì? 
+ Việc cầu hôn. 
H: Mục đích của việc g.thiệu sự việc này để làm gì?
+ Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu tiếp theo của truyện.
H: Quan sát lại các lời văn giới thiệu nhân vật em thấy người kể chuyện thường dùng những từ và cụm từ nào?
Câu văn chứa từ: là, có
=> Đây là kiểu câu thường gặp trong văn tự sự.
Nâng cao
H: Em hãy tìm thêm những câu văn cũng dùng kiểu lời văn giới thiệu nhân vật như vậy?
Ngày xua ở miền đất Lạc Việt... có một vị thần... tên là Lạc Long Quân
Con trai vua gọi là lang, con gái gọi là mị nương
Có hai anh em nhà kia
Có hai vợ chống ông lão...
- Qua hai đoạn văn vừa phân tích em có nhận xét gì về lời văn giới thiệu nhân vật trong văn tự sự? 
GV chốt ghi nhớ chấm 1/ sgk/59
GV trong văn tự sự không chỉ có lời văn giới thiệu nhân vật mà còn có lời văn kể việc để hiểu được thế nào là lời văn kể sự việc -> chuyển
HS đọc đoạn văn 3 SGK/59
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm 
HS nhận nhiệm vụ và thực hiện hoạt động nhóm (T/gian 3 phút)
Nhiệm vụ: Đoạn văn 3 kể về ai? về sự việc gì ? diễn biến sự việc? 
 So sánh cách kể về TT ở đoạn này có gì khác so với đoạn văn 2? (Có còn giới thiệu tên, lai lịch, tài năng nữa không? Tập trung giới thiệu những gì?)
GV quan sát, hỗ trợ(nếu cần) 
HS thảo luận, ghi kết quả ra phiếu học tập
GV gọi đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét và đưa đáp án
+ Kể về việc TT đánh ST
+ Kể các hành động của nhân vật: Đến sau, nổi giận, đuổi theo, cướp, hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước đánh ST.
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân 
HS nhận nhiệm vụ hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Các hành động đó của TT dẫn đến kết quả gì?
+ Dẫn đến kết quả “Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước”,.
H: Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của Thủy Tinh
H: Những từ ngữ miêu tả hành động trên thuộc từ loại gì? 
+ Động từ (Tác dụng: chỉ hành động, việc làm...(học sau).
- Ngoài những động từ trên, em thấy có từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong đoạn văn?
+ Nước ngập (lặp cấu trúc ngữ pháp).
- Các hành động của nhân vật Thuỷ Tinh trong đoạn văn được kể theo trình tự nào?
+ Trình tự trước sau: Nguyên nhân - diễn biến – kết quả.
- Qua VD, em có nhận xét gì về lời văn kể sự việc trong văn tự sự?
Khi kể việc chủ yếu kể hành động, việc làm, kết quả
- Em hãy so sánh giọng đọc, câu văn trong đoạn văn kể văn kể nhân vật và sự việc? 
+ Đoạn văn kể nhân vật: Câu văn có thể dài, chưa có diễn biến hành động của các nhân vật, giọng đọc có thể chậm hơn, khoan thai, nhẹ nhàng hơn.
+ Đoạn văn kể sự việc: Một chuỗi hành động của các nhân vật, câu văn thường ngắn, dồn dập, đọc nhanh, nhấn mạnh hơn.
GV: Trong bài văn tự sự có bao nhiêu đoạn văn
Có nhiều đoạn các đoạn trình bày nội dung gì chuyển mục 3
Gv minh họa lại 3 đoạn văn ở bảng phụ cho hóc inh nhận biết dấu hiệu của đoạn văn
H: Quan sát 3 đoạn văn, em hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết đoạn văn? HS suy nghĩ trả lời
+ Bắt đầu bằng chữ viết hoa, lùi đầu dòng
+ Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
H: Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch dưới câu, từ biểu đạt ý chính ấy? 
GV: Những câu diễn đạt ý chính trong các đoạn văn người ta gọi là câu chủ đề.
- Quan sát vào 3 đoạn văn, em thấy mỗi đoạn văn biểu đạt mấy ý chính? Câu chủ đề có nhiệm vụ gì trong đoạn văn?
+ Mỗi đoạn văn thường có một ý chính (ý chính được biểu đạt trong một câu cụ thể).
- Các câu khác có nhiệm vụ gì?
+ Các câu khác có quan hệ chặt chẽ với nhau diễn đạt các ý phụ, giải thích làm rõ cho ý chính,(nối tiếp h.động, nêu kết quả của hành động).
VD1: Vua Hùng kén rể: phải có con gái đẹp nên mới yêu cầu người xứng đáng.
VD2: ST, TT đến cầu hôn, họ là người như thế nào? ( Các câu khác diễn giải làm rõ). 
VD3: TT dâng nước đánh ST. 
( Diễn biến, kết quả ra sao, các câu khác làm rõ).
- Qua ví dụ em rút ra bài học gì?
 HS trả lời - GVKL
HS đọc ghi nhớ Sgk/59
I. Lời văn, đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
* Bài tập: Sgk/58
Đoạn văn (1):
- Nhân vật: Vua Hùng, Mị Nương.
- Cách kể: Giới thiệu tên gọi, lai lịch, quan hệ, chân dung...
* Đoạn văn 2: Giới thiệu Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Cách kể: Gọi tên, lai lịch, tài năng.
-> Lời văn giới thiệu nhân vật là: giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, chân dung, tài năng, tính tình và ý nghĩa nhân vật.
2. Lời văn kể sự vịêc
* Bài tập: Sgk/59
Đoạn văn 3:
- Kể về sự việc Thủy Tinh đánh Sơn Tinh
=> Chủ yếu kể hành động, việc làm.
- Các hành động được kể theo thứ tự trước sau nối tiếp nhau.
3. Đoạn văn
* Bài tập: Sgk/59
Đ1: Hùng Vương kén rể (câu 2)
Đ2: Hai thần đến cầu hôn (câu 1)
Đ3: TT dâng nước đánh ST (câu1)
- Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề.
- Các câu khác làm nổi bật câu chủ đề.
* Ghi nhớ: Sgk/59
*Hoạt động 2: Luyện tập (15p)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc bài tập. GV tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm.
 ý a 
Đoạn văn a kể về sự việc gì? câu nào trong đoạn thể hiện chủ đề có ý quan trọng nhất của đoạn?
Các câu trong đoạn triển khai theo thứ tự nào?
Thảo luận cặp. 
CXacs định câu văn viết đúng và giải thích 
cách triển khai chủ đề trong từng đoạn văn
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1: SGK / 60
a. Ý chính: Cậu chăn bò rất giỏi.
- Ý phụ: chăn suốt ngày từ sáng đến tối; dù nắng mưa thế nào bò đều được ăn no căng bụng.
.
* Cách triển khai chủ đề trong từng đoạn văn: 
- Theo trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau (a, b).
- Theo vai trò của từng câu : Câu trước nêu ý chung, câu sau cụ thể hóa (c).
2. Bài tập 2/60
Câu (2) đúng. Câu (1 ) sai. Vì trình tự sự việc kể không hợp lí; đã cưỡi ngựa thì còn nhảy lên mình ngựa rồi đóng chắc yên gì nữa.
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học. HS đọc nội dung ghi nhớ
 5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị soạn bài: Luyện tập viết lời văn, đoạn văn tự sự
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_21_loi_van_doan_van_tu_su_nam_hoc.doc