Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 23: Văn bản "Thạch Sanh" (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 23: Văn bản "Thạch Sanh" (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nhận biết được truyện Thạch Sanh thuộc nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.

- Học sinh nhận biết được niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết tôn trọng sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, video, tranh ảnh; phiếu học tập, loa, máy chiếu, máy soi vật thể.

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà, vẽ tranh và bài giới thiệu tranh.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:

- Kĩ năng nhận thức: Nắm được khái niệm truyện cổ tích, ND, ý nghĩa chuyện

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết NT trong truyện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ: (04’)

- Hãy liệt kê những chi tiết kể về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh và nhận xét về sự ra đời của Thạch Sanh?

 

doc 5 trang tuelam477 7120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 23: Văn bản "Thạch Sanh" (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 27/9/2018
Ngày thực hiện : 6A: /10/2018 6B: /10/2018
Tiết 23. Văn bản: 
THẠCH SANH 
 ( Truyện cổ tích ) (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được truyện Thạch Sanh thuộc nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. 
- Học sinh nhận biết được niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. 
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc. 
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết tôn trọng sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, video, tranh ảnh; phiếu học tập, loa, máy chiếu, máy soi vật thể.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà, vẽ tranh và bài giới thiệu tranh.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:
- Kĩ năng nhận thức: Nắm được khái niệm truyện cổ tích, ND, ý nghĩa chuyện 
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết NT trong truyện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: (04’)
- Hãy liệt kê những chi tiết kể về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh và nhận xét về sự ra đời của Thạch Sanh? 
3. Bài mới:
Hoạt động : GV giới thiệu bài mới (3 phút)
HS nghe bài hát ”Tiếng đàn Thạch Sanh”
- Em có cảm nhận gì khi nghe bài hát ”Tiếng đàn Thạch Sanh”?
GV: Bài hát ”Tiếng đàn Thạch Sanh” rất hay trước tiên bởi âm thanh réo rắt của tiếng đàn. Còn hay bởi qua lời bài hát ta phần nào thấy được những sóng gió trong cuộc đời của TS phải trải qua. Vậy TS gặp những sóng gió gì và ai là người đẩy TS phải đương đầu với khó khăn đó. Giờ hôm nay tìm hiểu sẽ trả lời những thắc mắc của chúng ta. 
Hoạt động 1. Tìm hiểu văn bản (25 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện hoạt động chung quan sát phần 2 và đọc một đoạn từ “Một hôm, có người hàng rượu tên là lí thông....phong cho làm Quận công”
H: Em hãy nhắc lại nội dung chính của phần 2 là gì?
* Hoạt động cặp đôi (4 phút)
H: Hãy liệt kê những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua? Qua thử thách đó chàng lập được những chiến công nào?
- GV phát phiếu học tập
- HS ghi nội dung vào phiếu 
- GV chiếu kết quả thảo luận- HS trình bày- nhận xét
Thử thách
Chiến công
GV: Những thử thách và chiến công của Thach Sanh được minh họa bằng các hình ảnh độc đáo. Cô mời các em cùng quan sát 
(GV chiếu câu chuyện hình ảnh về thử thách và chiến công Thạch Sanh)
H: Quan sát các hình ảnh, em có nhận xét gì về mức độ và tính chất các cuộc thử thách và những chiến công của Thạch Sanh đạt được?
GV: Thử thách ngày một tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm, qua những lần thử thách Thạch Sanh lập nhiều chiến công hiển hách, thu được nhiều vũ khí để tạo lên được chiến công khác.
H: Qua các thử thách và chiến công lập được, em thấy Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì đáng quý? (GV chiếu máy)
* Gv giảng: Những phẩm chất của Thạch Sanh cũng là những phẩm chất tiêu biểu của người dân lao động. Vì thế truyện cổ tích TS được nhân dân ta rất yêu thích.
GV: Ngoài nhân vật TS, truyện còn nhắc tới những nhân vật nào? Nhân vật nào đuuwọc nhắc tới nhiều trong truyện.
GV dẫn dắt: trong truyện còn có nhiều nhân vật, tuy nhiên có nhân vật cũng được nhắc tới rất nhiều đó là nhân vật Lí Thông. Nếu như TS có những phẩm chất đáng quý như vậy, còn Lí Thông hiện lên là người như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
H:Hãy kể những việc mà Lí Thông đã làm với Thạch Sanh? Theo em mục đích của việc làm này là gì?
- Kết nghĩa anh em với Thạch Sanh - để mưu lợi.
- Lừa Thạch Sanh đi canh miếu – để thế mạng thay mình.
- Lừa Thạch sanh là con trăn quý của vua nuôi – để cướp công của TS
- Lừa Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa, lấp cửa hang không cho lên – để cướp công của TS
H: Qua những việc làm đó, Lí Thông bộc lộ bản chất của một con người như thế nào?
- Xây dựng 2 nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông, tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng? (chiếu sự đối lập)
* GV giảng: Sự đối lập toàn diện và sâu sắc giữa Thạch Sanh và Lý Thông là sự đối lập 2 tuyến nhân vật chính diện và phản diện. Đối lập giữa cái thiện với cái ác; giữa sự thật thà nhân hậu với sự lừa dối xảo trá; giữa người lao động và kẻ bóc lột. Đó là những mâu thuẫn điển hình trong xã hội mà truyện cổ tích đã phản ánh. Đây chính là 1 đặc điểm của truyện cổ tích.
GV bình: có thể nói trong các nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam xây dựng, Thạch Sanh là hình tượng đẹp nhất, hoàn hảo nhất, do đó cũng tiêu biểu nhất. Đối lập với Thạch Sanh là Lí Thông. Đây là hình tượng nhân vật phản diện xấu xa nhất, tập trung nhiều nhất những âm mưu và hành động khôn khéo, thâm độc, tàn bạo mà hầu như không một nhân vật phản diện nào trong truyện cổ tích Việt Nam có thể sánh bằng.
- GV chuyển ý: Ngoài đặc điểm đó ra thì truyện cổ tích còn có đặc điểm là thường sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
- Em hãy chỉ ra các chi tiết kì ảo trong truyện?
+ Thạch Sanh được thần dạy cho những phép thần thông, bộ cung tên thần kì, cây đàn thần, niêu cơm thần.
- Trong số những chi tiết thần kì đó, em thấy chi tiết nào đặc biệt nhất? Tại sao?
- Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho Thạch Sanh, Lí Thông bị vạch mặt. đó là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của mình.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. 
- Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục. Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
GV: Các chi tiết thần kì này cùng với 1 số chi tiết thần kì khác trong truyện góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp kì diệu và sức hấp dẫn kì lạ của truyện cổ tích.
H: Truyện kết thúc ntn ? (GV chiếu 2 hình ảnh)
- Mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
- Thạc Sanh lấy công chúa, lên làm vua.
H: Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? 
GV: cách kết thúc có hậu ấy thể hiện công lí xã hội “Ở hiền gặp lành” và “ác giả, ác báo”, góp phần làm nên ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
- Kết thúc truyện như vậy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Kể một số truyện cổ tích có kết thúc như vậy mà em biết?
- Cách kết thúc có hậu phổ biến trong truyện cổ tích 
- VD: Tấm Cám, Cây khế, Sọ Dừa (ảnh truyện)
H: Để góp phần thể hiện được ý nghĩa, truyện đã sử dụng yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào?
- Xây dựng hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện.
- Sử dụng nhiều yếu tố thần kì
- Cách kết thúc truyện có hậu
- Gọi HS đọc ghi nhớ. 
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Thạch Sanh
a. Sự ra đời của Thạch Sanh
b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh 
- Thử thách ngày một tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm 
- Lập được nhiều chiến công.
- Phẩm chất: thật thà, dũng cảm, nhân hậu, yêu hòa bình.
2. Nhân vật Lý Thông
- Lí Thông là kẻ xảo trá, hèn nhát, bất nhân, bất nghĩa.
3. Ý nghĩa truyện 
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
* Ghi nhớ : SGK/67.
*Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động nhóm (3phút)
- 3 nhóm nộp tranh đã vẽ ở nhà cho giáo viên
- GV chiếu lần lượt tranh của các nhóm
- Đại diện nhóm lên bảng giứoi thiệu về nội dung bức tranh và giải thích tại sao lại chọn chi tiết này để vẽ.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
III. Luyện tập
1. Bài tập 1/SGK 
Em thích nhất chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh. Hãy vẽ bức tranh minh họa cho chi tiết đó. Đặt tên và giới thiệu nội dung bức tranh.
4. Củng cố
- Hãy kể diễn cảm một thử thách mà Thạch Sanh trải qua?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_23_van_ban_thach_sanh_tiep_theo_n.doc