Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29: Chữa lỗi dùng từ - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29: Chữa lỗi dùng từ - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Nhận biết các lỗi dùng từ không đúng nghĩa

- Biết cách chữa lỗi dùng không đúng nghĩa.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa.

- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ.

3. Thái độ:

- Yêu thích tiếng Việt và có ý thức dùng từ đúng.

4. Các năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập VB.

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ

2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:

- Kĩ năng nhận thức: nắm được cốt truyện, nội dung yêu cầu cần đạt.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: trả lời các câu hỏi.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ: (04’)

- Khi dùng từ tạo lập văn bản nói, viết ta thường mắc phải những lỗi gì? Nguyên nhân? Cách sửa?

3. Bài mới:

Hoạt động khởi động: (1 phút)

GV giới thiệu bài mới: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu 2 lỗi hay mắc phải đó là lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn các từ gần âm, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 1 lỗi nữa.

 

doc 3 trang tuelam477 4050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29: Chữa lỗi dùng từ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 2/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 29. Tiếng Việt: 
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Nhận biết các lỗi dùng từ không đúng nghĩa	
- Biết cách chữa lỗi dùng không đúng nghĩa.
2. Kỹ năng:	
- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa.
- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- Yêu thích tiếng Việt và có ý thức dùng từ đúng.
4. Các năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập VB...
B. CHUẨN BỊ 
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ 
2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:
- Kĩ năng nhận thức: nắm được cốt truyện, nội dung yêu cầu cần đạt.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: trả lời các câu hỏi.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A............................................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: (04’)
- Khi dùng từ tạo lập văn bản nói, viết ta thường mắc phải những lỗi gì? Nguyên nhân? Cách sửa?
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: (1 phút) 
GV giới thiệu bài mới: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu 2 lỗi hay mắc phải đó là lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn các từ gần âm, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 1 lỗi nữa...
Hoạt động 1. Dùng từ không đúng nghĩa (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ ghép đôi 
Nhiệm vụ:
- Chỉ ra các lỗi dùng từ trong các câu đã cho? 
- Thay những từ dùng sai bằng các từ khác?
HS thảo luận – trình bày – nhận xét 
GV đánh giá, KL
Sai từ:
 + Yếu điểm; đề bạt; chứng thực 
(+ Yếu điểm: điểm quan trọng, vị trí quan trọng (chiến lược).
+ Đề bạt: Cất nhắc lên địa vị cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu cử)
+ Chứng thực: xác nhận là đúng sự thật).
 Thay từ:
+ Điểm yếu: Những điểm còn thiếu sót, khiếm khuyết 
+ Bầu: Chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao cho làm đại biểu hoặc một chức vụ nào đấy.
+ Chứng kiến: Trông thấy tận mắt sự việc nào đó xảy ra. 
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân 
- Nguyên nhân gây ra những lỗi trên là gì?
HS trình bày – nhận xét
- Qua cách thay các từ thích hợp trên, em hãy cho biết để khắc phục cách dùng từ không đúng nghĩa ta phải làm như thế nào?
HS trình bày – nhận xét - GVKL
GV: Ngoài ra các em cần đọc thêm sách, báo hoặc qua các thông tin đại chúng khác để tăng thêm vốn từ cho mình.
I. Dùng từ không đúng nghĩa 
1. Bài tập: Sgk/75
- Các lỗi dùng từ: Dùng từ không đúng nghĩa
a. yếu điểm 
b. đề bạt 
c. chứng thực 
- Cách sửa:
a. Thay từ “yếu điểm” bằng từ: Nhược điểm, khuyết điểm, điểm yếu (hoặc điểm còn yếu kém).
 b. Thay từ “đề bạt” bằng từ: bầu
c. Thay từ “chứng thực” bằng từ: chứng kiến
* Nguyên nhân mắc lỗi: 
- Không biết nghĩa của từ 
- Hiểu sai nghĩa của từ 
- Hiểu nghĩa không đầy đủ.
* Hướng khắc phục: 
- Không hiểu hoặc chưa hiểu rừ nghĩa của từ thì chưa nên dùng 
- Khi chưa hiểu nghĩa cần tra từ điển.
Hoạt động 2: Luyện tập (18 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân
- Gạch một gạch dưới các từ kết hợp từ đúng?
( HS nêu từ dùng đúng)
HS trình bày – nhận xét
GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ 
+ bản: tờ, bài
+ tuyên ngôn: văn bản của một chính phủ, chính đảng, đoàn thể, bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề lớn
+ xán lạn: rực rỡ, đẹp đẽ (xán: rực rỡ; lạn: sáng sủa)
+ bôn ba: hoạt động nay đây mai đó cho một lí tưởng, vì một chính nghĩa.
+ Thuỷ mặc: tranh vẽ bằng mực nho trên nền trắng (mặc: mực)
+ Tuỳ tiện: theo ý riêng, chủ quan của mình, ngoài mọi tính toán theo tình hình, mọi nguyên tắc, kỷ luật
+ Tự tiện: theo ý mình và vượt quyền người khác, bất chấp luật lệ
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ ghép đôi (4 phút)
- Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống? 
HS thảo luận, ghi kết quả ra vở bài tập
GV quan sát, hỗ trợ học sinh học tập
GV gọi đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét - GVKL 
+ Khinh bạc: nhiều khi khinh bạc cái nhỏ ta gặp nhiều thất bại lớn
+ Khẩn trương: gấp rút, cần thiết
GV giao nhiệm vụ cho HSHĐ cá nhân
HS nhận nhiệm vụ thực hiện HĐ cá nhân
- Đặt câu với các từ đã chọn? HS đặt – trình bày – n/x
- Chữa lỗi dùng từ trong các câu?
GV hướng dẫn HS làm – HS trình bày – n/x
+ bộ phận: ( tay, chân) của người thường ứng với hành động nào? thực thà: thật thà
+ thành khẩn: thực lòng 1 cách thiết tha
+ ngụy biện: nói những lí lẽ sai trái nhưng làm như thật
+ tinh tú: các vì sao, thiên thể nói chung trừ mặt trời và mặt trăng.
+ tinh tuý: phần trong sáng quý báu nhất
Giáo viên đọc đoạn văn
Học sinh nghe, viết chính tả.
HS trao đổi bài cho nhau (trong bàn)- sửa lỗi
Các nhóm tự nhận xét – GV đánh giá.
II. Luyện tập 
Bài tập 1: 
Từ dùng đúng 
- Bản tuyên ngôn 
- Tương lai xán lạn 
- Bôn ba hải ngọai 
- Bức tranh thủy mặc 
- Nói năng tùy tiện 
Bài tập 2:
a. Khinh khỉnh 
b. Khẩn trương 
c. Băn khoăn
Bài tập 3:
a. Sai từ tống,
Sửa: Thay bằng từ tung hoặc cú đá = cú đấm, 
b. Sai từ thực thà, bao biện 
Sửa: Thay bằng từ 
thực thà bằng thành khẩn, bao biện bằng ngụy biện, bảo thủ (duy trì cái cũ).
c. Sai từ tinh tú 
Sửa: Thay bằng từ tinh túy 
Bài tập 4: Chính tả (nghe – viết) “Em bé thông minh”, từ “Một hôm, viên quan đi qua” đến “một ngày được mấy đường”
4. Củng cố
- Trình bày nguyên nhân dùng từ sai nghĩa? Nêu cách sửa?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị: giờ sau làm bài KT văn.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_29_chua_loi_dung_tu_nam_hoc_2019.doc