Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 31: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 31: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Trình bày được bằng miệng 1 bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

2. Kĩ năng:

- Biết cách lập dàn bài kể chuyện.

- Biết cách lựa chọn, trình bày miệng những sự việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu thể hiện cảm xúc.

- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tình cảm chân thành đối với gia đình, bạn bè.

4. Các năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập VB.

B. CHUẨN BỊ

1.GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

2. HS: chuẩn bị dàn bài ở nhà theo nội dung GV yêu cầu

C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:

- Kĩ năng tự nhận thức: vận dụng kiến thức đã học về văn tsự để thực hiện.

- Nêu và giải quyết vấn đề: tự chọn vấn đề phù hợp với bản thân để viết.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ: ( 04’)

 ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh làm ở nhà).

3. Bài mới:

Hoạt động khởi động: (1 phút)

GV giới thiệu bài mới: Luyện nói rèn kĩ năng diễn đạt bằng lời trước tập thể. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe. Đó là kĩ năng cẩn thiết trong học tập cũng như trong cuộc sống. Những giờ luyện nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.

 

doc 3 trang tuelam477 3610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 31: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 2/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 31. Tập làm văn: 
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Trình bày được bằng miệng 1 bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kĩ năng:
- Biết cách lập dàn bài kể chuyện. 
- Biết cách lựa chọn, trình bày miệng những sự việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu thể hiện cảm xúc. 
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình cảm chân thành đối với gia đình, bạn bè.
4. Các năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập VB...
B. CHUẨN BỊ 
1.GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
2. HS: chuẩn bị dàn bài ở nhà theo nội dung GV yêu cầu
C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:
- Kĩ năng tự nhận thức: vận dụng kiến thức đã học về văn tsự để thực hiện.
- Nêu và giải quyết vấn đề: tự chọn vấn đề phù hợp với bản thân để viết.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A............................................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: ( 04’)
 ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh làm ở nhà). 
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: (1 phút) 
GV giới thiệu bài mới: Luyện nói rèn kĩ năng diễn đạt bằng lời trước tập thể. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe. Đó là kĩ năng cẩn thiết trong học tập cũng như trong cuộc sống. Những giờ luyện nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.
Hoạt động 1. Lập dàn bài (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân
HS đọc các đề bài Sgk/77
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý.
- Xác định yêu cầu của đề a?
+ Yêu cầu: Giới thiệu về bản thân
- Xác định các ý sẽ làm trong bài TLV này?
+ Giới thiệu tên, tuổi 
+ Gia đình gồm những ai
+ Công việc hằng ngày
+ Sở thích 
- Nhắc lại bố cục của bài văn tự sự, nhiệm vụ từng phần?
GV giao nhiệm vụ cho HSHĐ ghép đôi
HS nhận nhiệm vụ thực hiện HĐ ghép đôi
- Dựa vào các ý trên, lập dàn bài cho đề trên?
HS thảo luận, ghi kết quả ra phiếu học tập
HS trình bày – nhận xét – GV đánh giá, KL
- GV hướng dẫn HS so sánh hai dàn ý của đề 1,2
- HS quan sát 2 dàn ý
H: Hai dàn ý giống và khác nhau ntn?
- Lưu ý điểm khác biệt
+ Đề 1: chú ý sở thích, mong ước, nguyện vọng của bản thân.
+ Đề 2: Chú ý miêu tả về bố mẹ, anh chị em trong gia đình; vai trò của bản thân trong gia đình.
I. Chuẩn bị :
a. Em hãy tự giới thiệu về bản thân mình.
b. Kể về gia đình của mình.
* Dàn bài:
1. Lập dàn bài
Đề bài: Tự giới thiệu về bản thân
* Mở bài: 
- Lời chào, lý do tự giới thiệu
* Thân bài:
+ Giới thiệu tên, tuổi 
+ Gia đình gồm những ai
+ Công việc hằng ngày
+ Sở thích 
* Kết bài: Cảm ơn mọi người chú ý nghe.
2. Đề bài 2: Kể về gia đình mình:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tên.
- Lý do kể, giới thiệu chung về gia đình (nơi ở, hoàn cảnh chung...)
b. Thân bài: 
- Giới thiệu địa chỉ nhà riêng - gắn với lời mời đến chơi (lần 1).
- Giới thiệu tên bố, mẹ, nghề nghiệp, đặc điểm.
- Giới thiệu về anh, chị, em ( nếu có).
Kể về đặc điểm của từng người (nên chọn đặc điểm hay, tốt).
- Giới thiệu về bản thân và vai trò của bản thân trong gia đình.
Lưu ý: khi kể, tả một số ý (chân dung ngoại hình, tính cách, tình cảm, hành động, công việc hàng ngày).
c. Kết bài: 
- Tình cảm của mình với gia đình.
- Lời mời đến chơi (lần 2)
- Lời chào tạm biệt.
* Hoạt động 2: Luyện nói (20 phút)
- HS dựa vào dàn ý đã lập tập nói tại chỗ.
- Tập nói trước nhóm.
* Yêu cầu: nói to, hào hứng, tự tin.
- GV nói mẫu.
GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Yêu cầu 4 học sinh thuộc 4 đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Đại diện từng nhóm lên nói trước lớp.
- HS nhận xét.
- GV chữa các lỗi dùng từ. Nhận xét bài diễn đạt chuẩn có thể cho điểm nếu HS luyện tốt.
- GV Nhận xét chung về sự tập nói: 
+ Việc chuẩn bị bài của hs 
+ Về quá trình và kết quả tập nói của hs.
GV nhận xét.
II. Luyện nói.
4. Củng cố
GV hệ thống bài học. Nhận xét giờ luyện nói.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm dàn bài 2 đề còn lại vào vở BT
- Chuẩn bị bài Danh từ
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
 Ngày ......tháng 10 năm 2019
 Duyệt kế hoạch dạy học 
 Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_31_luyen_noi_ke_chuyen_nam_hoc_20.doc