Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Khái niệm danh từ

- Hiểu rõ đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp)

- Biết được các kiểu loại danh từ: danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết danh từ trong văn bản.

- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

- Sử dụng danh từ để đặt câu

3. Thái độ:

- Sử dụng danh từ đúng và đạt hiệu quả giao tiếp.

4. Các năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, .

B. CHUẨN BỊ

1.GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

2. HS: Xem kỹ lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:

- Kĩ năng tự nhận thức: Vận dụng kiến thức đã học về văn tự sự để thực hiện.

- Nêu và giải quyết vấn đề: Tự chọn vấn đề phù hợp với bản thân để viết.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ: (04’)

Ta thường hay gặp những lỗi gì về việc sử dụng từ ngữ khi nói và viết ngoài lỗi Nêu nguyên nhân và cách khắc phục?

3. Bài mới:

Hoạt động khởi động: (1 phút)

HS quan sát một số hình ảnh – cho biết tên gọi của các hình ảnh đó. HS trả lời – GV nhận xét, dẫn vào bài.

 

doc 5 trang tuelam477 3690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 10/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 32. 
DANH TỪ 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm danh từ
- Hiểu rõ đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp)
- Biết được các kiểu loại danh từ: danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật.
2. Kỹ năng:	
- Nhận biết danh từ trong văn bản.
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
- Sử dụng danh từ để đặt câu
3. Thái độ:
- Sử dụng danh từ đúng và đạt hiệu quả giao tiếp.
4. Các năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, ...
B. CHUẨN BỊ 
1.GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
2. HS: Xem kỹ lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học. 
C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:
- Kĩ năng tự nhận thức: Vận dụng kiến thức đã học về văn tự sự để thực hiện.
- Nêu và giải quyết vấn đề: Tự chọn vấn đề phù hợp với bản thân để viết.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A............................................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: (04’)
Ta thường hay gặp những lỗi gì về việc sử dụng từ ngữ khi nói và viết ngoài lỗi Nêu nguyên nhân và cách khắc phục? 
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: (1 phút) 
HS quan sát một số hình ảnh – cho biết tên gọi của các hình ảnh đó. HS trả lời – GV nhận xét, dẫn vào bài.
Hoạt động 1: Đặc điểm của danh từ 
Thời gian: 13p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ cho HSHĐ cá nhân
HS nhận nhiệm vụ thực hiện HĐ cá nhân
HS đọc ví dụ : 
H: Hãy chỉ ra danh từ trong cụm danh từ “ba con trâu ấy” ? DT: con trâu 
- Tìm thêm các danh từ khác trong đoạn văn trên?
+ Vua, làng, thúng, gạo, nếp, con trâu đực, con
H: Các danh từ: Vua, làng, thúng, gạo, nếp, con trâu đực, con trâu, con biểu thị những gì?
+ Vua: Chỉ người
+ Làng: Chỉ khái niệm.
+ Thúng gạo, con trâu, nếp: Chỉ vật
HĐ cặp đôi
GV giao nhiệm vụ 
Em hãy xác định danh từ trong câu sau và cho biết danh từ đó biểu thị điều gì ? 
 “Gió, bão càng to, mây đen kéo đến càng mù mịt.” (Cây bút thần)
HS thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, nêu ý kiến.
 Gió, bão, mây : Danh từ chỉ hiện tượng (tự nhiên)
H: Qua tìm hiểu các ví dụ em hãy cho biết danh từ là những từ như thế nào ?
HS trả lời - GV KL Ghi nhớ chấm 1/86
GV hướng dẫn HS tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ.
HS quan sát cụm danh từ sau: 
 ba con trâu ấy
H: Đứng trước, sau danh từ con trâu trong cụm danh từ “ba con trâu ấy” còn có những từ nào?
H: Có thể thay từ “ba”, “ấy” bằng các từ nào khác?
+ Thay “ba” = bốn, năm ....
+ Thay “ấy” = đó, nọ, kia, này ...
H: Qua phân tích em thấy khả năng kết hợp của danh từ như thế nào? 
- Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước (bài Số từ, lượng từ) và các từ này, ấy, kia, nọ (Chỉ từ) ở phía sau để tạo thành cụm danh từ.
GV hướng dẫn HS phân tích chức vụ của danh từ trong câu: Vua sai ban cho làng ấy....chín con.
HS tìm chủ ngữ
GV đưa ví dụ. HS tiếp tục phân tích chức vụ ngữ pháp của danh từ
Nam/ là học sinh lớp 6B
H: Từ ví dụ trên em cho biết danh từ còn đảm nhiệm chức vụ gì trong câu?
làm vị ngữ (phải có từ “là” đứng trước).
H: Qua tìm hiểu các ví dụ, em cho biết danh từ có những đặc điểm gì?
- HS đọc ghi nhớ.
Bài tập củng cố
GV gọi 1 HS khá, giỏi
Xác định danh từ, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp trong câu sau:
Trâu của lão/cày một ngày được mấy đường?
I. Đặc điểm của danh từ 
1. Bài tập: Sgk/86
- Danh từ: Con trâu
- Khả năng kết hợp 
+ Từ "ba": chỉ số lượng đứng trước
+ Từ: "ấy" ở phía sau
- Chức vụ ngữ pháp: 
+ Chủ ngữ: vua
+ Vị ngữ: sai ban cho làng ấy....chín con
2. Ghi nhớ : (sgk /T86).
Hoạt động 2: Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị 
Thời gian: 12p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ cho HSHĐ cá nhân
1 HS lên bảng trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung 
H: Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác so với các danh từ đứng sau ?
 Ba con trâu
 Một viên quan
 Ba thúng gạo
 Sáu tạ thóc
H; Từ ví dụ trên, em cho biết danh từ Tiếng Việt gồm mấy loại ?
- Danh từ được chia làm hai loại: 
+ Danh từ chỉ sự vật.
+ Danh từ chỉ đơn vị.
H: Vai trò của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật là gì?
+ Danh từ chỉ đơn vị: Nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật.
+ Danh từ chỉ sự vật: Nêu tên người, vật, hiện tượng, khái niệm
H: Em hãy thay thế các danh từ im nghiêng nói trên bằng các từ khác? Nhận xét trường hợp thay thế nào thì đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi? Trường hợp nào thay đổi? Vì sao?
 VD: Ba chú trâu
 Một ông quan 
-> không thay đổi vì các từ đó không chỉ số đo, số đếm -> (Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên).
VD; Một rổ gạo
 Sáu tấn thóc
 -> đơn vị đo lường sẽ thay đổi vì đó là những từ chỉ số đo, số đếm (Danh từ chỉ đơn vị quy ước).
=> Khi thay như vậy: Đơn vị quy ước thay đổi; Đơn vị tự nhiên không thay đổi.
H: Vậy danh từ chỉ đơn vị gồm mấy nhóm?
+ Hai nhóm: Chỉ đơn vị tự nhiên và chỉ đơn vị quy ước.
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước.
GV lưu ý
- Vì sao có thể nói “Nhà có ba thúng gạo rất đầy” nhưng không thể nói “ Nhà có sáu tạ thóc rất nặng” ? 
+ Có thể nói “Nhà có ba thúng gạo rất đầy” Vì danh từ “thúng”: Chỉ số lượng ước phỏng, không chính xác nên có thể bổ sung thêm các từ về lượng.( - Khi sự vật chỉ được tính, đếm, đo lường một cách ước chừng có thể miêu tả bổ sung về lượng ; rất đầy, rất dài )
+ Không thể nói “Nhà có sáu tạ thóc rất nặng” vì danh từ “tạ”: là từ chỉ đơn vị quy ước chính xác nên không thể thêm từ nặng hoặc nhẹ vào được (Khi sự vật đã được tính, đếm, đo lường bằng đơn vị quy ước
H: Vậy, danh từ chỉ đơn vị quy ước gồm mấy loại nhỏ? 
+ Hai loại nhỏ: chính xác và ước chừng.
H: Từ tìm hiểu trên, em cho biết danh từ tiếng Việt được phân loại như thế nào?
HS trình bày -GV chốt 
HS đọc ghi nhớ 2/ 87
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 
1. Bài tập 
- Các danh từ (con, viên, thúng, tạ) 
 chỉ đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật ... 
=> Danh từ chỉ đơn vị.
- Các danh từ (trâu, quan, gạo, thóc) chỉ (đối tượng) người, vật, hiện tượng, khái niệm ... 
=> Danh từ chỉ sự vật. 
2. Ghi nhớ 2: ( Sgk/ T87 ) 
Hoạt động 3: Luyện tập 
Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV tổ chức thời gian làm bài trong 3 phút Nhiệm vụ: Trong 3p tìm tối thiểu 5 danh từ, đặt ít nhất 2 câu
GV tính số lượng làm đúng nhanh nhất, nhiều nhất, đánh giá, cho điểm
GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện trong 5p
Dãy bàn số 1,2 làm bài 2, bàn 3,4 làm bài 3
HS thực hiện nhiệm vụ ghi ra bảng phụ, báo cáo kết quả
HS bổ sung
GV nhận xét, đánh giá
III. Luyện tập 
Bài tập 1/87
- Các danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, nhà, cửa, chó, mèo 
- Đặt câu: 
+ Chú mèo nhà em rất lười.
+ Lớp em mới có điều hòa nên rất mát
Bài tập 2: 
a. Loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, bà, chú, bác, cô, dì, cháu, ngài, viên anh, em vị 
b. Loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, bức, tấm, chiếc, quyển, bộ, tờ, pho 
Bài tập 3:
a. Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, gam, lít, hải lý, dặm, kilô gam 
b. Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn, thúng, đấu, vốc, gang, đoạn, sải .
4. Củng cố
- GV cho HS khái quát kiến thức bằng sơ đồ
5. Hướng dẫn học ở nhà
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4, 5
- Soạn bài : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự . 
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_32_danh_tu_nam_hoc_2019_2020.doc