Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 42: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 42: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Kiến thức về kiểu bài tự sự giới thiệu về quê hương và một chuyến tham quan

- Biết trình bày miệng một câu chuyện dựa theo dàn bài chuẩn bị sẵn.

2. Kĩ năng

- Lập dàn bài kể chuyện

- Biết lựa chọn và trình bày những sự việc một cách hợp lí theo trình tự.

- Phân biệt được lời người nói trực tiếp và lời nhân vật.

3. Thái độ

- HS có thái độ tích cực, mạnh dạn nói trước lớp.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà đọc đề bài, dàn ý

2. HS: chuẩn bị dàn bài ở nhà theo nội dung GV yêu cầu

 C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra phần chuẩn bị dàn bài của học sinh làm ở nhà.

3. Bài mới:

Hoạt động khởi động:

 

doc 3 trang tuelam477 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 42: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 24/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 42. 
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: 
- Kiến thức về kiểu bài tự sự giới thiệu về quê hương và một chuyến tham quan
- Biết trình bày miệng một câu chuyện dựa theo dàn bài chuẩn bị sẵn.
2. Kĩ năng
- Lập dàn bài kể chuyện
- Biết lựa chọn và trình bày những sự việc một cách hợp lí theo trình tự.
- Phân biệt được lời người nói trực tiếp và lời nhân vật.
3. Thái độ
- HS có thái độ tích cực, mạnh dạn nói trước lớp.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà đọc đề bài, dàn ý
2. HS: chuẩn bị dàn bài ở nhà theo nội dung GV yêu cầu
	C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra phần chuẩn bị dàn bài của học sinh làm ở nhà. 
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: 
Hoạt động 1. Chuẩn bị luyện nói (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV tổ chức HĐ nhóm
 giao nhiệm vụ 
N1,2: Đề kể một chuyến về thăm quê 
N3,4: Đề kể về một chuyến tham quan bổ ích
Xem lại 2 dàn bài đã chuẩn bị, nói trước nhóm
- Các thành viên khác bổ sung những chỗ còn thiếu sót, đánh giá dàn bài của bạn 
- Các nhóm hoàn chỉnh dàn bài, cử 1-2 bạn trình bày trước lớp
- Gv quan sát hỗ trợ các nhóm hoàn chỉnh dàn bài.
I. Chuẩn bị:
Đề 1: Kể về một chuyến về quê 
Đề 2: Kể về một chuyến tham quan bổ ích
* Dàn ý:
a. Mở bài: 
Giới thiệu lí do về thăm quê, ai đưa đi, trong hoàn cảnh nào?
b. Thân bài: 
+ Kể lại tâm trạng khi về quê: Lòng xôn xao suốt đêm trằn trọc, dậy thật sớm.
+ Trên đường về quê: phương tiện đi; Cảnh trên đường...
+ Về đến quê: Từ xa nhìn về làng; Đường vào làng; Cổng làng những ngôi nhà trong làng; Nhà ông bà ở: ( TĐộ của mọi người...)
+ Những ngày ở quê: Thăm gia đình, nội, ngoại. (Lời nói của mọi người...); Vui chơi cùng bạn bè.
 c. Kết bài: Tình cảm của em đối với quê hương.
2. Đề 2: Kể một chuyến tham quan (thăm di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh)
* Mở bài: 
- Giới thiệu lý do, thời gian đi thăm di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh
- Đi cùng với những ai?
* Thân bài: Kể chi tiết
- Tên, địa chỉ của di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh tới thăm?
- Em và mọi người đã chuẩn bị những gì cho chuyến đi?
- Tâm trạng trước khi lên đường?
+ Cảnh vật xung quanh hai bên đường, bầu trời, khí hậu ?
+ Quang cảnh khu di tích hoặc danh lam thắng cảnh ? (Vẻ đẹp tự nhiên, con người- nếu là danh lam thắng cảnh; giới thiệu ý nghĩa của di tích lịch sử, những điểm đặc trưng của di tích lịch sử)
+ Lời giới thiệu của người hướng dẫn viên hoặc người dân ở đó về nơi tới thăm
+ Nét mặt, thái độ, cử chỉ (nghĩa cử) của mọi người khi đến thăm danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử?
+ Quà lưu niệm, những cuốn sách mua ở nơi đến thăm?
 * Kết bài:
- Ấn tượng của mọi người và của riêng em khi đến thăm nơi đó.
- Bài học rút ra khi đến thăm.
* Hoạt động 2: Luyện nói (25 phút)
- GV hướng dẫn HS luyện nói cần chú ý:
Tác phong:
+ Lời kể rõ ràng trong sáng.
+ Cách nói phải trôi chảy diễn cảm.
+ Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người.
+ Kết hợp cử chỉ điệu bộ, có lời dẫn, bộc lộ tình cảm khi kể.
Nội dung kiến thức:
+ Nội dung phải đầy đủ mạch lạc.
+ Các ý phải được sắp xếp hợp lí.
+ Bám vào dàn bài để trình bày.
+ Khuyến khích các nhóm có ý tưởng sáng tạo.
* GV lưu ý HS: Khi theo dõi bài nói của nhóm bạn, phải ghi lên giấy ưu điểm và điểm cần góp ý cho bạn, để cuối giờ cùng trao đổi nhận xét.
- GV phát phiếu nhận xét cho các nhóm:
PHIẾU NHẬN XÉT
Nhóm
Tác phong
Nội dung
Sáng tạo
Đánh giá điểm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả hoạt động 
của nhóm mình.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
GV nhận xét, kết luận
II. Luyện nói
* Mở bài
* Thân bài
* Kết bài
4. Củng cố
 	- GV nhận xét, đánh giá giờ luyện nói của HS. Động viên khuyến khích HS 
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Tập nói trước đông người. 
- Chuẩn bị: Cụm danh từ.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_42_luyen_noi_ke_chuyen_nam_hoc_20.doc