Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49: Văn bản "Treo biển, Lợn cưới áo mới" - Năm học 2019-2020
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Khái niệm: Truyện cười.; Hiểu ND, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong hai văn bản.
- Kể lại được hai truyện.
2. Kĩ năng:
Biết cách đọc sáng tạo, phát hiện, chọn lọc, phân tích chi tiết.
3. Thái độ:
- Có ý thức phê phán thói thụ động, khoe khoang, từ đó rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tranh ảnh minh họa, sưu tầm một số truyện cười.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng nhận thức: Hiểu về truyện cười và giá trị của truyện cười
- Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phê phán: hiểu nguyên nhân gây cười và ý nghĩa hai truyện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A.6B.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu định nghĩa truyện ngụ ngôn ? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học ?
Ngày xây dựng kế hoạch: 30/10/2019 Ngày thực hiện: 6A:.............. 6B:............... Tiết 49. Văn bản: TREO BIỂN Hướng dẫn đọc thêm: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI ( Truyện cười) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh - Khái niệm: Truyện cười.; Hiểu ND, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong hai văn bản. - Kể lại được hai truyện. 2. Kĩ năng: Biết cách đọc sáng tạo, phát hiện, chọn lọc, phân tích chi tiết. 3. Thái độ: - Có ý thức phê phán thói thụ động, khoe khoang, từ đó rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân. 4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo B. CHUẨN BỊ 1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tranh ảnh minh họa, sưu tầm một số truyện cười. 2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà. C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng nhận thức: Hiểu về truyện cười và giá trị của truyện cười - Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phê phán: hiểu nguyên nhân gây cười và ý nghĩa hai truyện D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 6A..............................6B........................... 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu định nghĩa truyện ngụ ngôn ? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học ? 3. Bài mới: Hoạt động khởi động: GV kể chuyện: THẦN CHẾT BÓ TAY.. Trên 1 chuyến bay có 3 người thuộc 3 nước khác nhau : Mỹ Nhật và Việt Nam Chuyến bay đó đang bay qua biển đông thì Thần Chết xuất hiện Thần chết nói với 3 người rằng : ai quăng 1 thứ gì xuống biển mà ta ko tìm thấy được thì người đó được thoát chết .. Người Mỹ liền quăng 1 cây kim xuống nhưng Thần chết vẫn tìm được và thế là người Mỹ chết. Ngươi Nhật cũng liền quăng 1 sợi tóc xuống nhưng thần chết vẫn tìm được ..và thế là người Nhật cũng chết. Người Việt Nam sợ quá liền quăng nhanh 1 vật đang cầm trên tay xuống biển .nhưng lần này Thần chết tìm hoài ko được , ông bực mỉnh quá liền quay lên và quát:ông quăng cái gì thế Người VN trả lời: đó là Viên C Sủi. HS nêu cảm nhận sau khi nghe chuyện GV dẫn vào bài học mới Tiếng cười thường xuyên có trong cuộc sống của con người. có tiếng cười vui hóm hỉnh để mua vui, có tiếng cười châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu hai truyện “Treo biển”, “Lợn cưới , áo mới”. Hoạt động 1. Văn bản: Treo biển (20 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân - Gọi HS đọc chú thích*/ SGK 124. H: Hãy nêu đặc điểm cơ bản của truyện cười ? * GV bổ sung: Hiện tượng đáng cười là hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người nào đó. + Truyện cười có ý nghĩa mua vui, vừa có ý nghĩa phê phán hướng người đọc, người nghe tới những điều tốt đẹp, đối lập với hiện tượng đáng cười. * GV hướng dẫn HS đọc: Chú ý giọng hài hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ bỏ ngay được lặp lại bốn lần - GV đọc trước - Hs đọc - GV nhận xét đánh giá HS đọc. H: Văn bản kể về mấy sự việc? Đó là những sự việc nào? - 2 sự việc: + Treo biển bán hàng + Chữa biển và cất biển H: Căn cứ vào những sự việc chính hãy kể câu chuyện? H: Nhà hàng treo biển để làm gì? Tấm biển có nội dung như thế nào? - Quảng cáo để thu hút sự quan tâm của khách hàng, để bàn được nhiều hàng. - Nội dung đề trên biển quảng cáo: Ở đây có bán cá tươi. * GV: Treo biển minh hoạ. H: Em hãy làm rõ các thông tin có trong tấm biển đó? - Ở đây: Địa điểm. - Có bán: Hoạt động của cửa hàng. - Cá: Chủng loại mặt hàng. - Tươi: Chất lượng mặt hàng. H: Có thể thêm hay bớt thông tin nào trên tấm biển đó không ? - Không, vì đã đầy đủ những thông tin cần thiết cho người mua. H: Vậy , em có nhận xét gì về tấm biển bán hàng? GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân H: Từ khi tấm biển được treo lên đến khi nó được hạ xuống nội dung của nó được góp ý và sửa lại mấy lần? - 4 lần H: Qua những lần góp ý tấm biến có thay đổi gì? - Người qua đường: tấm biển thừa chữ tươi vì chẳng lẽ bán cá ươn. - Người khách hàng 1: thừa chữ “ở đây” - Người khách hàng 2: thừa chữ “có bán” - Người láng giềng: bỏ chữ "cá" H: Sau các lần góp ý nhà hàng đó đã làm gì? - Nhà hàng xóa ngay các chữ đề trên tấm biển khiến tấm biển còn mỗi chữ “cá”- một thông báo hết sức mơ hồ, không rõ ràng, người ta không hiểu ở đó cá được làm gì (nuôi, chế biến, thu mua, ) Ấy vậy mà vài hôm sau, người láng giềng sang chơi lại vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến về tấm biển và kết quả; cất luôn tấm biển. H: Theo em truyện này đáng cười ở chỗ nào H:Câu chuyện nhằm phê phán những người ntn? - Thiếu chủ quan khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác (ghi nhớ) - HS đọc ghi nhớ A. Văn bản: Treo biển I. Tìm hiểu chung: * Khái niệm truyện cười: SGK/124. * Đọc và kể chuyện: II. Tìm hiểu văn bản 1. Tấm biển bán hàng - Để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm. - Tấm biển đã đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua. b. Những lời góp ý về tấm biển: - Có 4 lời góp ý về tấm biển - Kết quả: + Nhà hàng cất biển + Cửa hàng không có biển quảng cáo. 2. Bài học, ý nghĩa truyện - Truyện tạo ra tiếng cười phê phán những kẻ thụ động, không có lập trường. - Khuyên mọi người phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. *Ghi nhớ: SGK(125) *Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc thêm văn bản: Lợn cưới áo mới (10 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân GV: Hướng dẫn đọc phân vai. HS đọc phân vai H: Truyện có những nhân vật nào? Anh lợn cưới, anh áo mới. H: Hai nhân vật có điểm gì giống và khác nhau? - Giống nhau: tính hay khoe của. - Khác nhau: vật đem khoe : áo – lợn. Hoạt động cặp (5p) Truyện có tính chất gây cười ở những chi tiết nào? - Anh có áo mới đứng hóng ở cửa từ sáng tới chiều để chờ người khen. - Bác có thấy con lợn cưới... - Khi được anh “lợn cưới” hỏi thì đã chủ động giơ vạt áo lên khoe. - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này ... GV: - Câu hỏi thừa từ cưới vì đám cưới của người không có dấu hiệu nào về hình thức của lợn cả - Anh có áo mới đã chộp cơ hội để khoe bằng được, mặc dù lời khoe có kệch cỡm. H: Qua câu chuyện về hai nhân vật chúng ta thấy cái đáng cười trong câu chuyện này là gì? - Của nả mang ra khoe không đáng là bao. - Cách khoe lố bịch, kệch cỡm. - Hai anh thích khoe gặp nhau. - Hành động ngôn ngữ của 2 nhân vật trái với tự nhiên đến lố bịch. H: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì? - Phê phán thói hay khoe của. - GV chốt khái quát. - HS đọc ghi nhớ B. HDĐT văn bản: Lợn cưới áo mới: * Ý nghĩa: Phê phán thói hay khoe của. * Ghi nhớ : SGK/128 4. Củng cố - Nhắc lại khái niệm truyện cười? - Kể lại hai truyện cười trên? 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài - Chuẩn bị: Viết bài TLV số 3 E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG Ngày .... tháng 11 năm 2019 Duyệt kế hoạch dạy học Trình Thị Hậu Hiệp
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_49_van_ban_treo_bien_lon_cuoi_ao.doc