Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 55: Chỉ từ - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 55: Chỉ từ - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Khái niệm chỉ từ.

- Ý nghĩa khái quát của chỉ từ.

- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện từ.

- Sử dụng từ trong khi nói và viết.

3. Thái độ:

- Nâng cao ý thức sử dụng từ loại đúng mục đích giao tiếp.

4. Các năng lực cần đạt:

 - Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN, kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo, bảng phụ

2. HS: chuẩn bị bài theo SGK

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .

2. Kiểm tra kiến thức cũ:

- Thế nào là số từ, lượng từ? Tìm số từ trong đoạn văn sau:

 Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy bùn; lần thứ hai kéo lưới chỉ thấy cây rong biển; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng.

3. Bài mới

*Hoạt động khởi động:

HS nghe bài hát: Mặt trời bé con

Cảm nhận của em sau khi thưởng thức ca khúc

GV trong giai điệu của bài hát có hai lần nhắc đến cụm từ ''ngoài kia" sau bài học các em sẽ xác định được nó thuộc loại từ gì

 

doc 4 trang tuelam477 3860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 55: Chỉ từ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày XD kế hoạch: 12/11/2019
Ngày thực hiện: 6A:...... /11/2019; 6B: ...... /11/2019
Tiết 55. 
CHỈ TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Khái niệm chỉ từ. 
- Ý nghĩa khái quát của chỉ từ. 
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện từ.
- Sử dụng từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức sử dụng từ loại đúng mục đích giao tiếp.
4. Các năng lực cần đạt:
	- Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN, kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo, bảng phụ
2. HS: chuẩn bị bài theo SGK
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
- Thế nào là số từ, lượng từ? Tìm số từ trong đoạn văn sau:
 Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy bùn; lần thứ hai kéo lưới chỉ thấy cây rong biển; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng. 
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động: 
HS nghe bài hát: Mặt trời bé con
Cảm nhận của em sau khi thưởng thức ca khúc
GV trong giai điệu của bài hát có hai lần nhắc đến cụm từ ''ngoài kia" sau bài học các em sẽ xác định được nó thuộc loại từ gì
Hoạt động 1. Chỉ từ là gì? (13 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV chuyển giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân
Học sinh đọc ví dụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
-> Lưu ý các từ in đậm.
- Các từ in đậm bổ sung nghĩa cho những từ nào? 
 nọ -> ông vua
 ấy -> viên quan
 kia -> làng
 nọ -> nhà
- Các từ được bổ sung thuộc từ loại gì?
+ Danh từ (chỉ sự vật). 
-> các từ : “ ấy”, “ kia”, “ nọ” dùng để trỏ vào sự vật được nói đến 
HS quan sát so sánh các từ và cụm từ rồi rút ra nhận xét
- Khi có thêm các từ: nọ, ấy, kia mức độ thông báo trong câu có gì thay đổi?
+ Vị trí của sự vật được xác định cụ thể về không gian (nêu lên khoảng cách, vị trí của người nói với sự vật được nói đến: Khoảng cách xa hay gần ): Khi thêm như vậy nghĩa của các tổ hợp từ đó đã được cụ thể hoá, được xác định một cách rõ ràng trong không gian. Trong khi đó các danh từ: ông vua, viên quan, làng, nhà còn thiếu tính xác định.
GV: Các từ được in đậm trỏ vào sự vật đứng trước nó và xác định vị trí của sự vật trong không gian.
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HSHĐ cá nhân
HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân
HS đọc ví dụ
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Các từ: ấy, nọ xác định đặc diểm gì của sự vật?
- Xác định vị trí của sự vật về thời gian. (khoảng thời gian đã xảy ra trong quá khứ).
+ ấy (hồi ấy): khoảng thời gian xa hơn.
+ Nọ (đêm nọ): Khoảng thời gian xảy ra gần hơn.
- Học sinh so sánh nghĩa của các từ: ấy, nọ trong câu ở bài tập 3, với các trường hợp đã phân tích ở bài tập 2?
* Giống: - Cùng trỏ vào sự vật
 - Cùng xác định vị trí của sự vật
* Khác: + Nọ, ấy (1): Xác định vị trí của sự vật trong không gian.
+ Nọ, ấy (2): Xác định vị trí sự vật trong thời gian.
- Qua các ví dụ vừa phân tích em hiểu chỉ từ là gì ? 
(Chỉ từ được sử dụng nhiều trong cả văn nói và viết).
 VD: Trong tục ngữ:
+ Đứng núi này trông núi nọ.
 (k/c gần) (k/c xa)
 Nhà thơ Tố Hữu đặt tên tập thơ của mình là: Từ ấy. (hiện tại và tiếp diễn ở tương lai).
- Đặt một câu trong đó có chỉ từ: kia?
 Bông hoa kia thật đẹp.
- Chỉ từ “kia” trỏ vào sự vật nào và nó giúp em xác định vị trí sự vật ở khoảng cách như thế nào đối với người nói?
+ Trỏ vào sự vật: Bông hoa.
+ Vị trí người nói với sự vật: xa.
GV dẫn lại cụm từ ngoài kia phần khởi động cho HS nhận diện từ loại "kia" (là chỉ từ chỉ vào không gian)
I. Chỉ từ là gì ? 
Bài tập 1/136,137
 - nọ -> ông vua
 - ấy -> viên quan
 - kia -> làng 
 - nọ -> nhà
Bài tập 2/137
- Các từ: nọ, ấy, kia được thêm vào phía sau danh từ, tạo thành cụm danh từ, giúp cho việc xác định vị trí của sự vật được rõ ràng
Bài tập 3/137
- ấy (hồi ấy): khoảng thời gian xa hơn.
- Nọ (đêm nọ): Khoảng thời gian xảy ra gần hơn.
-> Xác định vị trí sự vật trong thời gian 
*Ghi nhớ: Sgk/ 137 
Hoạt động 2: Hoạt động của chỉ từ trong câu (12 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Xem lại ví dụ a. phần I.
- GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân
- Các chỉ từ này làm nhiệm vụ gì ttrong câu?
- Phần phụ ngữ sau của danh từ.
- Cùng với danh từ và phần phụ trước tạo thành một cụm danh từ.
=> Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
- Tìm chỉ từ trong ví dụ?
- Chỉ từ: đó, đấy.
- Chỉ từ “đó” thay thế cho điều gì đã được nêu? Và nó giữ vai trò gì trong câu?
- Thay thế cho sự việc được nêu ở câu trước.
- Làm chủ ngữ trong câu.
- Liên kết câu trước và câu sau.
? Chỉ từ “đấy” giữ vai trò gì trong câu?
- Trạng ngữ, xác dịnh vị trí của sự vật trong thời gian.
? Qua các ví dụ em có nhận xét gì về vai trò của chỉ từ trong câu?
- HS đọc ghi nhớ.
* Bài tập 1: Cho biết các chỉ từ ở bài tập 1 (ý b, c, d,) giữ vai trò gì trong câu?
- b: Chủ ngữ ; c,d: Trạng ngữ.
* GV: chốt 2 phần ghi nhớ -> chuyển -> 
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu 
 Bài tập 1
viên quan ấy
 Dt Ps
- Chỉ từ làm phụ ngữ sau của cụm danh từ . 
Bài tập 2/137
a, Cuộc chống Mĩ cứu nước Đó là một điều chắc chắn.
b, Từ đấy nước ta 
- Đó -> chỉ từ làm chủ ngữ . 
- Từ đấy -> chỉ từ làm trạng ngữ 
* Ghi nhớ ( SGK ) 
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: HD HS làm bài tập.
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HSHĐ cá nhân
HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân suy nghĩ và làm bài tập
HS đọc yêu cầu BT1
HS làm- Trình bày – Nhận xét
GV nhận xét, HD chữa
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động ghép đôi.
- Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ở ý a, và ý b,?
- Thay chỉ từ vào những cụm từ in đậm?
- Sau khi thay chỉ từ em có nhận xét gì về cách diễn đạt của hai câu văn trên?
GV: Đưa tình huống ví dụ:
VD: Ấy chết, mình chưa làm việc đó rồi.
- Từ “ấy” trong câu trên có phải là chỉ từ không? Vì sao? 
 (- Thán từ, bộc lộ cảm xúc).
- Chỉ từ “đó” bổ sung nghĩa cho từ nào?
“Chưa làm việc” -> tạo cụm động từ (học bài sau).
III. Luyện tập 
Bài tập 1:
 a, ấy: xác định vị trí sự vật trong không gian 
->làm phụ ngữ sau của cụm danh từ. 
b, Đấy, đây : -> xác định vị trí sự vật trong không gian -> làm chủ ngữ . 
c, nay -> xác định vị trí sự vật trong thời gian -> làm trạng ngữ 
d, Đó -> xác định vị trí sự vật trong thời gian -> làm trạng ngữ 
Bài tập 2:
a. Thay: đây, đấy.
b. Thay: này, ấy
- Nếu không thay: Câu văn dài dòng -> thừa -> lỗi lặp từ.
- Khi thay: Nội dung câu không thay đổi, cách diễn đạt lưu loát, ngắn gọn.
4. Củng cố:
 	- HS nhắc lại chỉ từ là gì?Họạt động của chỉ từ trong câu
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút):
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
	- Hoàn thiện bài tập.Đoc và chuẩn bị trước bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_55_chi_tu_nam_hoc_2019_2020.doc