Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 64: Ôn tập tổng hợp (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 64: Ôn tập tổng hợp (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì I của phân môn tiếng Việt

(phần từ loại và cụm từ) và Tập làm văn tự sự.

2. Kĩ năng:

Thực hành tổng hợp.

3. Thái độ:

Trân trọng, giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Tổng hợp vấn đề

- Năng lực hợp tác: Biết chia sẻ, phối hợp hành động

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN, kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo, máy chiếu

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

 - Kĩ năng giải quyết vấn đề, nhận thức: Nắm được các kiến thức đã học trong học kì I để ôn tập.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .

2. Kiểm tra kiến thức cũ:

- KT trong quá trình học

3. Bài mới

* Hoạt động 1: Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh

- Phương pháp: Nêu vấn đề

- Thời gian: 3p

GV tổ chức trò chơi tạo từ ghép qua một số hình ảnh

Các từ ghép cần tìm: Tổ quốc, gia đình, tổ tiên

 

doc 4 trang tuelam477 2550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 64: Ôn tập tổng hợp (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày XD kế hoạch: 27/11/2019
Ngày thực hiện: 6A: /12/2019; 6B: /12/2019
Tiết 64. 
ÔN TẬP TỔNG HỢP
 (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì I của phân môn tiếng Việt
(phần từ loại và cụm từ) và Tập làm văn tự sự.
2. Kĩ năng:
Thực hành tổng hợp.
3. Thái độ:
Trân trọng, giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Tổng hợp vấn đề 
- Năng lực hợp tác: Biết chia sẻ, phối hợp hành động
B. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN, kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo, máy chiếu
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà. 
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng giải quyết vấn đề, nhận thức: Nắm được các kiến thức đã học trong học kì I để ôn tập.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ:
- KT trong quá trình học
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động: 
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
- Phương pháp: Nêu vấn đề
- Thời gian: 3p
GV tổ chức trò chơi tạo từ ghép qua một số hình ảnh
Các từ ghép cần tìm: Tổ quốc, gia đình, tổ tiên
Điều chỉnh, bổ sung
 * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức cơ bản về từ loại, cụm từ và các dạng bài kể chuyện
- Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, hoạt động cặp, nhóm
- Thời gian: 20p
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HS nhắc lại nội dung đã ôn tập trong tiết 1
- Phần văn học (truyện dân gian, truyện trung đại)
- Phần tiếng Việt (cấu tạo từ, phân loại từ theo nguồn gốc, chữa lỗi dùng từ)
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
Kể tên các từ loại và cụm từ đã học?
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cặp đôi (4p)
Phiếu bài tập
1. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện ý nghĩa khái quát của các từ loại
-. Chỉ hành động, hoạt động, vận động...
-. .Chỉ tính chất, trạng thái.
-. .Chỉ sự vật, hiện tượng khái niệm.
- .. Chỉ lượng nhiều hay, ít của sự vật.
-. .Chỉ số lượng hoặc thứ tự
2. Tìm trong đoạn văn ví dụ minh họa cho mỗi từ loại mà em tìm được ở bài tập 1
Đoạn văn: “Hùng Vương thứ mười tám .. xứng đáng”
GV kiểm tra kết quả, chốt đáp án đúng
GV giao nhiệm vụ cá nhân
Nhắc lại các cụm từ và mô hình cấu tạo chung của các cụm từ đó?
GV giao nhiệm vụ hoạt động nhóm (6p)
GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ
Nhiệm vụ chung: Theo dõi đoạn văn: “Hùng Vương thứ mười tám .. xứng đáng”
N1,3,6: Vẽ mô hình cụm danh từ, tìm và sắp xếp các cụm danh từ vào mô hình cấu tạo
N2,4.7 Vẽ mô hình cụm động từ, tìm và sắp xếp các cụm động từ vào mô hình cấu tạo
N,5,8. Vẽ mô hình cụm tính từ, tìm và sắp xếp các cụm tính từ vào mô hình cấu tạo
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Cụm danh từ
một
người con gái
tên là Mị Nương
một
người chồng
thật xứng đáng 
Cụm động từ
yêu thương
nàng hết mực
muốn
kén
cho..xứng đáng
Cụm tính từ
đẹp
như hoa
thật
xứng đáng
Các nhóm báo cáo, bổ sung
GV kết luận chuyển mục III
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Tự sự là gì? đặc điểm của phương thức tự sự?
- Đặc điểm của nhân vật và sự việc trong văn tự sự?
- Trong văn tự sự người ta thường dùng những ngôi kể nào ?
+ Ngôi thứ nhất 
+ Ngôi thứ ba
- Kể theo thứ tự nào ? 
+ Kể ngược, kể xuôi
- Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
HS trình bày – nhận xét
Yêu cầu: Khi kể phải chọn ngôi kể cho phù hợp và có kèm theo cảm xúc của mình.
I. Phần văn học
II. Phần tiếng Việt
Từ loại và cụm từ
* Từ loại: Danh từ; động từ; tính từ; số từ và lượng từ; chỉ từ.
* Cụm từ :
- Cụm danh từ
- Cụm động từ
- Cụm tính từ
+ Cấu tạo
- Phần trước
- Phần trung tâm
- Phần sau
III. Phần tập làm văn
1. Khái niệm văn tự sự (kể chuyện)
2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Sự việc được sắp sếp theo một trình tự có ý nghĩa: sự việc khởi đầu-> sự việc phát triển-> sự việc cao trào-> sự việc kết thúc.
3. Ngôi kể và thứ tự kể.
* Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất: Người kể xưng “Tôi”
- Ngôi thứ ba: Người kể gọi tên nhân vật 
* Thứ tự kể:
- Kể ngược , kể xuôi.
4. Dàn ý của bài văn tự sự
Gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc được kể
- Thân bài: Kể diễn biến sự việc
- Kết bài: Kể kết cục sự việc.
Điều chỉnh, bổ sung
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Biết lập dàn ý cho một đề bài tự sự
- Phương pháp: Thảo luận, thực hành
- Thời gian: 15p
GV giao nhiệm vụ cặp đôi (7p)
 Mỗi cặp đôi chọn một đề bài lập dàn ý
Đề 1: Hãy kể lại chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em.
Đề 2: Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, hay kể lại chuyện 
Đề 3: Kể về người bạn thân của em
Các nhóm trình bày – nhận xét
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
Điều chỉnh, bổ sung
* Hoạt động 4: Vận dụng: GV giao về nhà
- Mục tiêu: Giải nghĩa từ qua hình thức tra từ điển. Biết kể chuyện qua hình thức viết thư.
- Phương pháp: Thực hành
- Thời gian: 1p
Nhiệm vụ:
Sử dụng từ điển tra cứu nghĩa các từ: Tổ quốc, nhân dân, dân tộc, tổ tiên
Viết thư cho người thân kể về một câu chuyện mà em được chứng kiến hoặc được học trong thời gian ở trường vừa qua
Điều chỉnh, bổ sung
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng: GV giao về nhà
- Mục tiêu: Biết tham khảo tư liệu bổ sung cho bài học thông qua phương tiện truyền thông hoặc nhờ người thân trợ giúp
- Phương pháp: Thực hành
- Thời gian: 1p
Nhiệm vụ: Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin như In-tơ-nét hoặc hỏi ngươi thân về một số truyện dân gian của các dân tộc trên thế giới
Điều chỉnh, bổ sung
4. Củng cố:
 - GV hệ thống kiến thức
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức.
- Ôn tập kỹ chuẩn bị kiểm tra HKI 
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
 Ngày.....tháng 11 năm 2019
 Duyệt kế hoạch dạy học
 Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_64_on_tap_tong_hop_tiep_theo_nam.doc