Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 66+67: Kiểm tra học kì I - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 66+67: Kiểm tra học kì I - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

 - Nêu tên văn bản và thể loại truyện cổ tích Em bé thông minh.

- Nhận biết các cụm danh từ trong đoạn văn

- Liên hệ trách nhiệm học sinh qua đoạn văn.

 - Kể về những đổi mới quê em.

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ viết đoạn văn.

 - Rèn luyện năng lực viết văn tự sự.

3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý thức làm bài trung thực, cố gắng đạt điểm cao.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ; giải quyết vấn đề; tự học; năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Đề kiểm tra của PGD

2. Học sinh: Ôn tập các nội dung trong HKI.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kĩ năng t¬ư duy: suy nghĩ, lựa chọn tri thức, kiến thức phù hợp với yêu cầu của đề.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: phân tích đề, xây dựng dàn ý, viết bài theo yêu cầu

 

doc 3 trang tuelam477 3910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 66+67: Kiểm tra học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 26/12/2018
Ngày thực hiện: 6A:26/12/2018; 6B:26 /12/2018
Tiết 66,67:
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
A. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức:
	- Nêu tên văn bản và thể loại truyện cổ tích Em bé thông minh.
- Nhận biết các cụm danh từ trong đoạn văn
- Liên hệ trách nhiệm học sinh qua đoạn văn.
	- Kể về những đổi mới quê em. 
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ viết đoạn văn.
 	- Rèn luyện năng lực viết văn tự sự.
3.Thái độ: 
- Giáo dục học sinh ý thức làm bài trung thực, cố gắng đạt điểm cao.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ; giải quyết vấn đề; tự học; năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Đề kiểm tra của PGD
2. Học sinh: Ôn tập các nội dung trong HKI.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
	- Kĩ năng tư duy: suy nghĩ, lựa chọn tri thức, kiến thức phù hợp với yêu cầu của đề.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: phân tích đề, xây dựng dàn ý, viết bài theo yêu cầu 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A .. . 6B .. ...
2. Kiểm tra kiến thức cũ:
 	3. Bài mới: 
a. Đề kiểm tra:
I. Đọc - hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
	Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Xác định thể loại của văn bản đó? (1 điểm)
2. Đoạn văn trên có bao nhiêu cụm danh từ? Chỉ ra các cụm danh từ có trong đoạn văn? (2 điểm)
3. Đoạn văn cho ta biết nội dung gì ? Từ nội dung đó, em có suy nghĩ gì về việc học tập của học sinh hiện nay? (2 điểm)
	II. Làm văn (5 điểm)
Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng...)
	b. Đáp án, biểu điểm:
I. Đọc – hiểu
(5 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
Đoạn văn trích từ văn bản “Em bé thông minh”. Văn bản “Em bé thông minh” thuộc thể loại truyện cổ tích
1.0
2
Đoạn văn trên có 07 cụm danh từ
Xác định đúng các cụm danh từ có trong đoạn:
làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
0,25
1,75
3
 Nội dung của đoạn văn kể lại cuộc thử thách của nhà vua đối với dân làng có em bé thông minh Học sinh biết trình bày những suy nghĩ của bản thân bằng một đoạn văn.
Học sinh có những suy nghĩ riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Học sinh cần học tập tốt để chuẩn bị tương lai cho mình và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. 
- Ngoài kiến thức học được từ trong sách vở dưới sự giảng dạy của thầy cô, học sinh cần học hỏi những kinh nghiệm trong đời sống của nhân dân để mở mang kiến thức cho mình và vận dụng vào trong thực tế. 
- Bản thân học sinh phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trau dồi tri thức, phấn đấu vươn lên trong học tập để sau này có kiến thức phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. 
0.5
0.5
1.0
II. Làm văn (5 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát về quê em.
2. Thân bài (4,0 điểm)
- Quê em trong quá khứ (khi em còn nhỏ) như thế nào?
- Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao? (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng...)
+ Quang cảnh?
+ Nhịp sống?
+ Tinh thần hăng say lao động?
- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?
3. Kết bài (0,5 điểm)
- Niềm mong ước của em về quê hương trong tương lai?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_6667_kiem_tra_hoc_ki_i_nam_hoc_20.doc