Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn học được
- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được yếu tố tự sự kết hợp với yếu tốt miêu tả trong văn bản
- Phân tích được đặc điểm các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
- Kỹ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn
- Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử : sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, không kiêu căng, tự mãn. Biết rút ra những bài học trong cuộc sống
- Biết giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
3. Thái độ:
Biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh, biết hối hận vì những việc làm sai trái.
4. Phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mỹ, giải quyết vấn đề, hợp tác.
b. Năng lực riêng: Năng lực cảm thụ, nhận biết, liên tưởng
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 74 – Bài 18 Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Tiếp theo) ( Trích: “Dế Mèn phưu lưu kí” – Tô Hoài) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn học được - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kỹ năng: - Nhận diện được yếu tố tự sự kết hợp với yếu tốt miêu tả trong văn bản - Phân tích được đặc điểm các nhân vật trong đoạn trích. - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả. - Kỹ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn - Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. - Tự nhận thức và xác định cách ứng xử : sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, không kiêu căng, tự mãn. Biết rút ra những bài học trong cuộc sống - Biết giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. 3. Thái độ: Biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh, biết hối hận vì những việc làm sai trái. 4. Phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mỹ, giải quyết vấn đề, hợp tác. b. Năng lực riêng: Năng lực cảm thụ, nhận biết, liên tưởng II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Chuẩn bị về phương pháp: Gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, bình giảng, kỹ thuật động não, thảo luận nhóm, kiểm tra đánh giá. Phương tiện dạy học: giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học 2. Học sinh: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp (1’) Kiểm diện sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ. (5’) Trình chiếu Slide 2 (?) Em hãy nêu bố cục của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”? Gợi ý đáp án: 2 phần: - Phần 1: Từ đầu -> “ Đứng đầu thiên hạ rồi”: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn. - Phần 2: Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn Trình chiếu Slide 2 (?) Qua bức chân dung tự họa của Dế Mènt, em thấy ở Dế Mèn hiện lên những nét đẹp và nét chưa đẹp nào? Gợi ý đáp án: - Nét đẹp trong hình dáng: Khỏe mạnh, cường tráng, đầy sức sống thanh niên thể hiện trong từng bộ phận của cơ thể, dáng đi, hoạt động...; đẹp trong tính nết yêu đời, tự tin. - Nét chưa đẹp trong tính nết của Dế Mèn: Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, xốc nổi, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu. 3. Bài mới (30’) Giới thiệu vào bài (1’) Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa sinh động với những từ ngữ đặc sắc gợi tả, bức chân dung của Dế Mèn hiện lên thật sống động. Đó là một chàng dế thanh niên cường tráng mạnh mẽ, đầy sức sống nhưng kiêu căng, xốc nổi. Với tính cách nghênh ngang, tự cao, tự đại Dế Mèn đã vô tình mang đến mối họa cho người khác. Vậy mối họa đó là gì? Việc làm ấy của Dế Mèn đáng bị chê trách hay không? Việc làm đó đã rút ra bài học gì cho bản thân Dế Mèn? Tiết học này cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. GV: Cho HS theo dõi lại phần 2 của văn bản Trình chiếu Slide 3 (?) Phần 2 của văn bản gồm có mấy sự việc chính đó là những sự việc nào? HS: Suy nghĩ trà lời GV: (Trình chiếu SLIDE 3) Gồm có 3 sự việc chính: - Dế Mèn coi thường Dế Choắt. - Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Sự ân hận của Dế Mèn ( Vậy chúng ta cùng tìm hiểu các sự việc vừa nêu) (?) Bức chân dung của Dế Choắt được hiện lên qua cái nhìn của nhân vật nào? HS: suy nghĩ trả lời (Chân dung của Dế Choắt được hiện lên qua cái nhìn của nhân vật Dế Mèn.) Thảo luận nhóm (3’) Trình chiếu Slide 3 (?) Dế Mèn đã miêu tả Dế Choắt như thế nào (hình dáng, tính cách)? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Trình chiếu Slide 3 - Gầy gò, lêu nghêu -> như gã nghiện thuốc phiện. - Cánh ngắn củn -> như người cởi trần mặc áo gi-lê. Hình dáng - Càng bè bè, nặng nề; râu cụt một mẩu; mặt mũi ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Ăn xổi ở thì, hôi như cú mèo, có lớn mà không có khôn. Tính nết (?)Có gì đặc biệt trong cách sử dụng từ ngữ khi miêu tả về Dế Choắt? (?) Qua cách miêu tả đó, bức chân dung của Dế Choắt hiện lên như thế nào trong mắt Dế Mèn? GV: trình chiếu slide 4 (?) Em có nhận xét gì về bức chân dung của hai nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt ? HS: Suy nghĩ trả lời (Đây là hai hình ảnh đối lập: Dế Choắt gầy gò, yếu ớt, nhìn cái gì cũng sợ >< Dế Mèn cường tráng, hung hăng, ngỗ nghịch. ? Trong cuộc sống, khi gặp những người yếu ớt, những người trong cảnh ngộ khó khăn chúng ta sẽ làm gì? HS: Bênh vực, giúp đỡ. GV: Đó cũng là một nét đẹp về truyền thống đạo lý của người Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó luôn được phát huy và phổ biến rộng trong nhân dân thông qua các cuộc vận động quyên góp ủng hộ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó, nghèo đói, bệnh tật với tinh thần “tương thân tương ái” trong nhân dân. Ở đây, trong tình cảnh Dế Choắt ốm yếu, cần nhờ đến sự giúp đỡ của Dế Mèn. Vậy Dế Mèn đã có cách cư xử và thái độ như thế nào với người hàng xóm ốm yếu của mình? Chúng ta cùng tìm. (?) Dế Mèn đã gọi người hàng xóm của mình bằng những cái tên nào? - Gọi: “ Dế Choắt”, “Choắt” (?)Cách xưng hô của Dế Mèn đối với Dế Choắt ra sao? - Xưng hô: “chú mày”, mặc dù trạc tuổi nhau. (?) Cách xưng hô đó thể hiện thái độ gì của Dế Mèn đối với Dế Choắt? (?) Khi Choắt nhờ Dế Mèn đào ngách thông sang tổ của mình, Dế Mèn đã làm gì (Hành động – cử chỉ, ngôn ngữ - giọng điệu)? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Trình chiếu Slide 5 - Hành động, cử chỉ: hếch răng, xì một hơi, khinh khỉnh, ra về không một chút bận tâm. - Ngôn từ, giọng điệu : “Hức!”, “Dễ nghe nhỉ?” “Đào tổ nông thì cho chết!”. (?) Em có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn qua những hành động, cử chỉ, ngôn ngữ và giọng điệu ấy? (?) Nếu em là Dế Mèn em có xử sự như vậy không? Vì sao? HS: Tự bộc lộ ( Không, mất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, kiêu căng, tự phụ, ích kỉ hẹp hòi. Cần mở rộng tấm lòng dang tay giúp đỡ người khác khi mình có khả năng giúp được.) Trình chiếu Slide 6 (?)Qua cuộc thoại của Dế Mèn và Dế Choắt, em rút ra bài học gì về cách ứng xử trong giao tiếp? GV: Trong giao tiếp cần biết cư xử lịch sự, tế nhị, biết lắng nghe, cảm thông, chia sẻ và tôn trọng người khác. Không nên tỏ thái độ ngạo mạn, khinh thường đối với người kém hơn mình. Sử dụng lời lẽ sao cho phù hợp. Đây cũng chính là một phương châm trong hội thoại mà sau này các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (?) Em có nhận xét gì về cách miêu tả và cách nhìn của Dế Mèn đối với Dế Choắt. HS: Suy nghĩ trả lời. GV: (bình) Cách miêu tả và cách nhìn của Dế Mèn đối với Dế Choắt như vậy là hoàn toàn lệch lạc. Dù cho Dế Choắt có đúng như lời của Dế Mèn nói đi nữa thì Choắt quả là rất đáng thương, Mèn không nên cười trên nỗi đau của người khác. Việc mà Mèn phải làm lả giúp đỡ Choắt. Vậy mà Mèn không quan tâm đến điều đó. Hết coi thường Dế choắt, Dế Mèn lại gây sự với chị Cốc. (?) Vì sao Dế Mèn muốn gây sự với chị Cốc to lớn hơn mình? - Muốn ra oai với Dế Choắt - Muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ. (?) Em hãy nhận xét cách gây sự của Dế Mèn qua câu hát: “ Cái Cò, cái Vạc, cái Nông Ba cái cùng béo vặt lông cái nào Vặt lông cái Cốc cho tao Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn” HS: Xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả (?) Việc Dế Mèn dám gây sự với chị Cốc khỏe hơn mình gấp bội có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao? -HS: Không phải hành động dũng cảm mà là ngông cuồng vì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Dế Choắt Trình chiếu Slide 7 Thảo luận nhóm (3’) (?) Hãy so sánh hành động và thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc? Trước khi trêu chị Cốc Sau khi trêu chị Cốc - Quắc mắt với Choắt - Mắng Choắt - Cất giọng véo von trêu chị Cốc ->Hung hăng, ngạo mạn, xốc nổi - Chui tọt vào hang - Núp tận đáy hang, nằm im thin thít - Mon men bò lên -> Hoảng sợ, hèn nhát (?) Việc làm đó của Dế Mèn đã dẫn đến hậu quả gì? Choắt bị chị Cốc mổ trọng thương dẫn đến cái chết thương tâm (?) Kẻ phải trực tiếp chịu hậu quả của trò đùa này là Dế Choắt. Nhưng Dế Mèn có chịu hậu quả không? Nếu có thì là hậu quả gì? HS: - Mất bạn láng giềng - Bị Dế Choắt dạy cho bài học nhớ đời. (?) Khi thấy Dế Choắt nằm thoi thóp, Dế Mèn đã có hành động gì? - Quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than, đắp mộ to cho Dế Choắt, Đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. (?) Cách xưng hô của Dế Mèn với Dế Choắt ở đây đã có sự thay đổi như thế nào? Qua đó cho em thấy được tình cảm, thái độ nào của Dế Mèn với Dế Choắt? HS: (Dế Mèn xưng tôi gọi Dế Choắt là anh). GV: Đến đây ta thấy Dế Mèn không còn “hung hăng, hống hách láo” như ở trên nữa mà thay vào đó là một chàng Dế Mèn khiêm nhường biết ăn năn, hối lỗi về những gì mình đã gây ra. (?) Theo em sự ăn năn, hối lỗi của Dế Mèn có cần thiết không? Vì sao? - Cần thiết vì kẻ biết lỗi sẽ tránh được lỗi - Có thể tha thứ vì tình cảm Dế Mèn rất chân thành - Cần nhưng khó tha thứ vì hối lỗi cúng không cứu được mạng người đã chết. GV: (bình) Biết ăn năn hối lỗi trước lỗi lầm của mình là rất tốt. Ở đây ta thấy Dế Mèn thật sự biết hối lỗi trước hậu quả mà mình đã gây ra. Cô nghĩ tất cả các em ở đây cũng có thể tha thứ cho Dế Mèn. Nhưng Dế Mèn có lẽ sẽ không bao giờ tha thứ cho những lỗi lầm của mình. (?) Cuối truyện là hình ảnh Dế Mèn đứng lặng yên trước nấm mồ bạn. Em thử hình dung tâm trạng Dế Mèn lúc này? - Cay đắng vì lỗi lầm của mình, xót thương Dế Choắt mong Dế Choắt sống lại, nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình. ? Em nhận thấy sự thay đổi nào về tính cách của Dế mèn? (?) Sau tất cả các sự việc ở trên, nhất là sau khi Choắt chết, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Theo em đó là bài học gì? GV: Chốt Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác, khiến mình phải ân hận suốt đời. Nên biết sống đoàn kết với mọi người, đó là một bài học về tình thân ái Đây là hai bài học để trở thành người tốt từ câu chuyện Dế Mèn. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết. (?) Văn bản cho em thấy những hình thức nghệ thuật nổi bật nào? (?) Nêu nội dung của truyện? Hoạt động 3: HDHS luện tập (?) Hình ảnh những con vật trong truyện có giống trong thực tế cuộc sống của chúng ta không? Có những đặc điểm nào của con người được gắn cho chúng? Em có biết câu chuyện nào cũng có cách viết tương tự không? HS: Rất giống với thực tế Tính cách của từng nhân vật: + Dế Mèn: Kiêu căng, biết hối lỗi. + Dế Choắt: Yếu đuối, biết tha thứ GV: Bình Tác giả đã mượn thế giới loài vật để gửi gắm những suy nghĩ, những tình cảm cũng như những bài học mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. Đặc biệt là bạn đọc trẻ tuổi. Đó là những đặc điểm rất nổi bật trong thể loại mà các em đã được học trong truyện ngụ ngôn. I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG. II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn. 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. a. Dế Mèn coi thường Dế choắt: * Chân dung Dế Choắt - Hình dáng: gầy gò, ốm yếu... - Tính nết: nông cạn, ngốc nghếch - Nghệ thuật: Dùng các từ láy, các thành ngữ, phép tu từ so sánh, liên tưởng. = > Xấu xí, yếu ớt, lười nhác, đáng khinh. * Thái độ của Dế - Gọi: “ Dế Choắt”, “Choắt” - Xưng hô: “chú mày”, “chú”, “chú mình” mặc dù trạc tuổi nhau - > Kẻ cả, bề trên, coi thường Dế Choắt - Khi Choắt cần giúp đỡ: Kiêu căng, hách dịch, không thèm quan tâm đến lời thỉnh cầu của Dế Choắt. b. Dế Mèn gây sự với chị Cốc. * Lí do: - Ngỗ nghịch. - Muốn chứng tỏ cho Dế Choắt thấy mình oai, không sợ ai trên đời. - Cách gây sự: Xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả. - Hành động ngông cuồng. - Trước khi trêu: Hung hăng, ngạo ngược, xốc nổi - Sau khi trêu: Hoảng sợ, hèn nhát. + Hậu quả: - Gây ra cái chết của Choắt - Mất bạn láng giềng, bị Dế Choắt dạy cho bài học phải ân hận suốt đời. c. Sự ân hận của Dế Mèn - Hành động: Quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than - Xưng hô: Gọi Dế Choắt là anh, xưng tôi. - > Thái độ thương xót, ân hận - Sự hối lỗi cần thiết - Cay đắng vì lỗi lầm, xót thương cho Dế Chắt -> Mèn đã nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình. - > Chân thành, khiêm nhường nhưng khó tha thứ. * Bài học được rút ra - Bài học về thói kiêu ngạo - Bài học về tình thân ái III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Cách kể chuyện kết hợp với miêu tả loài vật sinh động -Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ -Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc 2. Nội dung bài học Ghi nhớ (SGk/ 17) IV.LUYỆN TẬP Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấ đề. Năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tự nhận thức. Năng lực tự nhận thức. Năng lực đánh giá, phê bình. Năng lực hợp tác. Năng lực đánh giá, phê bình. Năng lực cảm thụ thẩm mỹ 4. củng cố: GV: Khái quát bằng sơ đồ tư duy. Chúng ta vừa được chứng kiến câu chuyện đã xảy ra bên hồ nước nọ, trong một xã hội của loài vật với những phong tục, những nỗi niềm và cả lời ăn tiếng nói như của con người ở nơi đó. Câu chuyện đã được khép lại nhưng ta vẫn thấy hiện lên ở đâu đay một chú Dế Mèn có lúc vừa gẩy đàn vừa hát một bài chào tạm biệt ông mặt trời, có lúc nghĩ những chuyện đời vu vơ hoặc gây sự với hàng xóm, lại có khi ăn năn tội mình và ngậm ngùi thương cảm. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Về nhà hoàn thiện các bài tập trong phần luyện tập - Nắm vững nội dung bài học - Học thuộc nội dung phần ghi nhơa SGK - Soạn bài : “phó từ”
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_74_van_ban_bai_hoc_duong_doi_dau.docx