Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức. Giúp học sinh

- Nắm được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết. Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. Xác định ý nghiã của truyện. Kể lại được truyện.

3. Thái độ:

- Ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

 GV: Sưu tầm tranh: Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh; soạn giảng.

HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Truyện Thánh Gióng phản ánh sự kiện gì của lịch sử dân tộc ta xưa?

 

doc 4 trang tuelam477 4260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 29/8/2017
Ngày thực hiện : 6A: /8/2018 6B: /8/2018
Tiết 8. Văn bản: 
SƠN TINH, THỦY TINH
(Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức. Giúp học sinh
- Nắm được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết. Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường. 
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. Xác định ý nghiã của truyện. Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
- Ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
 	GV: Sưu tầm tranh: Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh; soạn giảng.
HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Truyện Thánh Gióng phản ánh sự kiện gì của lịch sử dân tộc ta xưa?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
Trong văn bản Thánh Gióng, chúng ta đã hiểu được ước mơ của nhân dân ta qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng chống giặc giữ nước Thánh Gióng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu ước mơ, nguyện vọng của người xưa qua văn bản ” Sơn Tinh Thủy Tinh”.
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung (18 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân
- GV hướng dẫn đọc : Cần đọc với giọng kể, đoạn đầu đọc với giọng chậm rãi. Phần giao tranh giữa hai thần đọc nhanh. Đoạn cuối đọc chậm.
- GV đọc trước - gọi HS đọc - nhận xét HS đọc.
- HS tìm hiểu chú thích 
H: Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? 
- Vua Hùng; Mị Nương; Sơn Tinh; Thủy Tinh; Các lạc hầu, lạc tướng.
H: Em hãy kể lại các sự việc liên quan đến hai nhân vật chính trên?
H: Dựa vào những sự việc trên em hãy kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện?
- Gọi 1 HS kể-> GV hướng dẫn HS nhận xét.
H :Văn bản Sơn Tinh, thủy Tinh thuộc thể loại nào?
H : Em hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
H : Em hãy xác định bố cục của văn bản ?
- Phần 1 (Từ đầu một đôi): Vua kén rể
- Phần 2 (Tiếp đành rút quân): Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai thần
- Kết truyện( đoạn cuối): Kết quả cuộc giao tranh
H: Trong truyện Sơn Tinh ; Thủy Tinh nhân vật chính là ai? Vì sao em xác định như vậy ?
Vì cả hai dều xuất hiện ở mọi sự việc
H : Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
- Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng, gắn với việc trị thuỷ trong buổi đầu dựng nước của người Việt Cổ.
I. Tìm hiểu chung 
1. Đọc và kể chuyện
- Thể loại: Truyền thuyết.
- PTBĐ: Tự sự.
- Bố cục: 3 phần
- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (20 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động cá nhân: HS đọc lại đoạn đầu của văn bản
H: Đoạn em vừa đọc kể về sự việc gì?
H: Phần mở truyện giới thiệu với chúng ta về ai? Về điều gì?
H: Vua muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Theo em đó phải là một chàng trai như thế nào?
H: Theo em ước nguyện đó của vua có chính đáng không? Vì sao?
- Có chính đáng....
H: Khi vua Hùng kén rể có ai đến cầu hôn?
H: Những người đó được giới thiệu như thế nào?
 - Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên, chúa miền non cao
- Thủy Tinh ở miền nước thẳm; chúa miền nước thẳm
H: Tài năng của hai nhân vật được thể hiện như thế nào trong cuộc đua tài kén rể?
- Sơn Tinh: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên hàng dãy núi đồi. 
- Thuỷ Tinh: Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. 
H: Nhân dân ta đã dùng biện pháp nghệ thuật nào khi kể về nguồn gốc xuất thân và tài năng của hai vị thần.
- Sử dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
H: Em có nhận xét gì về tài năng của hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh ?
- Cả hai chàng đều ngang tài, ngang sức với nhau.
H: Trước tài năng của hai chàng trai vua Hùng đã làm gì?
- Vua gọi các lạc hầu vào bàn bạc sau đó ra yêu cầu về lễ vật( sính lễ) dẫn cưới.
H: Sính lễ gồm những gì?
- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
* Hoạt động thảo luận nhóm
GV giao nhiệm vụ
H:Em nhận xét gì về đồ sính lễ mà vua Hùng đã đưa ra để thử sức hai chàng trai ?( Những sản vật đó đem lại lợi thế cho ai ). Vì sao vua Hùng lại làm như vậy?
- Các sản vật này đều có ở trên rừng, rõ ràng trong câu đố dành cho hai chàng trai vua Hùng đã dành phần ưu ái cho Sơn Tinh.
GV bình bổ sung: Ra lễ vật đều là các sản vật có ở trên rừng, trong các lễ hội truyền thống, rõ ràng trong câu đố dành cho hai chàng trai vua Hùng đã dành phần ưu ái cho Sơn Tinh. Lời thách cưới của vua Hùng là sự gửi gắm ước mơ từ ngàn đời xưa của cha ông ta. Ước mơ đó xuất phát từ thực tế chống lũ lụt hàng năm của ông cha ta, con người luôn phải đấu tranh, giành giật sự sống với thần nước. Luôn phải dựa vào núi rừng để chống lại úng lụt.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vua Hùng kén rể
- Vua Hùng có con gái là Mị Nương xinh đẹp tuyệt trần.
- Vua muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai thần:
a. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn:
- Cùng đến cầu hôn
- Cả hai chàng đều có tài cao, phép lạ.
- Vua Hùng ra điều kiện thách cưới: Đồ sính lễ kì lạ và quý hiếm.
4. Củng cố
- Kể tóm tắt lại phần 1 câu chuyện ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh (tiếp)
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Ngày 31/8/2018
Duyệt kế hoạch dạy học 
Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_8_van_ban_son_tinh_thuy_tinh_nam.doc