Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81-84 - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Tân Tuyến

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81-84 - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Tân Tuyến

Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản

- Thái độ của mọi người trong nhà ra sao khi tài năng của Mèo được phát hiện?

- Riêng thái độ của người anh ra sao?

- Vì sao người anh lại buồn rầu như vậy?

- Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh khi lén lút xem tranh của em?

- Tại sao người anh lại "lén trút ra một tiếng thở dài" sau khi xem tranh của em gái?

- Nếu cần nói lời khuyên em sẽ nói gì với người anh lúc này?

- HS: Ghen tị là thói xấu làm người ta nhỏ bé đi. Ghen tị sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người. Ghen tị với em, sẽ không có tư cách làm anh.

- Bức chân dung được miêu tả như thế nào?

- Tại sao tác giả viết: "Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ." Theo em đó là thứ ánh sáng gì?

- GV bình: Bức tranh là nghệ thuật. Sức mạnh của nghệ thuật là tìm kiếm cái Đẹp, làm cho con người, nâng con người lên bậc thang cao nhất của cái Đẹp, đó là chân - thiện - mĩ.

- Tìm những từ ngữ tả thái độ và tâm trạng của người anh lúc đó?

Giải nghĩa các từ giật sững, thôi miên?

+ Giật sững: (Bám lấy tay mẹ. )Đây là từ ghép: Giật mình và sững sờ.

+ Thôi miên: là từ chỉ trạng thái con người bị chế ngự mê man, vô thức không điều khiển được lí trí, bị thu hút cả tâm trí vào bức tranh.

- Phân tích lô gích diễn biến tâm trạng ấy?

- Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ: " Không phải con đâu. đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh?

- Tại sao bức tranh chứ không phải nhân vật nào khác lại có sức mạnh cảm hoá người anh đến thế?

- Theo em nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét ?Vì sao?

- Em có thích người anh như thế không?

- Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình và tài năng?

- Theo em tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh?

- Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện " đến thế?

GV bình: Cái gốc của nghệ thuật là ở tấm lòng tốt đẹp của con người dành cho con người. Sứ mệnh của nghệ thuật là hoàn thiện vẻ đẹp của con người. Đây là một ý tưởng nghệ thuật sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm này.

Hoạt động 2: tổng kết và luyện tập

- Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân những bài học gì?

- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, em học được điều gì?

Ghi nhớ - SGK tr35

*Hoạt động 3: Luyện tập

Viết đoạn văn thật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái? II.Đọc hiểu văn bản

 

docx 8 trang tuelam477 3780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81-84 - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Tân Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 81: VĂN BẢN: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
(Tạ Duy Anh)
1. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
a. ổn định tổ chức:
b. Dạy học bài mới: Khái quát về tình cảm anh em trong gia đình, để dẫn vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc hiểu chú thích
- GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu 1 đoạn.
Gv đọc, 3 HS đọc nối tiếp.
1 HS tóm tắt.
- Chuyện về hai anh em Mèo - Kiều Phương anh trai bực vì em nghịch.
- Mèo bí mật học vẽ, tài năng hội hoạ bất ngờ được phát hiện.
- Tâm trạng và thái độ của người anh trước sự việc ấy.
- Em gái thành công, cả nhà mừng vui.
- Người anh hối hận vô cùng.
- Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
* GV: nêu thêm: Tạ Duy Anh là hội viên hội nhà văn VN; hiện công tác tại nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ông đã từng nhận giải thưởng truyện ngắn nông thôn do báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài tiếng nói VN tổ chức; giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội...
- Gọi HS đọc 4 chú thích trong SGK
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản 
- Theo em truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
- Nhân vật chính trong truyện là ai? vì sao em cho đó là nhân vật chính?
- Có thể đặt lại nhan đề của truyện như thế nào?
- Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng. Em thấy tâm trạng người anh diễn biến trong các thời điểm nào?
- HS: Diễn biến qua các thời điểm:
+ Thái độ thường ngày đối với em
+ Khi mọi người thấy em có tài vẽ và được giải
+ Khi nhận ra hình ảnh của mình trong bức tranh của cô em gái.
- Trong cuộc sống thường ngày, người anh đối xử với em gái như thế nào?
I. Đọc - tìm hiểu chú thích
1. Đọc và tóm tắt.
 Yêu cầu đọc: Phân biệt rõ giữa lời kể, các đối thoại diễn biến tâm lí của nhân vật người anh.
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả, 
- Tạ Duy Anh sinh 9/9/1959 quê Hà Tây là cây bút trẻ nổi lên trong thời kì đổi mới văn học những năm 1980.
b. Tác phẩm:
- Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đạt giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi“của báo thiếu niên tiền phong 1998.
c. Giải nghĩa từ khó:
II.Đọc hiểu văn bản:
 1. Tìm hiểu chung về văn bản.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người anh xưng tôi.
- Nhân vật chính trong truyện là người anh và Kiều Phương 
- Nhân vật trung tâm là người anh.
- Đặt nhan đề khác:
+ Chuyện anh em Kiều Phương
+ Ân hận, ăn năn
+ Tôi muốn khóc quá!
2. Phân tích chi tiết
a. Nhân vật người anh:
a1. Trong cuộc sống thường ngày với cô em gái:
- Coi thường bực bội: Gọi em gái Kiều Phương là Mèo,
- Bí mật theo dõi việc em tự chế màu vẽ, chê bai em gái bẩn thỉu.
- Thấy em gái thích vẽ chỉ coi đó là trò nghịch ngợm của trẻ con không cần để ý đến việc “ Mèo con” đã vẽ những gì.
2. Củng cố, luyện tập:
- Suy nghĩ của em về thái độ của người anh đối với em gái như thế nào ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời. GV kết luận chung.
3. Hướng dẫn hs học ở nhà:
 - Soạn tiếp câu hỏi 3, 4,5 .
 - Học nội dung phần bài học
Tuần 22
Tiết 82: VĂN BẢN: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tiếp)
 (Tạ Duy Anh)
1. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
a. ổn định tổ chức: 
b. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản
- Thái độ của mọi người trong nhà ra sao khi tài năng của Mèo được phát hiện?
- Riêng thái độ của người anh ra sao?
- Vì sao người anh lại buồn rầu như vậy?
- Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh khi lén lút xem tranh của em?
- Tại sao người anh lại "lén trút ra một tiếng thở dài" sau khi xem tranh của em gái? 
- Nếu cần nói lời khuyên em sẽ nói gì với người anh lúc này?
- HS: Ghen tị là thói xấu làm người ta nhỏ bé đi. Ghen tị sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người. Ghen tị với em, sẽ không có tư cách làm anh.
- Bức chân dung được miêu tả như thế nào?
- Tại sao tác giả viết: "Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ." Theo em đó là thứ ánh sáng gì?
- GV bình: Bức tranh là nghệ thuật. Sức mạnh của nghệ thuật là tìm kiếm cái Đẹp, làm cho con người, nâng con người lên bậc thang cao nhất của cái Đẹp, đó là chân - thiện - mĩ.
- Tìm những từ ngữ tả thái độ và tâm trạng của người anh lúc đó?
Giải nghĩa các từ giật sững, thôi miên?
+ Giật sững: (Bám lấy tay mẹ... )Đây là từ ghép: Giật mình và sững sờ.
+ Thôi miên: là từ chỉ trạng thái con người bị chế ngự mê man, vô thức không điều khiển được lí trí, bị thu hút cả tâm trí vào bức tranh.
- Phân tích lô gích diễn biến tâm trạng ấy?
- Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ: " Không phải con đâu. đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh?
- Tại sao bức tranh chứ không phải nhân vật nào khác lại có sức mạnh cảm hoá người anh đến thế?
- Theo em nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét ?Vì sao?
- Em có thích người anh như thế không?
- Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình và tài năng?
- Theo em tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh?
- Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện " đến thế?
GV bình: Cái gốc của nghệ thuật là ở tấm lòng tốt đẹp của con người dành cho con người. Sứ mệnh của nghệ thuật là hoàn thiện vẻ đẹp của con người. Đây là một ý tưởng nghệ thuật sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm này. 
Hoạt động 2: tổng kết và luyện tập
- Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân những bài học gì?
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, em học được điều gì?
Ghi nhớ - SGK tr35
*Hoạt động 3: Luyện tập
Viết đoạn văn thật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái?
II.Đọc hiểu văn bản
2. Phân tích chi tiết
a. Nhân vật người anh:
a1. Trong cuộc sống thường ngày với cô em gái:
a2. Khi bí mật về tài vẽ của Mèo được chú Tiến Lê phát hiện:
- Mọi người: xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên (Bố, mẹ, chú Tiến Lê)
- Người anh: + Buồn rầu, muốn khóc, thất vọng 
- vì mình bất tài bị cả nhà lãng quên, bỏ rơi. Chú cảm thấy khó chịu hay gắt gỏng và không thể thân với em gái vì tài giỏi hơn mình. Người anh tự ái đố kị ngay cả với em ruột của mình.Þ đó là bước chuyển biến nhất trong diễn biến tâm trạng của người anh.
+ Lén xem tranh của em gái và thầm cảm phục tài năng của em gái mình . người anh càng trỏ nên hay gắt gỏng bực bội, xét nét vô cớ với em.
+ Miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triễn lãm tranh được giải của Mèo.
a3. Khi đứng trước bức chân dung rất đẹp của mình do em gái vẽ:
- “Trong tranh ..rất mơ mộng nữa”. 
Þ ánh sáng lạ ấy phải chăng là ánh sáng của lòng mong ước, của bản chất trẻ thơ: cả cặp mắt suy tư và mơ mộng nữa.Rõ ràng người em gái không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của anh trai mình.
- Tâm trạng của người anh.
+ Ngạc nhiên: vì hoàn toàn không ngờ em gái Mèo vẽ bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh.
+ Hãnh diện: tự hào vì hoá ra mình đẹp đẽ nhường ấy. Đây chính là niềm tự hào trẻ thơ chính đáng của người anh.
- Xấu hổ: vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái.
- Cuối truyện người anh đã nhận ra thói xấu của mình; nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của em gái; biết xấu hổ, người anh có thể trở thành người tốt như bức tranh của cô em gái.
2. Nhân vật người em - cô em gái Kiều Phương:
- Tính tình: hồn nhiên, tình cảm trong sáng, lòng độ lượng, nhân hậu.
- Tài năng: hội hoạ.
- Cả tài năng và tấm lòng nhưng nhiều hơn vẫn là tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người anh và nghệ thuật.
- Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập:
2. Củng cố, luyện tập:
- Suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương như thế nào ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời. GV kết luận chung.
3. Hướng dẫn hs học ở nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật .
 - Chuẩn bị bài luyện nói, mỗi em chuẩn bị 01 bài luyện nói theo yêu cầu ở phần I sách giáo khoa, chuẩn bị tốt dàn bài để nói,các em cần hết sức quan tâm đến quá trình nói cần giới thiệu về bản thân, nói phải đúng chủ đề, tự tin nói để hình thảnh kỹ năng nói trước nhiều người.
Tuần 22 
Tiết 83,84: 
LUYỆN NÓI 
VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH TRONG VĂN MIÊU TẢ
1. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
a. ổn định tổ chức: 
b. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của tiết luyện nói
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Lập dàn ý câu hỏi 
+ Theo em Kiều Phương là người như thế nào? từ các chi tiết về nhân vật này hãy miêu tả Kiều Phương theo tưởng tượng của em?
+ Hình ảnh người anh như thế nào? hình ảnh người anh trong bức tranh với hình ảnh người anh thực của Kiều Phương có khác không? 
- HS trao đổi dàn ý trong 5 phút
- Tự sửa dàn ý của mình
- GV nhận xét
- Mỗi nhóm chọn 1 đại biểu nói trước lớp, lớp nhận xét
I. Yêu cầu
-Tác phong: đàng hoàng, chững chạc, tự tin
- Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng.
- Nội dung: đảm bảo theo yêu cầu của đề.
II. Bài tập
Bài 1:
a. Nhân vật Kiều Phương:
- Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ
lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh
- Tính cách: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng
b. Nhân vật người anh:
- Hình dáng: không tả rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái, chẳng hạn: gầy, cao, đẹp trai, sáng sủa.
- Tính cách: ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn năn, hối lỗi.
- Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trai trong bức tranh thể hiện bản chất và tính cách của người anh qua cái nhin trong sáng, nhân hậu của người em.
Bài tập 2
- Nói về anh (chị) hoặc em mình?
- Chú ý quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và nhận xét làm nổi bật những điểm chính trung thực, không tô vẽ.
2. Củng cố, luyện tập:
 GV nhận xét giờ luyện nói: những ưu, khuyết điểm. 
3. Hướng dẫn hs học ở nhà:
Chuẩn bị tiếp bài tập 3,4,5.
Tuần 22
Tiết 83,84
LUYỆN NÓI
VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH TRONG VĂN MIÊU TẢ (tiếp)
1. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
a. ổn định tổ chức:
b.Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gv gợi ý cho HS theo cỏc câu hỏi
- Gọi HS trình bày trước lớp
- HS tự sửa
- Trình bày trước nhóm trong 10 phút sau đó trình bày trước lớp .
- GV gợi ý để HS tự sửa bài của mình.
- HS tự sửa
- Trìnhh bày trước tổ trong 10 phút sau đó trình bày trước lớp
- HS lắng nghe
- Gợi ý để HS về nhà viết bài tập 5
- Trong thế giới những câu chuyện cổ tích, người dũng sỹ xuất hiện khá nhiều. Họ đều là những nhân vật đẹp, nhân hậu và đặc biệt là khoẻ mạnh, dũng cảm.
- các em đã được học và đọc nhiều truyện cổ, vì thế bài này yêu cầu miêu tả nhân vật theo chí tưởng tượng của mình. Nội dung tuỳ thuộc vào khả năng tưởng tượng và liên tưởng của mỗi học sinh.
II. Bài tập
Bài tập 3
Lập dàn ý cho bài văn: tả một đêm trăng nơi em ở
- Đó là một đêm trăng như thế nào? ở đâu? (đẹp, đáng nhớ...)
- Đêm trăng có đặc sắc:
+ Bầu trời đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng, gió... (quan sát)
+ Những hình ảnh so sánh, liên tưởng, tưởng tượng...
+ VD: Một đêm trăng kì diệu: Một đêm trăng mà tất cả đất trời, con người, vạn vật như đang tắm gội bởi ánh trăng
Bài tập 4
- Lập dàn ý và nói trước lớp: Tả quang cảnh một buổi sáng trên biển
- Yêu cầu: Lập dàn ý tả cảnh biển buổi sáng, chú ý một số hình ảnh những liên tưởng tưởng tượng:
+ Bình minh: Cầu lửa
+ Bầu trời: Trong veo, rực lửa
+ Mặt biển: Phẳng lì như tấm lụa mênh mông
+ Bải cát: Min màng, mát rượi
+ Những con thuyền: Mật mỏi, uể oải, nằm nghếch đầu lên bãi cát
Bài tập 5
2. Củng cố.
GV nhận xet giờ luyện noí: những ưu, khuyết điểm và nêu một số em thực hiện luyện nói tốt, cần phát huy. Riêng đối với các em, chưa nói được hay trình bày còn run, cần hết sức chuẩn bị cho tốt hơn, mạnh dạn hơn để lần luyện nói sau thực hiện tốt hơn nữa.
Học sinh quan tâm, lắng nghe.
3. Hướng dẫn hs học ở nhà: Viết hoàn chỉnh bài 4,5 
Tuần 22
Tiết 83, 84
 TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN. VĂN BẢN: MƯA
( Trần Đăng Khoa) 
1. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
a. ổn định tổ chức:
b. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích, tác giả, tác phẩm
- GV đọc mẫu và cho HS đọc
- Thể thơ tự do, các câu văn ngắn.
- Nhịp thơ nhanh, gấp mạnh, mỗi câu thơ là một nhịp, ít vần chủ yếu là vần cách - thể hiện trận mưa rào ở thôn quê mùa hạ.
- Học sinh tự đọc các chú thích trong sách giáo khoa.
- GV cho HS đọc giới thiệu SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
- Bài thơ tả cảnh mưa vào mùa nào? Thuộc vùng nào?
- Nêu một số VD cụ thể để chứng tỏ rằng Trần Đăng Khoa trong cơn mưa đã miêu tả mỗi sự vật rất nổi bật, tiêu biểu, rõ từng nét riêng về hình dáng, hành động trước và trong cơn mưa?
- Có một biện pháp NT được sử dụng rất phổ biến trong bài thơ đó là biện pháp NT gì?
- Cách cảm nhận thiên nhiên của TĐK trong bài thơ này vừa hồn nhiên, trẻ thơ, vừa sâu sắc và in đậm dấu ấn của thời kháng chiến chống Mỹ. Em hãy làm rõ nhận xét trên?
 Em có nhận xét gì về hình ảnh cuối bài?
Hoạt động 3: Tổng kết 
- Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào từ bài thơ?
- Em nhận thức được gì về nghệ thuật thơ qua bài Mưa?
I.Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc bài thơ: 
2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 quê Nam Sách - Hải Dương hiện đang công tác ở tạp chí Quân đội.
- Bài thơ sáng tác năm 1967
- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, cảnh trận mưa rào mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
II. Tìm hiểu bài thơ:
1.Cảnh trước khi mưa: 
Đàn mối bay ra, mối trẻ, mối già, đàn kiến tránh mưa,bầu trời đầy mây đen, cây mía múa gươm.
2. Cảnh trong khi mưa: 
Mưa rào rào ù ù, rơi lộp bộp, cóc nhảyÞ từng sự vật đều được tả chính xác ở nét nổi bật nhất, rất phù hợp với chúng kể cả về hình dáng và trong hoạt động.
- Hầu như trong suốt bài thơ các sự vật đều được gọi tên và gán cho chúng những dáng vẻ, tính chất hoặc động tác giống như con người. Đó là biện pháp NT nhân hoá.
- Đoạn thơ: Ông trời...Đầy đường
Þ Âm vang một thời chống Mỹ hào hùng được tái hiện qua 3 hình ảnh: bầu trời, ngọn mía, kiến chạy mưa.
- Con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ vừa mang tính chất cụ thể, khái quát biểu tượng vừa ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên toát lên những tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình. Gợi ấn tượng đẹp, khoẻ của người nông dân lao động VN thời đánh Mỹ.
III. Tổng kết: ( Ghi nhớ sách giáo khoa)
2. Củng cố, luyện tập:
 Đọc diễn cảm bài thơ.
Tình cảm của em đối với thiên nhiên sau khi học bài thơ?
3. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài: 
+ Văn bản: Vượt thác: Đọc văn bản và nêu giá trị nội dung- nghệ thuật văn bản.
+ So sánh ( tt): Đọc và trả lời câu hỏi phần I sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_81_84_nam_hoc_2019_2020_truong_tr.docx