Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm danh từ:
+ Nghĩa khái quát của danh từ.
+ Đăc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, năng lực nhận diện và phân loại danh từ
3. Phẩm chất :
- Có ý thức học tập để biết cách sử dụng tốt vốn danh từvà tình cảm yêu quý Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, bài dạy.
- Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
TUẦN 11 Ngày soạn: 12/11/2020 - Ngày giảng:...,.../11/2020 PPCT TIẾT 42 – BÀI: THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. 2. Năng lực : - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. 3. Phẩm chất: Thận trọng khi đánh giá một sự vật, sự việc, con người, không xem xét chủ quan phiến diện. B. Chuẩn bị: 1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài, bài giảng. 2.HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. C. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Kể lại truyện Ếch ngồi đáy giếng. - Bài học rút ra sau khi học xong truyện là gì? 3. Bài mới : *Hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV:HS đóng vai GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS *Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Hướng dẫn đọc . HS đọc Nhận xét cách đọc Tìm những chú thích là từ láy? Xác định bố cục truyện ? Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản - Các thầy bói đều có đặc điểm chung nào? - Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào? Thông thường muốn xem sự vật ta phải dùng giác quan nào ? Vậy cách xem của các thầy có gì đặc biệt ? Nhân dân muốn biểu hiện thái độ gì đối với các thầy bói ? Giễu cợt, phê phán nghề thầy bói - Sau khi tận tay sờ voi, các thầy lần lượt nhận định về voi như thế nào ? - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong việc diễn tả các thầy bói phán về voi? tác dụng ? Việc các thầy đều khẳng định mình là đúng có cơ sở không ? Vì sao? Chỉ đúng với một bộ phận chứ không đúng với toàn bộ con voi Sai lầm trong nhận thức của các thầy ? Chỉ sờ một bộ phận – nói toàn thể Thái độ của các thầy khi nói về voi ? - HS: Thầy nào cùng khẳng định mình đúng, phủ định ý kiến người khác: "tưởng hoá ra"không phải"; " đâu có"; "ai bảo" - Các thầy bói về voi là do mắt kém hay còn do nguyên nhân nào khác ? Các thầy bói sai về phương pháp nhận thức -GV chốt: Đây là thái độ chủ quan sai lầm khi đánh giá voi. Điều này chứng tỏ sự nhận thức phiến diện “mù” về nhận thức và phương pháp - Kết quả cuộc tranh luận ? - Nguyên nhân của kết cục đó ? - HS: Sai lầm trong nhận thức Thảo luận : Qua sự việc này, nhân dân muốn tỏ thái độ gì đối với nghề thầy bói ? Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn này là gì ? Đại diện nhóm dán phiếu học tập lên bảng . Nhóm khác nhận xét GV nhận xét, kết luận Nghệ thuật của truyện ngụ ngôn ? - HS: Mượn chuyện của con người để khuyên răn người đời một bài học sâu sắc. Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì cho bản thân ? - HS đọc ghi nhớ SGK I. Tìm hiểu chung : 1. Đọc : 2. Chú thích : 3. Bố cục : Mở bài: Giới thiệu 5 ông thày bói đi xem voi. Thân bài: Diễn biến sự việc xem voi. Kết bài: Hậu quả của việc cãi nhau. II. Tìm hiểu văn bản : 1. Các thầy bói xem voi: - Hoàn cảnh xem voi: buổi ế hàng, ngồi tán gẫu - Cách xem voi: Mỗi người sờ một bộ phận. 2. Các thầy bói phán về voi: - Voi là: + xun xun như con đỉa . + chần chẫn như cái đòn càn + bè bè như cái quạt thóc . + sừng sững như cái cột đình + tun tủn như cái chổi sể cùn à Nghệ thuật so sánh, sử dụng từ láy =>tô đậm sai lầm nhận thức về cách phán voi của các thầy . 3. Hậu quả của việc xem voi . - Đánh nhau toác đầu chảy máu . à Châm biếm thói hồ đồ của nghề thầy bói. 4. Nghệ thuật: Cách nói bằng ngụ ngôn có tính giaó huấn sâu sắc . Tạo nên tiếng cười sâu sắc Nghệ thuật phóng đại . 5. Ý nghĩa : Khi tìm hiểu một sự vật , sự việc nào đó, phải xem xét chúng một cách toàn diện . * Ghi nhớ ( sgk) *Hoạt động luyện tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 3 : luyện tập HS lên bảng làm bài tập HS nhận xét. GV nhận xét, kết luận. ( Đáp án A ) III. Luyện tập - Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Bài học chính của truyện " Thầy bói xem voi" là gì ? A. Cần phải xem xét toàn diện sự vật, hiện tượng mới đưa ra nhận xét. B. Nhận xét hồ đồ là một thói sấu đáng cười. C. Không nên phủ nhận ý kiến của người khác. D. Không nên quá tự tin vào bản thân. *Hoạt động vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt - Em hiểu gì về câu thành ngữ “Thày bói xem voi”? - Qua truyện em rút ra bài học gì cho bản thân? *Hoạt động tìm tòi mở rộng Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Tìm đọc thêm các truyện ngụ ngôn 4.Củng cố : 5. Dặn dò: - Đọc- kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc. - Sưu tầm truyện ngụ ngôn có nội dung giống “ Thầy bói xem voi” - Đọc và nghiên cứu bài Danh từ ( Tiếp). Ngày soạn: 12/11/2020 - Ngày giảng:...,.../11/2020 PPCT TIẾT 43 – BÀI: DANH TỪ I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Khái niệm danh từ: + Nghĩa khái quát của danh từ. + Đăc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp). - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng. - Quy tắc viết hoa danh từ riêng. 2. Năng lực : - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, năng lực nhận diện và phân loại danh từ 3. Phẩm chất : - Có ý thức học tập để biết cách sử dụng tốt vốn danh từvà tình cảm yêu quý Tiếng Việt. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, bài dạy. - Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm 2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài. III. Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới *Hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV:GV đưa ví dụ: nhà cửa, bàn ghế, sách bút, con người (?) Các từ trên thuộc từ loại gì? - Là danh từ. Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm danh từ và phân loại danh từ GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS *Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của danh từ. - HS đọc ví dụ . Xác định danh từ trong cụm in đậm trong câu? Trước và sau danh từ trong cụm danh từ còn có những từ nào? Tìm các danh từ khác trong câu? - Các danh từ khác: Vua, làng, gạo nếp, thúng, Các danh từ này biểu có ý nghĩa gì? Danh từ thường làm chức vụ gì trong câu? - HS: Đọc ghi nhớ GV chốt: Danh từ là những từ chỉ người, vật , hiện tượng, khái niệm. Danh từ kết hợp với số từ, chỉ trừ danh từ làm chủ ngữ trong câu. Hoạt động 2: Phân loai danh từ. - HS đọc và nêu yêu cầu ví dụ . Nghĩa của từ in đậm có gì khác danh từ đứng sau? Thay thế các từ in đậm = từ khác rồi rút ra nhận xét. Trường hợp nào thay đổi. + Thay con bằng chú, bác + Thay viên bằng tên, ông -> Đơn vị tính, đếm, đo lường không thay đổi vì các từ này không chỉ số đo, số đếm ( đơn vị tự nhiên). - Trường hợp nào không thay đổi. VD: + Thay thúng = rổ, rá, bồ + Thay tấn = tạ, cân -> đơn vị đo lường sẽ thay đổi. GV chốt: có 2 loại danh từ : danh từ chỉ sự vật danh từ chỉ đơn vị - Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm. + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. + Danh từ chỉ đơn vị quy ước. + Danh từ chỉ đơn vị quy ước gồm: Quy ước chính xác. Quy ước ước chừng. - HS đọc ghi nhớ I. Đặc điểm của danh từ. 1. Ví dụ ( SGK) 2. Nhận xét - Danh từ: con trâu - “ba”->chỉ số lượng - “ấy” ->là chỉ từ .=> Biểu thị ý nghĩa chỉ người, vật, khái niệm... - Danh từ kết hợp với từ chỉ số lượng đứng trước và chỉ từ đứng sau. - Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu - Danh từ làm vị ngữ khi có từ là đứng trước. * Ghi nhớ 1 ( sgk) II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 1. Ví dụ ( sgk) 2. Nhận xét * Danh từ : - con , viên chỉ loại - thúng, tạ chỉ đơn vị đo lường - Danh từ đứng sau: ( trâu, gạo, quan, thóc) chỉ sự vật, người ... * Trường hợp không thay đổi: danh từ chỉ loại, chỉ đơn vị tự nhiên. - Trường hợp thay đổi: danh từ chỉ đơn vị đo lường, quy ước. * Ghi nhớ 2 ( sgk) *Hoạt động luyện tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1( Cá nhân) Đọc và nêu yêu cầu. Liệt kê danh từ chỉ sự vật em biết và tự đặt câu: Học nhóm: Bài 2: tổ 1-2 , Bài 3 : tổ 3-4 Đại diện trả lời . Nhận xét GV bổ sung và đánh giá . . III. Luyện tập. Bài 1 * Danh từ: Đất, trời, cây, người, lợn, gà, công nhân, giáo viên, bác sĩ, học sinh ... * Đặt câu: - Tôi là học sinh lớp 6. - Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé. Bài 2: - Danh từ đứng trước danh từ chỉ người. + Ông, bà, cô, chú, bác, chị, ngài, viên, vị... + Cái , con, tấm, bức, quyển. Bài 3: - Mét, tạ, phân, li, kg, gam ( chính xác) - Mở, đoạn, nắm, bỏ ( ước chừng) 4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ. - Nêu đặc điểm của danh từ , chỉ rõ sự phân loại danh từ . - BT: thay từ lá trong lá thư bằng các từ: Bức, chiếc, cái. Nêu rõ ý nghĩa . 5. Dặn dò: - Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu. - Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả. - Đọc và soạn bài: Cụm danh từ. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 15/11/2020 - Ngày giảng:...,.../11/2020 PPCT TIẾT 44 – BÀI: CỤM DANH TỪ A. Mục tiêu : 1. Kiến thức - Nghĩa của cụm danh từ. - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ. - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ. - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ. 2. Năng lực : - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đặt câu có sử dụng cụm danh từ. 3. Phẩm chất : - Có ý thức sử dụng đúng cụm danh từ ,nói và viết đúng. B. Chuẩn bị : 1.GV: - Bài giảng, sgk. 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. C. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm của danh từ ? -Các loại danh từ ? 3. Bài mới : *Hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV: Cho HS đặt câu có sử dụng danh từ. Từ câu đó GV dẫn dắt, nếu thiếu các từ ngữ đứng xung quanh DT thì nghĩa của câu có thay đổi không? GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS *Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1 :Tìm hiểu cụm danh từ: - GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK - HS đọc ví dụ (Bảng phụ) Các từ ngữ được in đậm này bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? ( Danh từ trung tâm : ngày, túp lều, vợ chồng ) Các tổ hợp từ trên được gọi là gì ? Cụm danh từ là gì ? - GV:So sánh các cách nói sau : (Bảng phụ) + túp lều / một túp lều + một túp lều / một túp lều nát + một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển . Em có nhận xét gì về nghĩa của một cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ? Cụm danh từ đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu ? HS đọc ghi nhớ SGK. Tìm một danh từ phát triển thành một cụm danh từ và đặt câu với cụm danh từ ấy ? Em có nhận xét gì về cụm danh từ ? Hoạt động 2: Tìm cấu tạo của cụm danh từ: GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần II SGK HS đọc ví dụ Tìm các cụm danh từ trong câu văn trên ? HS: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, năm sau, cả làng, chín con Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ . GV treo bảng phụ . -HS điền vào mô hình . Nhận xét GV chốt trên bảng phụ Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào ? -HS: + Phần trước: ba, chín, cả . + Phần trung tâm: làng,thúng gạo, con trâu, con năm, làng. + Phần sau: ấy, nếp, đực, sau. I. Cụm danh từ: 1. Ví dụ : ( sgk) 2. Nhận xét Ngày < xưa DTTT hai > vợ chồng < ông lão đánh cá DTTT một > túp lều < nát trên bờ biển DTTT * Ghi nhớ : sgk . 3. Ví dụ : Các bạn học sinh lớp 6/3 rất ngoan. II. Cấu tạo của cụm danh từ: . 1. Ví dụ : ( sgk ). Phần trước Phần trung tâm Phần sau T1 T2 T1 T2 s1 s2 cả ba ba ba chín làng thúng con con con năm gạo trâu trâu làng nếp đực sau ấy ấy 4. Củng cố: - Cụm danh từ có đặc điểm gì về cấu tạo? - So sánh vai trò của cụm danh từ với danh từ. - Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ. 5. Dặn dò: - Nhớ các kiến thức về danh từ và cụm danh từ. - Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo cụm danh từ. - Đọc và soạn bài: Cụm danh từ (tiếp theo). Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.doc