Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

A. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, kể chuyện tưởng tượng

3. Phẩm chất :

- Có ý thức tự lập, tự sáng tạo.

B. Chuẩn bị :

1. GV: - Bài giảng, sgk.

2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học: TIẾT 1

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là kể chuyện đời thường?

- So sánh truyện “Chân, tay, mắt , miệng” với chuyện “Thằng ngố,” để thấy được kể chuyện tưởng tượng khác đời thường ntn?

 

doc 6 trang tuelam477 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 06/12/2020 - Ngày giảng: 07, 08/12/2020
PPCT TIẾT 53, 54 – BÀI: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm số và lượng từ.
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ. 
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ.
 + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
 + Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Năng lực: 
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
3. Phẩm chất: 
- Yêu Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị : 
1. GV: - Bài giảng, sgk.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho cụm danh từ và yêu cầu HS điền vào mô hình cụm DT.
3. Bàì mới :
Tiết 1: *Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: GV chép lên bảng câu: Những em học sinh chăm ngoan ấy. Cho HS ghi vào mô hình cấu tạo cụm danh từ
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu số từ
Treo bảng phụ ghi ví dụ .
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- HS: Thuộc từ loại danh từ
 Em nhận xét về vị trí của các từ in đậm so với danh từ
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ
Em hiểu thế nào là số từ?
- GV: Lưu ý có trường hợp
+ Đi hàng ba ->số lượng đứng sau danh từ
+ Một mâm bánh -> Số lượng đứng trước danh từ
 Em hiểu từ đôi nghĩa là gì? So sánh một đôi với một trăm, một nghìn?
- HS: Từ đôi không phải là số từ.
- GV: Lưu ý HS phân biệt số từ với danh từ
 chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa về số lượng( tá, cặp, chục...)
Danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng?
GV chốt: số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự.
Số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ.
Số từ chỉ thứ tự đứng sau danh từ
Hoạt động 2: Tìm hiểu lượng từ
- HS đọc ví dụ
Các từ in đậm trong đoạn trích có gì giống và khác số từ về ý nghĩa và vị trí?
Thế nào là lượng từ?
Điền các từ trong cụm danh từ vàomô hình?
 Nghĩa của từ “cả” khác nghĩa của các từ ( các, những, mấy) như thế nào ?
 Tìm các từ chỉ ý nghĩa tổng lượng?
GV chốt: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật . Có 2 loại: 
+ Lượng từ chỉ tổng lượng và toàn thể: Tất cả, toàn thể, tất thảy...
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa và tập hợp hay phân phối: những, mọi, mỗi, từng, nơi, vài...
- HS đọc phần ghi nhớ ( SGK)
I. Số từ :
 1. Ví dụ :( sgk)
 2. Nhận xét
a: từ in đậm đứng trước danh từ
b: từ in đậm đứng sau danh từ
- Bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng số thứ tự cho danh từ
- Là từ chỉ số lượng và số thứ tự
- Khi biểu thị số lượng của sự vật, số từ đứng trước danh từ.
Ví dụ: Hai chàng, một trăm ván cơm nếp, ba học sinh, năm cái bàn
- Khi biểu thị số thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ.
Ví dụ: Bác Hai, Hùng Vương thứ sáu
* Lưu ý: cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị
Ví dụ: các từ: đôi, tá, chục, cặp...là danh từ chỉ đơn vị
 * Ghi nhớ ( SGK)
II. Lượng từ :
 1. Ví dụ( SGK)
 2. Nhận xét
- Các từ in đậm:
+ Giống số từ có ý nghĩa về lượng, đứng trước danh từ.
+ Khác số từ: ý nghĩa số lượng không cụ thể chỉ là nhiều hoặc ít.
- Là từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật đứng trước danh từ.
Phụ trước
TT
Phụ sau
T2
T1
T1
T2
S1
S2
Cả
Các
Mấy vạn
Những
Kẻ
Hoàng tử
Tướng lĩnh
Thua đậm
- Cả - từ mang ý nghĩa tổng lượng. những, các , mấy... mang ý nghĩa tập hợp phân phối.
 * Ghi nhớ ( SGK)
Tiết 2: *Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập
- GV: Chép bài tập ra bảng phụ -> Yêu cầu HS học nhóm . Tổ 1: bài 1 ,Tổ 2 :bài 2,Tổ 3-4 ; bài 3
 Đại diện trả lời . Nhận xét .
.Gvđánh giá .
Tìm một số từ và xác định ý nghĩa.
 Từ in đậm : Trăm, ngàn, muôn dùng với ý nghĩa gì?
GV lưu ý HS: Trong văn cảnh này trăm, ngàn là lượng từ còn bình thường là số từ.
Phân biệt nghĩa của từ từng, mỗi
III. Luyện tập:
Bài 1
- Số từ : Một, hai, ba ( số lượng)
 bốn, năm ( số thứ tự)
 năm ( số lượng)
Bài 2
Trăm, ngàn, muôn trong bài này là những lượng từ chỉ số nhiều, rất nhiều không cụ thể.
Bài 3
- Từng: mang ý nghĩa trình tự hết cá thể này đến cá thể khác.
- Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh tách riêng không mang ý nghĩa lần lượt.
4. Củng cố :
	- Nhắc lại khái niệm số từ và lượng từ
	- Phân nhóm số từ và lượng từ
5. Dặn dò: 
	- Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ.
	- Ôn tập truyện dân gian
 - Chuẩn bị bài mới: Kể chuyện tưởng tượng
 - Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 09/12/2020 - Ngày giảng: 10/12/2020
PPCT TIẾT 55, 56 – BÀI: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Mục tiêu : 
1. Kiến thức:
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, kể chuyện tưởng tượng
3. Phẩm chất : 
- Có ý thức tự lập, tự sáng tạo.
B. Chuẩn bị : 
1. GV: - Bài giảng, sgk.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học: TIẾT 1
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là kể chuyện đời thường?
- So sánh truyện “Chân, tay, mắt , miệng” với chuyện “Thằng ngố,” để thấy được kể chuyện tưởng tượng khác đời thường ntn?
3. Bài mới : 
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn kể chuyện tưởng tượng.
-HS: đọc truyện ngụ ngôn “Chân,Tay, Tai, Mắt,Miệng”
 Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì?
- Các bộ phận cơ thể thành những nhân vật,có nhà riêng.
- Chân , tay, tai, mắt chống lại lão Miệng. Cuối cùng hiểu ra, hoà thuận lại như cũ
Trong thực tế có chuyện này không?
Chi tiết nào dựa trên cơ sở thực tế? 
Các bộ phận có nhiệm vụ khác nhau (mắt, nhìn tai nghe, tay làm...)
Cơ thể là một thể thống nhất, miệng ăn thì các bộ phận khác mới khoẻ
Sự tưởng tượng ở đây thể hiện một ý nghĩa nào của thực tế?
 Trong xã hội, ta phải nương tựa vào nhau tách rời nhau thì không tồn tại được.
Tưởng tượng trong văn tự sự có phải là tuỳ tiện hay nhằm mục đích gì?
GV chốt lại .
- HS đọc truyện “Lục súc tranh công” 
 Truyện tưởng tượng ra những gì ? 
Tưởng tượng: 6 con gia súc biết nói tiếng người, biết kể công, kể khổ.
Truyện có dựa trên cơ sở thực nào không? 
 Sự thật: Cuộc sống, công việc, đặc điểm của từng giống vật
Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
Nhằm nhắc nhở không nên so bì nhau.- HS đọc truyện “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu”
Truyện tưởng tượng ra những gì ?
 Tưởng tượng ra một giấc mơ.
Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? 
- HS: Giúp hiểu sâu thêm về truyền thuyết Lang Liêu- Thời các vua Hùng
 Qua các câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng ?
Yếu tố tưởng tượng có vai trò, tác dụng gì trong văn tự sự ?
- HS đọc ghi nhớ SGK
 Nếu tưởng tượng gà đi cày, chó kéo xe, lợn ăn cỏ... có được không.
GV chốt: muốn kể chuyện tưởng tượng phải dựa trên cơ sở thực tế, có ý nghĩa, tưởng tượng thêm phong phú.
- HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu về văn kể chuyện tưởng tượng.
1.Tìm hiểu truyện Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Tưởng tượng không được tuỳ tiện mà phải dựa vào logic tự nhiên, tưởng tượng nhằm thể hiện một tư tưởng ( chủ đề) tức là khẳng định cái logic tự nhiên không thể thay đổi được.
2. Tìm hiểu truyện: 
a. Truyện “Sáu con gia súc so bì tranh công”
 b. Truyện "Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu"
 c. Kể một câu chuyện tưởng tượng là
 dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những câu chuyện có sẵn trong sách vở hoặc trong cuộc sống, nhưng phải có một ý nghĩa nào đó. Phải dựa vào một phần sự thật, sự thật ấy phải có ý nghĩa.
 * Ghi nhớ sgk
*Hoạt động luyện tập: TIẾT 2
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Hình dung cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
HS viết đoạn văn theo gợi ý
II. Luyện tập:
Bài 1
 a. Mở bài:
- Trận lũ lụt khủng khiếp sảy ra.
- Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến trên chiến trường mới.
b. Thân bài:
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công bằng vũ khí cũ nhưng mạnh và ác gấp bội.
- Sơn Tinh chống lũ lụt, huy động sức mạnh tổng lực: Đất, đá, xe ben, xe Ka ma, tàu hoả, trực thăng 
- Các phương tiện thông tin hiện đại: Vô tuyến, di động, loa giúp ứng cứu kịp thời.
- Cảnh bộ đội, công an giúp dân chóng lũ
- Cảnh cả nước quyên góp ủng hộ nhân dân lũ
- Cảnh những chiến sỹ hết mình vì dân và hi sinh.
c. Kết bài:
Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa thua trận.
Bài 4:
- Xe đạp không ô nhiễm, tiện lợi, có tác dụng rèn sức khoẻ, là người bạn của HS. Nhưng sức chở ít không cơ động.
- Xe máy nhanh nhẹn, tiện lợi , cơ động nhưng mất tiền mua xăng, ô nhiễm, sức chở không nhiều.
- ô tô: sức chở lớn, tránh được mưa nắng, độ an toàn cao, nhưng tốn xăng, ô nhiễm cần phải có nhà để xe, phải học bài bản mới lái được.
4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Nêu cách kể chuyện tưởng tượng.
5. Dặn dò:
- Học thuộc lí thuyết
- Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Chuẩn bị bài: Cụm động từ.
Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_14_nam_hoc_2020_2021_truong_van_m.doc