Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt
Phẩm chất:
- Có ý thức sử dụng cụm động từ hợp lí trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị :
1. GV: - Bài giảng, sgk.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của động từ?
- So sánh động từ với danh từ?
- Trình bày sự phân loại của động từ?
Ngày soạn: 13/12/2020 - Ngày giảng: 14,15/12/2020 PPCT TIẾT 57 – BÀI: ĐỘNG TỪ A. Mục tiêu : 1. Kiến thức - Khái niệm động từ: + Ý nghĩa khái quát của động từ. + Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ,chức vụ ngữ pháp của động từ). - Các loại động từ. 2. Năng lực : - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt. 3. Phẩm chất : - Có ý thức sử dụng động từ hợp lí . B. Chuẩn bị : 1. GV: - Bài giảng, sgk. 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. C. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chỉ từ là gì? Nêu ý nghĩa của chỉ từ? - Đặt câu văn có chỉ từ.. 3. Bài mới: *Hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV: GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS *Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của động từ - HS đọc ví dụ - Yêu cầu học sinh nhắc lại KN động từ đã học ở tiểu học. - Đđộng từ: là những từ chỉ HĐ. - Tìm các động từ trong câu. - HS: Trả lời - Nêu ý nghĩa khái quát của động từ? - HS: Trả lời - So sánh sự khác biệt giữa động từ:ĐT và danh từ. - HS: Trả lời GV chốt: Động từ là những từ chỉ HĐ, trạng thái. Động từ làm VN trong câu, thường kết hợp với đã, sẽ, đang. - HS ghi nhớ. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại động từ - HS: Đọc và nêu yêu cầu của ví dụ ? Xếp các động từ vào bảng phân loại? ? Tìm các động từ có đặc điểm tương tự như trong các động từ trong bảng trên? ? Em thấy động từ chia làm mấy nhóm? GV chốt: có 2 nhóm động từ: Động từ:tình thái và động từ:ĐT chỉ HĐ trạng thái. - HS ghi nhớ. I. Đặc điểm của động từ 1. Ví dụ: (SGK) 2. Nhận xét: - Các động từ: a. Đi, đến, ra, hỏi b. Lấy, làm, lễ c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, để, cất -> Các động từ có ý nghĩa chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Danh từ - Làm chủ ngữ trong câu. - Không kết hợp với đã, sẽ, đang. - Làm VN có từ là đứng trước. Động từ - Làm VN trong câu. - Kết hợp với đã, sẽ, đang. - Làm chủ ngữ sẽ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ. * Ghi nhớ sgk II. Các loại động từ 1. Ví dụ: (SGK) 2. Nhận xét: Đòi hỏi động từ ¹ đi kèm Không đòi hỏi động từ: ¹ đi kèm Trả lời câu hỏi làm gì? Trả lời các câu hỏi làm sao, thế nào? VD Dám, toan, định, Muốn, chợt, thích đi, chạy, cười, đọc,hỏi,đứng buồn,đau,gãy,nứt,ghét,vui, nhức,yêu ăn, ngủ, đạp, gõ * 2 nhóm động từ:ĐT: + Đđộng từ:T tình thái (có ĐT ¹ đi kèm) + Đđộng từ:T chỉ HĐ, trạng thái gồm 2 loại nhỏ: Đđộng từ:T chỉ HĐ trả lời câu hỏi: làm gì? Đđộng từ:T chỉ trạng thái trả lời câu hỏi: làm sao? * ghi nhớ (SGK) *Hoạt động luyện tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập - HS: Đọc yêu cầu bài tập ? Tìm động từ:ĐT trong truyện: “Lợn cưới áo mới” cho biết những động từ:ĐT ấy thuộc loại nào? - HS: Trả lời - HS: Đọc yêu cầu bài tập ? Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? Từ nào? Vì sao? III. Luyện tập: Bài 1: - Các động từ:khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, khen, thấy, hỏi, chợt, chạy, giơ, bảo, tức. + Động từ: tình thái: chợt, tức, liền, hay + Động từ: hành động: khoe, may, đem, ... Bài 2: - Nằm ở 2 từ: cầm, đưa + Cầm: nhận lấy từ người ¹ về mình. + Đưa: trao vật từ mình cho người *Hoạt động vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Chính tả nghe viết: một đoạn trong bài “Con hổ có nghĩa” 4.Củng cố: - Nêu đặc điểm của động từ. - Động từ được phân loại như thế nào? 5. Dặn dò: - Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. - Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu. - Chuẩn bị bài Cụm động từ. - Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 13/12/2020 - Ngày giảng: 14,15/12/2020 PPCT TIẾT 57 – BÀI: CỤM ĐỘNG TỪ A. Mục tiêu : 1. Kiến thức - Nghĩa của cụm động từ. - Chức năng ngữ pháp của cụm động từ. - Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ. - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ. 2. Năng lực : - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt Phẩm chất: - Có ý thức sử dụng cụm động từ hợp lí trong giao tiếp. B. Chuẩn bị : 1. GV: - Bài giảng, sgk. 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. C. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của động từ? - So sánh động từ với danh từ? - Trình bày sự phân loại của động từ? 3. Bài mới *Hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV:Đặt một câu có động từ. GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS *Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cụm động từ - HS: Đọc ví dụ SGK. ? Hãy tìm các ĐT có trong câu. ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? ? Lược bỏ những từ in đậm và nhận xét? ? Từ in đậm có vai trò gì? ? Cụm ĐT được tạo thành ntn? ? Nhận xét về HĐ của cụm ĐT trong câu? GV chốt: Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT và 1 số từ ngữ phụ thuộc tạo thành. - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn ĐT nhưng cấu tạo phức tạp hơn ĐT, có chức năng như ĐT. - HS: Đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của cụm động từ - HS: Đọc và tìm cụm ĐT ở VD phần I. - HS vẽ mô hình cấu tạo của cụm ĐT và điền vào mô hình. ? Cụm ĐT gồm mấy bộ phận, là những bộ phận nào? ? Các phần phụ trước bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT? ? Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa gì? GV chốt: Cụm ĐT gồm 3 phần (phần trước, TT, phần sau) phần trước bổ sung ý nghĩa, QH TG, sự tiếp diễn, khuyến khích hoặc ngăn cản, khẳng định hoặc phủ định. Phần sau bổ sung ý nghĩa về đối tượng, thời gian, địa điểm, MĐ, nguyên nhân, phương tiện, cách thức .... HS: Đọc ghi nhớ I. Cụm động từ : 1. Ví dụ: (SGK) 2. Nhận xét: - Động từ: đi, ra, hỏi đã < đi nhiều nơi, cũng < ra những câu đố - Nếu lược bỏ các từ in đậm thì từ được bổ nghĩa trở nên tối nghĩa. - Cụm ĐT do ĐT và một số ngữ phụ thuộc tạo thành. - Cụm ĐT HĐ trong câu như ĐT khi làm CN, ĐT sẽ không có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm. * Ghi nhớ ( SGK) II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 1. VD: Phần TT Phần sau Đã cũng đi ra nhiều nơi những...người. 2. Nhận xét Cụm ĐT gồm 3 phần ( phần trước, TT, phần sau) Phần trước bổ sung ý nghĩa : + Quan hệ thời gian, + Tiếp diễn tương tự + Khuyến khích hoặc ngăn cản + Khẳng định hoặc phủ định - Phần sau bổ sung ý: * Ghi nhớ ( SGK) *Hoạt động luyện tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ? Tìm các cụm động từ trong câu sau: - GV: Giao nhiệm vụ hoạt động nhóm: + Nhóm 1: Tìm cụm động từ ý a. + Nhóm 2: Tìm cụm động từ ý b. + Nhóm 3: Tìm cụm động từ ý c. - HS: Các nhóm trả lời -> Nhóm khác bổ sung. - GV: Kết luận - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. ? Điền các cụm động từ đã tìm được ở BT1 vào mô hình - HS: Điền vào mô hình - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. ? Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ in đậm III. LUYỆN TẬP Bài 1 a. Còn đang đùa nghịch ở sau nhà. b. Yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. c. Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé... nọ Bài 2: Phần trước TT Phần sau Còn, đang Muốn đành đùa nghịch yêu thương kén tìm cách có đi ở sau nhà Mị Nương hết mực... cho con một người chồng... giữ sứ thần... nọ Bài 3: - Hai phụ ngữ in đậm chưa, không đều có ý nghĩa phủ định + Chưa: phủ định tương đối. *Hoạt động vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của truyện “Treo biển”. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó. 4. Củng cố: - Cụm Đt là gì? hoạt động của cụm động từ trong câu. - Trình bày cấu tạo của cụm ĐT. 5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về động từ. - Đọc và soạn bài: Ôn tập truyện DG: Truyện ngụ ngôn, truyện cười(Văn bản) - Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 16/12/2020 - Ngày giảng: 17/12/2020 PPCT TIẾT 59, 60 – BÀI:ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN: TRUYỆN NGỤ NGÔN, TRUYỆN CƯỜI (Văn bản) A.Mục tiêu : 1. Kiến thức - Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyện cười, truyện ngụ ngôn. - Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dan gian đã học. 2. Năng lực : - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, năng lực so sánh, cảm nhận 3. Phẩm chất : - Có thái độ học tập đúng đắn, yêu mến văn học dân gian. B. Chuẩn bị: 1. GV: Bài giảng, sgk,... 2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk . C. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại chuyện cười “Treo biển, Lợn cưới áo mới” - Em hiểu thế nào là truyện cười? Nêu ý nghĩa hai truyện vừa học. 3. Bài mới : *Hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV: GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS *Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1 : Ôn lại định nghĩa các loại truyện dân gian. Em đã được học những thể loại truyện dân gian nào ? - HS thảo luận nhóm (Thời gian: 3') - GV giao nhiệm vụ + Nhóm 1: Thế nào là truyền thuyết ? kể tên các truyền thuyết đã học ? + Nhóm 2: Thế nào là truyện cổ tích ? Kể tên các truyền thuyết em đã học ? + Nhóm 3: Thế nào là truyện ngụ ngôn ? em đã được học những truyện ngụ ngôn nào ? + Nhóm 4: Thế nào là truyện cười ? Kể tên những truyện cười em đã học ? - HS: Các nhóm thảo luận ->Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận Hoạt động 2: Các đặc điểm truyện dân gian đã học: - HS hoạt động nhóm ( 7’ ) - GV giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: Hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết ? + Nhóm 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích ? + Nhóm 3: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn ? + Nhóm 4: Truyện cười có những đặc điểm nào tiêu biểu ? - HS: Đại diện nhóm trình bày->Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ I. Định nghĩa các thể loại truyện dân gian. - Truyện truyền thuyết: - Truyện cổ tích - Truyện ngụ ngôn - Truyện cười II. Các đặc điểm truyện dân gian đã học: Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười Kể về nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ .( Lê Lợi, Đánh giặc Minh ) Kể về cuộc đời và số phận 1 số kiểu nhận vật quen thuộc( mồ côi, xấu xí ) Mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người ( ếch ngồi .) Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống .( Khoe áo, khoe của ) Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý Có yếu tố gây cười Có cơ sở cốt lõi là sự thật lịch sử Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người đọc trong cuộc sống . Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội Người kể, người nghe tin câu chuyện như có thật . Người kể,người nghe không tin là có thật. Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử . Ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác. Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 3: Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích; ngụ ngôn và truyện cười. - GV cho hai dãy lớp thảo luận theo nhóm bàn (Thời gian: 7') - GV giao nhiệm vụ: + Dãy 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích ? + Dãy 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa ngụ ngôn và truyện cười ? - HS: Các nhóm thảo luận-> Đại diện các nhóm trình bày-> Nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ. Hãy minh họa sự giống và khác nhau đó bằng các câu chuyện đã học ? III. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích; ngụ ngôn và truyện cười 1. Truyền thuyết và cổ tích: a. Giống nhau . - Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo - Các chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường. b. Khác nhau : - Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Thường được tin là có thực. - Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật nhất định, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và các ác. Thường được coi là không có thực 2. Truyện ngụ ngôn và truyện cười: a. Giống nhau: - Thường gây cười . b. Khác nhau. - Truyện cười: để gây cười, mua vui phê phán châm biếm . - Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó. *Hoạt động luyện tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - Kể một số truyện dân gian đã học. Giọng to, rõ ràng, có thể kết hợp với cách kể chuyện đã học để kể hoặc kể chuyện sáng tạo. Kể trước nhóm. Kể trước lớp. - Học sinh sắm vai nhân vật trong hai truyện cười đã học để trình bày trước tập thể lớp Mỗi tổ thể hiện lớp kịch ngắn . - Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa 1 truyện dân gian đã học ? IV. Luyện tập 1. Kể lại một số truyện dân gian đã học. 2. Thể hiện một lớp kịch ngắn: - Treo biển - Lợn cưới áo mới *Hoạt động vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Vẽ tranh minh họa truyện dân gian đã học . *Hoạt động tìm tòi mở rộng Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Tìm đọc thêm các truyện dân gian 4. Củng cố : - GV hệ thống kiến thức qua 2 giờ ôn tập. - Nắm được đặc điểm tiêu biểu của 4 thể loại truyện đã học. 5. Dặn dò: - Ôn lại toàn bộ kiến thức về truyện dân gian đã học. - Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện. - Soạn: Tính từ và cụm tính từ - Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_15_nam_hoc_2020_2021_truong_van_m.docx