Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

A. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.

- Các kiểu so sánh thường gặp

- Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.

 3. Phẩm chất:

 - Có ý thức sử dụng đúng phép so sánh trong bài viết.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: +.Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Bảng phụ viết VD

- Học sinh: + Soạn bài

+ Tìm các câu văn có chứa so sánh.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Phó từ là gì? Đặt 3 câu có dùng phó từ: đã, đang, thật?

3. Bài mới

 

doc 12 trang tuelam477 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/01/2021 - Ngày giảng: 01/02/2021
PPCT TIẾT 81,82 – BÀI: VƯỢT THÁC
(TRÍCH QUÊ NỘI - VÕ QUẢNG)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
 - Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- GD tình yêu quê hương và người lao động.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
+ Bảng phụ trao đổi nhóm
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi?
Nhân vật này theo em có gì đáng trách, dáng cảm thông, đáng quí?
2. Nhân vật Kiều Phương để lại trong em những cảm nhận gì?
3. Qua bài Bức tranh của em gái tôi, em tự rú t ra cho mình bài học gì?
3. Bài mới
Nếu như trong truyện Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đoc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng dất cực Nam Tổ Quốc ta, thì Vượt thác trích truyện Quê Nội , Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần lí thú.
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
- Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- GV giới thiệu cách đọc
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- Dựa vào nội dung em hãy chia bố cục của bài
- GV cho HS đọc phần chú thích
- Chú ý một số các thành ngữ
- Đoạn trích viết theo thể loại nào?
- Xác định vị trí để quan sát của tác giả? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? vì sao?
1. Tác giả - tác phẩm:
Võ Quảng: sinh 1920 quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
- Tác phẩm: Quê Nội sáng tác vào năm 1974, đoạn trích Vượt thác ở chương XI của tác phẩm.
2. Đọc và tìm hiểu bố cục:
- Cách đọc:
+ Đoạn 1: đọc giọng chậm, êm
+ Đoan 2:đọc nhanh hơn, giọng hồi hộp, chờ đợi.
+ Đoạn 3: dọc với giọng nhanh, mạnhnhấn các động, tính từ chỉ hoạt động.
+ Đoạn 4: đọc giọng chậm lại, thanh thản.
- Bố cục: 3 phần 
+ Từ đầu dến "Vượt nhiều thác nước.
Þ Cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi thuyền vượt thác.
+ Đoạn 2: tiếp đến" Thác cổ cò"ÞCuộc vượt thác của Dượng Hương Thư.
+ Đoạn 3: Còn lạiÞ cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác.
3. Giải nghĩa từ khó:
- Thành ngữ: Chảy đứt đuôi rắn: nhanh, mạnh, từ trên cao xuống, dòng nước như bị ngắt ra.
- Nhanh như cắt: Rất nhanh và dứt khoát.
- Hiệp sĩ: người có sức mạnh và lòng hào hiệp, hay bênh vực và giúp người bị nạn.
- Thể loại: đoạn trích là sự phối hợp giữa tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con ngưồi.
- Vị trí quan sát: trên con thuyền di động và vượt thác. Vị trí ấy thích hợp vì phạm vi cảnh rộng, thay đổi, cần điểm nhìn trực tiếp và di động.
Hoạt động 2: Tìm hiể nội dung văn bản
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN :
- GV: Gọi HS đọc đoạn đầu 
- Có mấy phạm vi cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn mbản này?
- Cảnh dòng sông được miêu tả bằng những chi tiết nào?
- Tại sao tác giả miêu tả sông chỉ bằng hoạt động của con thuyền?
- Cảnh bờ bãi ven sông được miêu tả bằng những chi tiết nào?
- Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trên hai phương diện: Dùng từ và biện pháp tu từ?
- Sự miêu tả của tác giả đã làm hiện lên một thiên nhiên mnhư thế nào?
- Theo em có được cảnh tượng thiên nhiên như thế là do cảnh vốn như thế hay người tả ra như thế?
- HS: Phần do cảnh, phần do người tả có khả năng quan sát, tưởng tượng, có sự am hiểu và có tình cảm yêu mến cảnh vật quê hương.
Bình: Võ quảng là nhà văn của quê hương Quảng Nam. Những kỉ nệm sâu sắc về dòng sông Thu Bồnđã khiến văn bản tả cảnh của ông sinh động, đầy sức sống. Từ đây sẽ thấy: muốn tả cảnh sinh động, ngoài tài quan sát tưởng tượng phải có tình với cảnh.
- Người lao động được miêu tả trong văn bản này là DHT. Lao động của DHT diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Em nghĩ gì về hoàn cảnh LĐ của DHT?
- Hình ảnh DHT lái thuyền vượt thác được tập trung miêu tả trong đoạn văn nào?
- Theo em nét nghệ thuật nổi bật được miêu tả ở đoạn văn này là gì?
- Các so sánh đó gợi tả một con người như thế nào? ( Chú ý 3 hình ảnh so sánh)
- Các hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì trong việc phản ánh người LĐ và biểu hiện tình cảm của tác giả?
1. Cảnh thiên nhiên:
* Hai phạm vi: Cảnh dòng sông và cảnh hai bên bờ.
- Cảnh dòng sông: dòng sông chảy chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi, cánh buồm nhỏ căng phồng, rẽ sóng lướt bon bon....chở đầy sản vật.
Þ Con thuyền là sự sống của sông; miêu tả con thuyền cũng là miêu tả sông.
- Hai bên bờ: 
+ Bãi dâu trải bạt ngàn
+ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuoóng nước.
+ Những dãy núi cao sừng sững;
+ Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. 
Þ Dùng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp).
Phép nhân hoá (những chòm cổ thụ...); Phép so sánh (những cây to mọc giữa những bụi...). Điều đó khiến cảnh trở nên rõ nét, sinh động.
 Þ Cảnh thiên nhiên đa dạng phong phú, giàu sức sống. Thiên nhiên vưèa tươi đẹp, vừa nguyên sơ, cổ kính
GV: Cảnh núi còn báo hiệu đoạn sông lắm thác nhiều ghềnh đang đợi đón.
2. Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư:
- Hoàn cảnh: lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to. Nước từ trên cao phónh giữa hai vách đá dựng đứng. Thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
Þ Đầy khó khăn nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
- Hình ảnh DHT: Như một pho tượmg đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn...ghì trên ngọ sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Þ NT so sánh, gợi tả một con người rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng thể chất và tinh thần vượt lên gian khó. Việc so sánh DHT như hiệp sĩ còn gợi ra hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc.
So sánh thứ ba như đối lập với hình ảnh DHT khi đang làm việc. Ta thấy ở đây còn có sự thống nhất trong con người thể hiện phẩm chất đáng quí cảu người LĐ lhiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường nhưng lại dũng mãnh nhanh nhẹn quyết liệt trong công việc trong khó khăn thử thách.
Þ NT so sánh còn có ý nghĩa đề cao sức mạnh của mgười LĐ trêm sông nước. Biểu hiện tình cảm quí trọng đối với người LĐ trên quê hương.
Hoạt động 3: Tổng kết
III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ-SGK-TR40
- NT đặc sắc của đoạn trích là gì?
- Bài văn tả cảnh gì? Ca ngợi cái gì? Ca ngợi ai?
- Miêu tả cảnh vượt thác, tác giả muốn thể hiện tình cảm nào đối với quê hương?
+ Tình yêu thiên nhiên?
+ Tình yêu người LĐ gian khổ mà hào hùng?
+ Hay tình yêu đất nước dân tộc?
 - HS : Có tất cả các tình cảm này nhưng rõ nhât là tình yêu cảnh vật và người.
* GV: Bài văn tả cảnh, tả người toát lên tình cảm yêu quí của tác giả đối với cảnh vật quê hương, nhất là tình cảm trân trọng dành cho người LĐ. Bài văn là bài ca LĐ cảu con người. Từ đó đã kín đáo biểu hiện tình yêu đát nước, tình yêu dân tộc của tánhà văn.
Hoạt động 4 Củng cố luyện tập
IV: LUYỆN TẬP:
Bài tập1: SGK
Bài 2: Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Chọn điểm nhìn thuận lợi cho quan sát
- Có trí tưởng tượng
- Có cảm xúc đối với đối tuiượng miêu tả.
4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Dặn dò;
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: So sánh
Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: ...../02/2021 - Ngày giảng: 01/02/2021
PPCT TIẾT 83 – BÀI: SO SÁNH
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
 - Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp
- Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết. 
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
 3. Phẩm chất:
 - Có ý thức sử dụng đúng phép so sánh trong bài viết.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+.Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD
- Học sinh:
+ Soạn bài
+ Tìm các câu văn có chứa so sánh.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Phó từ là gì? Đặt 3 câu có dùng phó từ: đã, đang, thật?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
I. SO SÁNH LÀ GÌ?
8 GV treo bảng phụ đã chuẩn bị 
- Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?
- Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
 Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy?
- So sánh như thế nhằm mục đíc gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh)
- Em hiểu thế nào là so sánh?
- Câu hỏi 3 SGK: Con mèo được so sánh với con gì?
- Con mèo được so sánh với con hổ
- Hai con vật này có gì giống và khác nhau?
- So sánh này khác so sánh trên ở chỗ nào?
1. Tìm hiểu VD: (SGK - tr24)
- Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
Búp trên cành, hai dãy trường thành vô tận.
- Các sự vật, sự việc được so sánh: Trẻ em, rừng đước dụng lên cao ngất.
- Cơ sở để so sánh:
Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác.
+ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng.
- Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sing động của tiếng Việt
2. Ghi nhớ (SGK- tr24)
- Hai con vật này:
+ Giống nhau về hình thức lông vằn
+ Khác nhauvề tính cách: mèo hiền đối lập với hổ dữ
- Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất và tác dụng cụ thể của sự vật là con mèo.
Hoạt động 2: 
II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH:
GV: treo bảng phụ đã viết VD
- Gọi HS đọc VD
* GV kẻ bảng (đã chuẩn bị trước)
1. Tìm hiểu VD:
Cho các câu sau:
a. Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.
b. Trường Sơn: chí lớn ông cha
 Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
c. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
d. Lòng ta vui như hội,
 Như cờ bay, gió reo!
- Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào mô hình phép so sánh?
Vế A (Sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Thân em
ẩn (số phận trớ trêu)
như
Ớt trên cây
Chí lớn cha ông;
Lòng mẹ bao la
Thay bằng dấu hai chấm
Trường Sơn ;
Cửu Long
(đảo vế B)
Đường vô xứ Nghệ, non xanh, nước biếc.
như
Tranh hoạ đồ
Lòng ta
như
hội, cờ bay, gió reo.
- Em có nhận xét gì về mô hình cấu tạo của phép so sánh?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
* Nhận xét: 
- Phương diện so sánh có thể lộ rõ nhưng có thể ẩn.
- Có thể có từ so sánh hoặc không (dấu hai chấm).
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A.
- Vế A và B có thể có nhiều vế.
2. Ghi nhớ: (SGK - TR25)
Hoạt động 3: 
III. LUYỆN TẬP:
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- Các tổ thi trò chơi tiếp sức trong 5 phút
- GV gọi mỗi em làm 1 câu
Bài 1: 
a. So sánh đồng loại:
 Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm ngàn máu nhỏ
 (Tố Hữu)
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra
 (Tố Hữu)
 Đêm nằm vút bụng thở dài
Thở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn
 (Ca dao)
b. So sánh khác loại: 
- So sánh vật với người: Đoạn năn viết về Dế Choắt
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Chí ta như núi Thiên Thai ấy
Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng.
 (Tố Hữu)
 Đây ta như cây giữa rừng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳngr rời (Ca dao) 
Bài 2: - Khoẻ như voi
- Đen như cột nhà cháy
- Trắng như ngó cần
- Cao như cây sào
4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Làm bài tập 3, 4
Soạn bài: so sánh (tiếp theo).
- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 03/02/2021 - Ngày giảng: 04/02/2021
PPCT TIẾT 83 – BÀI: SO SÁNH (TIẾP THEO)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp
- Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết. 
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
 3. Phẩm chất:
 - Có ý thức sử dụng đúng phép so sánh trong bài viết.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào là so sánh? Phân tích cáu tạo của phép so sánh trong VD sau:
 Đây ta như cây giữa rừng
 Ai lay chẳng nhuyển, ai rung chẳng rời
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các kiểu so sánh
I. CÁC KIỂU SO SÁNH:
* GV treo bảng phụ đã viết VD
- Nhắc lại các từ so sánh đã học ở tiết trước?
- Trong khổ thơ có sử dụng lại các từ so sánh ấy không?
- Vậy những từ so sánh ở khổ thơ này là gì?
- Từ ngữ chỉ ý so sánh trong hai phép so sánh trên có gì khác nhau?
- Tìm VD có từ so sánh tương tự:
- Em hãy cho biết có mấy kiểu so sánh?
1. Tìm hiểu VD: ( SGK)
* Các từ so sánh đã học: như, như là, bằng, tựa, hơn, tưởng.
* Trong khổ thơ này không có các từ so sánh trên.
- Trong VD có hai phép so sánh:
+ Phép 1:
Vế A: Những ngôi sao
Vế B: Mẹ đã thức
Từ so sánh: Chẳng bằng
+ Phép 2:
A: Mẹ
B: Ngọn gió
T: Là
- Từ so sánh "chẳng bằng" ở vế A không ngang bằng vế B.
- Từ so sánh "là" vế A ngang bằng vế B
* VD: 
- Gió thổi là chổi trời
- Nước mưa là cưa trời
 (Tục ngữ)
- Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn thịt cá nói nhau nặng lời
 (Ca dao)
2. Ghi nhớ: (SGK - Tr 42)
Hoạt động 2: 
II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH:
* GV: treo bảng phụ
- Tìm phép so sánh trong đoạn văn?
- Sự vật nào được đem ra so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào?
- Phát biểu cảm nghĩ của em trong đoạn văn? 
- HS trao đổi cặp trong 1 phút
- Nhờ đâu mà em có được cảm nghĩ ấy?
- Phép so sánh có tác dụng gì khi nói và viết?
1. Ví dụ: (SGK - Tr 42)
- Các câu văn có dùng phép so sánh:
+ Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn...
+ Có chiếc lá như con chim...
+ Có chiếc lá như thần bảo rằng...
+ Có chiếc lá như sợ hãi...
- Sự vật được so sánh trong hoàn cảnh:
+ Sự vật được đem ra so sánh là những chiếc lá.
+ Chiếc lá được so sánh trong hoàn cảnh đã rụng.
+ Chiếc lá là một hoàn cảnh điển hình.
- Cảm nghĩ: Đoạn văn rất hay, giàu hình ảnh gợi cảm xúc và xúc động. Người đọc trân trọng ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.
- Ta có cảm xúc đó là nhờ: Tác giả đã sử dụng phép so sánh một cách linh hoạt, tài tình: Chỉ là một chiếc lá thôi mà có đủ các cung bậc tình cảmvui, buồn của con người được gửi gắm trong đó: Khi thì như mũi tên, húc lại như con chim lảo đảo, có khi thì thầm, lại có lúc sợ hãi...
2. Ghi nhớ: (SGK - Tr42)
Hoạt động 3: 
III. LUYỆN TẬP:
- GV gọi HS làm bài tập 1
- GV: gọi HS trả lời
* GV: hướng dẫn HS viết đoạn
Bài 1:
a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
T: (Là) Þ So sánh ngang bằng
b. - Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
- Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
T: (Chưa bằng) Þ So sánh không ngang bằng
c. Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
ấm hơn ngọn lửa hồng
- T: (Như) Þ so sánh ngang bằng
T: (hơn) Þ so sánh không ngang bằng
* Phân tích tác dụng gợi hình của phép so sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
- Tâm hồn: Sự vật trừu tượng phi vật thể, không tri giác được, không định lượng được, khó định tính.
- Một buổi trưa hè: Khái niệm tương đối cụ thể, có thể hình dung bằng kinh nghiệm sống có cảm xúc, gắn với những kỉ niệm. Đó là một thời gian cụ thể, một không gian đày nắng, đầy gió, đầy tiếng ve và rực rỡ hoa phượng đỏ... Tất cả cho ta hiểu rằng tâm hồn tôi là một tâm hồn nhạy cảm, phong phú, đa dạng, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và không khỏi bồi hồi với những hoài niệm của một thời trai tre hồn nhiên, vô tư đến thánh thiện.
Bài 2: 
 a. Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích Vượt thác:
- Thuyền rẽ sóng ... như đng nhớ núi rừng.
- Núi cao như đọt ngột hiện ra...
- Những động tác... nhanh như cắt...
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh...
- ... những cây to... như những cụ già.
b. Em thích hình ảnh: dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh...
Vì: Qua hình ảnh ta thấy được trí tưởng tượng phong phú của tác giả
- Hình ảnh nhân vật hiện lên khoẻ, đẹp, hào hùng.
- Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
Bài 3:
- Nội dung: tả cảnh DHT đưa thuyền vượt qua thác dữ.
- Độ dài: 3 - 5 câu
- Kĩ năng: sử dụng hai kiểu so sánh ngang bằng và không ngang bằng.
4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Dặn dò:
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
 - Hoàn thiện bài tập.
 - Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi(Văn bản)
 - Rút kinh nghiệm:
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_truong_van_m.doc