Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
- 3. Phẩm chất: Biết giữ gìn tình cảm anh em ruột thịt thật hồn nhiên và trong sáng đừng để: “Môi hở, răng lạnh”.
B. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: + Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh: + Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: 1- Qua đoạn trích Sông nước Cà Mau, em cảm nhận được gì về vùng đất này?
2- Qua văn bản này, em học tập được tác giả điều gì khi viết văn miêu tả?
3.Bài mới Cuộc đời ai cũng có những lỗi lầm khiến ta ân hận. Song sự ân hận và hhối lỗi đó lại làm tâm hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu hơn. truyện Bức tranh của em gái tôi, viết về anh em Kiều Phương rất thành công trong việc thể hiện chủ đề tế nhị đó.
Ngày soạn: 21/02/2021 - Ngày giảng: 22,.../02/2021 PPCT TIẾT 85, 86 – BÀI: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (TẠ DUY ANH) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Năng lực : - Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic. - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: Biết giữ gìn tình cảm anh em ruột thịt thật hồn nhiên và trong sáng đừng để: “Môi hở, răng lạnh”. B. CHUẨN BỊ: -Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ: 1- Qua đoạn trích Sông nước Cà Mau, em cảm nhận được gì về vùng đất này? 2- Qua văn bản này, em học tập được tác giả điều gì khi viết văn miêu tả? 3.Bài mới Cuộc đời ai cũng có những lỗi lầm khiến ta ân hận. Song sự ân hận và hhối lỗi đó lại làm tâm hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu hơn. truyện Bức tranh của em gái tôi, viết về anh em Kiều Phương rất thành công trong việc thể hiện chủ đề tế nhị đó. Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG: - Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? * GV: Bổ sung: Tạ Duy Anh là hội viên hội nhà văn VN; hiện công tác tại nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ông đã từng nhận giải thưởng tuyện ngắn nông thôn do báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài tiếng nói VN tổ chức; giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội... - GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu 1 đoạn. - Gọi HS đọc 4 chú thích trong SGK * GV: Yêu cầu HS kể tóm tắt theo bố cục : - Chuyện về hai anh em Mèo - Kiều Phương anh trai bực vì em nghịch. - Mèo bí mật học vẽ, tài năng hội hoạ bất ngờ được phát hiện. - Tâm trạng và thái độ của người anh trước sự việc ấy. - Em gái thành công, cả nhà mừng vui. - Người anh hối hận vô cùng. - Theo em truyện được kể theo ngôi thứ mấy? - Nhân vật chính trong truyện là ai? vì sao em cho đó là nhân vật chính? - Việc tác giả chọn ngôi kể như vậy có thích hợp không? - Có thể đặt lại nhan đề của truyện như thế nào? 1. Tác giả, tác phẩm: - Tạ Duy Anh sinh 9/9/1959 quê Hà Tây là cây bút trẻ nổi lên trong thời kì đổi mới văn học những năm 1980. - Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đạt giải nhì trong cuộc thi thiếu nhi năm 1998. 2. Đọc và giải nghĩa từ khó: - Yêu cầu đọc: Phân biệt rõ giữa lời kể, các đối thoại diễn biến tâm lí của nhân vật người anh. - Giải nghĩa từ khó: Các chú thích: 4 chú thích trong SGK 3. Kể tóm tắt: - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người anh xưng tôi. - Nhân vật chính trong truyện là người anh và Kiều Phương vì chủ đề sâu sắc của truyện là lòng nhân hậu và thói đố kị, trong đó nhân vật trung tâm là người anh, mang chủ đề chính của truyện: sự thất bại của lòng đố kị. - Ngôi kể rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn. - Đặt nhan đề khác: + Chuyện anh em Kiều Phương + Ân hận, ăn năn + Tôi muốn khóc quá! Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: - Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng. em thấy tâm trạng người anh diễn biến trong các thời điểm nào? - HS: Diễn biến qua các thời điểm: + Thái độ thường ngày đối với em + Khi mọi người thấy em có tài vẽ và được giải + khi nhận ra hình ảnh của mình trong bức tranh của cô em gái. - Trong cuộc sống thường ngày, người anh đối xử với em gái như thế nào? 1. Nhân vật người anh: a. Trong cuộc sống thường ngày với cô em gái: - Coi thường bực bội: Gọi em gái Kiều Phương là Mèo, bí mật theo dõi việc làm bí mật của em, trê bai em gái bẩn thỉu, nghịch ngợm, trẻ con. - Tò mò, kẻ cả của đứa trai được làm anh hơn tuổi. Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Tiết 2: - Thái độ của mọi người trong nhà ra sao khi tài năng của Mèo được phát hiện? - Riêng thái độ của người anh ra sao? - Vì sao người anh lại buồn rầu như vậy? - Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh khi lén lút xem tranh của em? - Tại sao người anh lại "lén trút ra một tiếng thở dài" sau khi xem tranh của em gái? - Nếu cần nói lời khuyên em sẽ nói gì với người anh lúc này? - HS: Ghen tị là thói xấu làm người ta nhỏ bé đi. Ghen tị sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người. ghen tị với em, sẽ không có tiư cách làm anh. - Bức chân dung được miêu tả như thế nào? - Tại sao tác giả viết: "Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ." Theo em đó là thứ ánh sáng gì? - Tìm những từ ngữ tả thái độ và tâm trạng của người anh lúc đó? - Phân tích lô gích diễn biến tâm trạng ấy? - Theo em nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét vì sao? - Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ: " Không phải con đâu. đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh? - Tại sao bức tranh chứ không phải nhân vật nào khác lại có sức mạnh cảm hoá người anh đến thế? - Em có thích người anh như thế không? - Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về ính tình và tài năng? - Theo em tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh? - Ở nhân vật này, điều gì khiến em cảm mến nhất? - Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện " đến thế? b. Khi bí mật về tài vẽ của Mèo được chú Tiến Lê phát hiện: - Mọi người: xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên (Bố, mẹ, chú Tiến Lê) - Người anh: Buồn rầu, muốn khóc, thất vọng vì mình bất tài bị vả nhà lãng quên, bỏ rơi. Chú cảm thấy khó chịu hay gắt gỏng và không thể thân với em gái vì tái giỏi hơn mình. Người anh tự ái đố kị ngay cả với em ruột của mình.Þ đó là bước chuyển biến nhất trong diễn biến tâm trạng của người anh. + Không nén nỗi sự tò mò về thành công của em gái - trút tiếng thở dài nhận ra sự thật đáng buồn với mình (em có tài thật còn mình thì kém cỏi) người anh càng trỏ nên hay gắt gỏng bực bội, xét nét vô cớ với em. + Miễn cưỡng trước thành công bất ngờ của em, miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triễn lãm tranh được giải của Mèo. c. Khi bất ngờ đứng trước bức chân dung rất đẹp của mình do em gái vẽ: - Tư thế nhân vật trong tranh: đẹp, cảnh đẹp, trong sáng. ánh sáng lạ ấy phải chăng là ánh sáng của lòng mong ước, của bản chất trẻ thơ: cả cặp mắt suy tư và mơ mộng nữa.Rõ ràng người em gái không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của anh trai mình. - Tâm trạng được miêu tả rất cụ thể và ấn tượng: + Giật sững: Bám lấy tay mẹ... đây là từ ghép: Giật mình và sững sờ. + Thôi miên: là từ chỉ trạng thái con người bị chế ngự mê man, vô thức không điều khiển được lí trí, bị thu hút cả tâm trí vào bức tranh. + Ngạc nhiên: vì hoàn toàn không ngờ em gái Mèo vẽ bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh. + Hãnh diện: tự hào cũng rất đúngvà tự nhiên vì hoá ra mìnhđẹp đẽ nhường ấy. Đây chính là niềm tự hào trẻ thơ chính đáng của người anh. - Xấu hổ: vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái. - Người anh đáng trách nhưng cũng rất đáng cảm thông vì những tính xấu trên chắc chắn cũng chí nhất thời. Sự hối hận day dứt nhận ra tài năng quan trọng hơn, nhận ra tâm hồn trong sáng của em gái chứng tỏ cậu ta cũng biết sửa mình, muốn vươn lên, cũng biết tính ghen ghét đố kị là xấu - Cuối truyện người anh đã nhận ra thói xấu của mình; nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của em gái; biết xấu hổ, người anh có thể trở thành người tốt như bức tranh của cô em gái. - GV bình: Bức tranh là nghệ thuật. Sức mạnh của nghệ thuật là tìm kiếm cái Đẹp, làm cho con người, nâng con người lên bậc thang cao nhất của cái Đẹp, đó là chân - thiện - mĩ. 2. Nhân vật người em - cô em gái Kiều Phương: - Tính tình: hồn nhiên, trong sáng, độ lượng, nhân hậu. - Tài năng: vẽ sự vật có hồn, vẽ những gì yêu quí nhất, vẽ đẹp những gì mình yêu mến nhất như con mèo, người anh. - Cả tài năng và tấm lòng nhưng nhiều hơn vẫn là tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người rhân và nghệ thuật. - Tấm lòng trong sáng dành cho người thân và nghệ thuật - Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp. GV bình: Cái gốc của nghệ thuật là ở tấm lòng tốt đẹp của con người dành cho con người. Sứ mẹnh của nghệ thuật là hoàn thiện vẻ đẹp của con người. đây là một ý tưởng nghệ thuật sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm này. Hoạt động 3 III TỔNG KẾT: - Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân những bài học gì? - Về nghệ thuật XD nhân vật, em học được điều gì? Ghi nhớ - SGK tr35 Hoạt động 4: IV. LUYỆN TẬP: 1. Tả nhân vật người anh theo tưởng tượng của em? 2. Viết đoạn văn thật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái? 4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản 5. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện phần luyện tập Soạn: luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 4. Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn: 23/02/2021 - Ngày giảng: 24/02/2021 PPCT TIẾT 87,88 – BÀI: LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỞNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Những yêu cầu cần đạt đối vớiviệc luyện nói. - Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể. 2. Năng lực : - Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic. - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt 3. Phẩm chất: Có ý thức làm văn, mạmh dạn nói trước tập thể. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Tập nói ở nhà C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Tiết 1: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của tiết luyện nói I. YÊU CẦU CỦA TIẾT LUYỆN NÓI: -Tác phong: đàng hoàng, chững chạc, tự tin - Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng. - Nội dung: đảm bảo theo yêu cầu của đề. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập II. BÀI TẬP - Lập dàn ý câu hỏi a. Theo em Kiều Phương là người như thế nào? từ các chi tiết về nhân vật này hãy miêu tả Kiều Phương theo tưởng tượng của em? b. Hình ảnh người anh như thế nào? hình ảnh người anh trong bức tranh với hình ảnh người anh thực của Kiều Phương có khác không? - HS trao đổi dàn ý trong 5 phút - Tự sửa dàn ý của mình Bài 1: a. Nhân vật Kiều Phương: - Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh - Tính cách: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng tài năng b. Nhân vật người anh: - Hình dáng: không tả rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái, chẳng hạn: gầy, cao, đẹp trai, sáng sủa. - Tính cách: ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn năn, hối lỗi. - Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trai trong bức tranh thể hiện bản chất và tính cách của người anh qua cái nhiàn trong sáng, nhân hậu của người em. Hoạt động 3: BÀI TẬP 2 - GV nhận xét - Mỗi nhóm chọn 1 đại biểu nói trước lớp, lớp nhận xét 4. Củng cố:Nhắc lại nội dung cơ bản 5. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện phần luyện tập Soạn: luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Nói về anh (chị) hoặc em mình? - Chú ý quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và nhận xét làm nổi bật những điểm chính trung thực, không tô vẽ. Tiết 2: Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Tiết 2: BÀI TẬP 3 - Gv gợi ý cho HS theo các câu hỏi - Gọi HS trình bày trước lớp - HS tự sửa - Trình bày trước nhóm trong 10 phút, sau đó trình bày trước lớp . Lập dàn ý cho bài văn: tả một đêm trăng nơi em ở - Đó là một đêm trăng như thế nào? ở đâu? (đẹp, đáng nhớ...) - Đêm trăng có đặc sắc: + Bầu trời đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng, gió... (quan sát) + Những hình ảnh so sánh, liên tưởng, tưởng tượng... + VD: Một đêm trăng kì diệu: Một đêm trăng mà tất cả đất trời, con người, vạn vật như đang tắm gội bởi ánh trăng... BÀI TẬP 4 - GV gợi ý để HS tự sửa bài của mình. - HS tự sửa - Trình bày trước tổ trong 10 phút sau đó trình bày trước lớp - HS lắng nghe - Gợi ý để HS về nhà viết bài tập 5 - Lập dàn ý và nói trước lớp: Tả quang cảnh một buổi sáng trên biển - Yêu cầu: Lập dàn ý tả cảnh biển buổi sáng, chú ý một số hình ảnh những liên tưởng tưởng tượng: + Bình minh: Cầu lửa + Bầu trời: Trong veo, rực lửa + Mặt biển: Phẳng lì như tấm lụa mênh mông + Bải cát: Min màng, mát rượi + Những con thuyền: Mật mỏi, uể oải, nằm nghếch đầu lên bãi cát BÀI TẬP 5 - Trong thế giới những câu chuyện cổ tích, người dũng sỹ xuất hiện khá nhiều. Họ đều là những nhân vật đẹp, nhân hậu và đặc biệt là khoẻ mạnh, dũng cảm. - Các em đã được học và đọc nhiều truyện cổ, vì thế bài này yêu cầu miêu tả nhân vật theo chí tưởng tượng của mình. Nội dung tuỳ thuộc bvào khả năng tưởng tượng và liên tưởng của mỗi học sinh. Tiết 2: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Tiết 2: BÀI TẬP 3 - Gv gợi ý cho HS theo các câu hỏi - Gọi HS trình bày trước lớp - HS tự sửa - Trình bày trước nhóm trong 10 phút, sau đó trình bày trước lớp . Lập dàn ý cho bài văn: tả một đêm trăng nơi em ở - Đó là một đêm trăng như thế nào? ở đâu? (đẹp, đáng nhớ...) - Đêm trăng có đặc sắc: + Bầu trời đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng, gió... (quan sát) + Những hình ảnh so sánh, liên tưởng, tưởng tượng... + VD: Một đêm trăng kì diệu: Một đêm trăng mà tất cả đất trời, con người, vạn vật như đang tắm gội bởi ánh trăng... BÀI TẬP 4 - GV gợi ý để HS tự sửa bài của mình. - HS tự sửa - Trình bày trước tổ trong 10 phút sau đó trình bày trước lớp - HS lắng nghe - Gợi ý để HS về nhà viết bài tập 5 - Lập dàn ý và nói trước lớp: Tả quang cảnh một buổi sáng trên biển - Yêu cầu: Lập dàn ý tả cảnh biển buổi sáng, chú ý một số hình ảnh những liên tưởng tưởng tượng: + Bình minh: Cầu lửa + Bầu trời: Trong veo, rực lửa + Mặt biển: Phẳng lì như tấm lụa mênh mông + Bải cát: Min màng, mát rượi + Những con thuyền: Mật mỏi, uể oải, nằm nghếch đầu lên bãi cát BÀI TẬP 5 - Trong thế giới những câu chuyện cổ tích, người dũng sỹ xuất hiện khá nhiều. Họ đều là những nhân vật đẹp, nhân hậu và đặc biệt là khoẻ mạnh, dũng cảm. - Các em đã được học và đọc nhiều truyện cổ, vì thế bài này yêu cầu miêu tả nhân vật theo chí tưởng tượng của mình. Nội dung tuỳ thuộc bvào khả năng tưởng tượng và liên tưởng của mỗi học sinh. 4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản 5. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện phần luyện tập 3. Soạn: CTĐP: Rèn luyện chính tả (GDBVMT - Tiếng Việt) 4. Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_truong_van_m.doc