Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.

- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.

2. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt.

- 3. Phẩm chất: Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: + Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Bảng phụ viết VD

- Học sinh: + Soạn bài

+ Bảng phụ hoạt động nhóm

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập và soạn bài.

3.Bài mới Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để cảnh thiên nhiên kì thú ấyhiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc đoạn văn miêu tả?

 

doc 10 trang tuelam477 3890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/02/2021 - Ngày giảng: 26,..../02/2021
PPCT TIẾT 89 – BÀI: CTĐP: RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ (GDBVMT - Tiếng Việt)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Có ý thức viết đúng chính tả khi viết và phát âm đúng chuẩn khi nói.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt.
3. Phẩm chất: Giúp hs:
 Biết sửa một số lỗi chính tả mang tính địa phương.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ
- Học sinh:
+ Soạn bài
+ Các câu văn, thơ có chưa các phụ âm trong bài để chuẩn bị chơ trò chơi.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểmtrabàicũ:
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phân biệt phụ âm đầu tr/ ch
1. PHÂN BIỆT PHỤ ÂM ĐẦU TR/ CH
- Gv đọc cho HS viết
- HS viết
- Đổi bài để HS sửa
VD: Trò chơi:
- Trò chơi là của trời cho
Chớ nên chơi trò chỉ thích chê bai
- Chòng chành trên chiếc thuyền trôi
Chung chiên mới biết ông trời trớ trêu
- Trao cho một chiếc tróng tròn
Chơi sao cho chiếc trống giòn trơn tru
- Trăng chê trời thấp, trăng treo 
Trời chê trăng thấp trời trèo lên trên
- Cá trê khinh trạch rúc bùn
Trạch chê cá lùn chỉ trốn với lui!
Hoạt động 2: 
2. PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU S/X:
- GV treo bảng phụ viết đoạn văn có sai lỗi chính tả và cho HS tự sửa.
2. PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU S/X:
Sông xanh như dải lụa mờ xa trong xương sớm. Ánh sáng mặt trời xua tan màn xương khiến cho dòng sông càng sôn sao màu xanh sao xuyến. Ai đi xa khi trở về sứ sở đều sững sờ trước dòng sông ăm ắp bao kỉ niệm. Ngày xưa, dòng sông tuổi thơ mênh mông như biển. Những con sóng nhỏ sô bờ sao mà thân thuộc? Khi mặt trời xuống núi cả khúc sông sủi nước ùn ùn. Lớn lên tạm biệt dòng sông đi xa, mỗi người mỗi ngả khi trở về, chúng tôi đứng lặng trước dòng sông xưa lòng bồi hồi, sốn sang nỗi niềm sâu xa, trác ẩn. Ai từng đắm mình trong dòng sông tuổi thơ thì sớm muộn cũng tìm về sứ sở quê mình.
Hoạt động 3: 
3. PHÂN BIỆT PHỤ ÂM L/N:
- Gọi 3 HS lên bảng viết
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở, HS nhận xét xem bạn viết đúng không.
- Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
- Leo lên đỉnh núi Lĩnh Nam
Lấy nắm lá sấu nấu làm nước xông
- Nỗi niềm này lắm long đong
Lửng lờ lời nói khiến lòng nao nao...
- Lầm lùi nàng leo lên non
Nắng lên lấp loá, nàng còn lắc lư
- Lụa là lóng lánh nõn nà
Nói năng lịch lãm nết na nên làm
Hoạt động 4: Phân biệt các phụ âm đầu r/d/gi
4. PHÂN BIỆT CÁC PHỤ ÂM ĐẦU R/D/GI
- GV đọc
- GV treo bảng phụ
- Gió rung rinh gió giật tơi bời
Râu ta rũ rượi rụng rời dầy vườn
- Xem ra đánh giá con người
Giỏi giang một. dịu dàng mười, mới nên
- Rèn sắt còn đổ mồ hôi 
Huống chi rèn người lại bỏ dở dang
Hoạt động 5: Trò chơi
5. TRÒI CHƠI:
- GV làm trọng tài
- Tổ 1 đọc các câu văn, thơ có chứa các phụ âm trên, tổ 3, 2, 4 viết (Cử đại diện lên bảng viết)
- Các tổ lần lượt thay nhau
4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản	
5. Hướng dẫn học tập:
- Soạn bài: Phương pháp tả cảnh
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 25/02/2021 - Ngày giảng: 26,..../02/2021
PPCT TIẾT 90 – BÀI: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt.
3. Phẩm chất: Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD
- Học sinh:
+ Soạn bài
+ Bảng phụ hoạt động nhóm
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc làm bài tập và soạn bài.
3.Bài mới
Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để cảnh thiên nhiên kì thú ấyhiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc đoạn văn miêu tả?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp viết văn tả cảnh
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH:
* GV: Sử dụng bảng phụ đã viết VD
- Gọi HS đọc
- GV chia 3 nhóm chuẩn bị cho 3 văn bản.
Nhóm 1: Tổ 1
- Văn bản đầu tiên tả hình ảnh ai trong trong một chặng đường của cuộc vượt thác?
- Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
Nhóm 2: Tổ 2
- Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì?
- Người viết đã tả quang cảnh ấy theo một thứ tự nào?
Nhóm 3: Tổ 3 + 4
- Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối chọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần
- Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn?
- Vậy muốn tả cảnh chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
- Nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh?
* GV nhấn mạnh các bước khi tả và bố cục một bài văn tả cảnh
1. Tìm hiểu ví dụ:
* Đoạn a: Tả người chống thuyền vượt thác.
- Qua hình ảnh DHT, người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắcở khúc sông nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quuai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh..(Nhờ tả ngoại hình và các động tác)
* Đoạn b: tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn.
- Theo trình tự: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.
+ Từ gần đến xa
- Trình tự tả như thế là rất hợp líbởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đạp vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dồng sông, nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi.
* Đoạn c: dàn ý gồm 3 phần:
- Mở đoạn gồm 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, mầu sắc của luỹ tre làng.
- Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre.
- Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc.
- Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian). Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài.
Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả khác.
2. Ghi nhớ: (SGK - tr 47)
Hoạt động 2: Luyện tập
II. LUYỆN TẬP:
- Cho HS trả lời từng ý một
- GV cho HS viết phần mở bài và kết bài
- HS viết bài
- HS đọc
 Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc đề bài
- HS làm việc theo nhóm trong 3 phút
- 4 nhóm trình bày
Bài 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV thì em sẽ miêu tả như thế nào
a. Từ ngoài vào trong (Trình tự không gian)
b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ.
c. Kết hợp cả hai trình tự trên
- Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu.
- cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu
- Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài.
- Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gó, cây...
Bài 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi:
a. Cảnh tả theo trình tự thời gian
- Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến
- HS từ các lớp ùa ra sân trường
- cảnh HS chơi đùa
- Các trò chơi quen thuộc
- Trống vào lớp, HS về lớp
- cảm xúc của người viết
b. Cách tả theo trình tự không gian:
- Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân
- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
Bài 3: dàn ý chi tiết bài Biển đẹp
a. Mở bài: Biển thật đẹp
b. Thân bài:
- Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác nhau
- Buổi sớm nắng sáng
- Buổi chiều gió mùa đông bắc
- Ngày mưa rào
- Buổi sớm nắng mờ
- Buổi chiều lạnh
- Buổi chiều nắng tàn, mát dịu
- Buổi trưa xế
- Biển, trời đổ màu
c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp
Tóm lại: Người viết không tả theo trình tự thời gian, cũng không tả theo không gian mà theo mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của mình.
4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Dặn dò:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Buổi học cuối cùng.
Rút kinh nghiệm:
 ..
Ngày soạn: 28/02/2021 - Ngày giảng: 01,..../03/2021
PPCT TIẾT 91, 92 – BÀI: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
 (AN - PHÔNG - XƠ ĐÔ - ĐÊ)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng cốt truyện. - Qua câu chuyện đã cụ thể long yêu nước trong một biểu tượng cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục tình yêu tiếng nói của dân tộc : phải biết yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểmtra bàicũ:
Qua bài văn Vượt thác, em học tập được tác giả diều gì khi viết văn miêu tả?
2. Tại sao tác giả ví DHT như một hiệp sì của Trường Sơn oai linh hùng vĩ
3.Bàimới
Chân dung tác giả An-phông-xơ Đô-đê
Bản đồ hành chính nước Pháp, chỉ rõ vùng An-dát - Lo-ren trong chiên stranh Pháp Phổ.
Buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng là một buổi học đặc biệt đã để lại trong lòng người đọc một tình cảm đẹp đó là lòng yêu nước. xong lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, đối với mỗi người nó có rất nhiều cách để thể hiện khác nhau. ở dây, trong tác phẩm buổi học cuối cùng đặc biệt này thì lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ, Câu chuyện cảm động đã xảy ra như thế nào?
TIẾT 1
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
- Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- GV cho HS giải nghĩa chú thích 2.4,6,8.
- HS dựa vào sách giải nghĩa từ khó
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi HS tóm tắt và yêu cầu tóm tắt phải theo bố cục
- Trong truyện có những nhân vật nào? Ai gây cho em ấn tượng nhất?
- Truyện được kể theo ngôi nào?
- Câu chuyện của thầy trò Phrăng diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Từ đó em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
- Em hiểu gì về bức tranh minh hoạ?
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: An-phông-xơ Đô-dê, nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp thế kỉ XIX (1840 -1897)
- Tác phẩm: Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870).
Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức).
2. Giải nghĩa từ khó:
3. Đọc và tóm tắt tác phẩm:
- Giọng đọc chậm, xót xa và cảm động day dứt. Lời nói của thầy Ha--men cần đọc thật dịu dàng và buồn.
* Tóm tắt theo bố cục sau:
- Phrăng trên đường tới trường
- Diễn biến của buổi học cuối cùng
+ Cảnh lớp học và thầy Ha-men
+ Tâm trạng của Phrăng
+ Phrăng lại không thuộc bài
+ Thái độ cư xử của thầy Ha-men
+ Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập.
- Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men.
- Truyện có nhiều nhân vật chính và phụ nhưng hai nhân vật Phrăng và Ha-men đóng vai trò nổi trội nhất. thầy giảo già Ha-Men gây xúc động hơn cả.
- Chú bé học trò Phrăng vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa là nhân vật chính.
- Hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. từ đây sẽ không còn được học tiếng Pháp.
- Tên truyện: là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người pháp trên đất Pháp - Một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng.
- Thầy Ha-men đang giảng bài, các trò đang chăm chú nghe. Trên bảng có dòng chữ tiếng Pháp. Ngoài cửa có tên lính Phổ đang ôm súng.
Bức tranh đó đã tóm tắt được nội dung của truyện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
- Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, cậu bé Phrăng đã thấy những điều gì xảy ra:
- Trên đường tới trường?
- Không khí lớp học?
- Hãy tìm những chi tiết trong văn bản miêu tả điều đó?
- Những điều đó báo hiệu sự việc gì xảy ra?
1.Nhân vật chú bé Phrăng:
a. Quang cảnh chung:
- Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.
- Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Lặng ngắt, thầy ha-men dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày. Có cả dân làng với vẻ buồn rầu. Thầy Ha-men nói: " Hôm nay là bài học tiếng Pháp cuối cùng của các con"
Þ Những điều đó báo hiệu:
- Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức.
- Việc học tập không còn được như trước nữa.
- Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tiết 2:
* GV dẫn: Nhân vật trò Phrăng được miêu tả chủ yếu qua thái độ đối với việc học tiếng Pháp và với thầy ha-men. thái độ đó diền ra theo hai quả trình: Từ lơ là đến thiết tha lo lắng việc học; Từ sợ hãi đến thân thiết, quí trọng thầy Ha-men.
- Hãy tìm các chi tiết trong văn bản miêu tả hai quá trình này?
- Trong các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm nghĩ nhất?
- Các chi tiết miêu tả nhân vật Phrăng đã làm hiện lên hình ảnh một cậu bé như thế nào trong tưởng tượng của em?
- Thái độ đối với tiếng pháp và với thầy ha-men trong buổi học cuối cùngđã bộc lộ phẩm chất nào trong tâm hồn trò Phrăng?
b. Tâm trạng nhân vật Phrăng:
- Các chi tiết miêu tả quá trình diễn biến thái độ của Phrăng của Phrăng đối với việc học tiếng Pháp:
+ Định trốn học đi chơi, giận mình vì bỏ phí thời gian học tập. Từ "chán sách" đến thấy sách là bạn "cố tri". Thấy xấu hổ khi không thuộc bài"lòng rầu rĩ" không dảm ngẩng đầu lên. Trong buổi học cuối cùng kinh ngạc khi thấy mình "hiểu đến thế...chưa bao giờ thấy mình chăm chgú nghe đến thế."
+ Các chi tiết miêu tả thái độ đối với thầy Ha-men:
Từ sợ hãi: lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi nhìn cây thước sắt khủng khiếp của thầy Ha-men, đến thân thiện: quí trọng thầy, thấy thầy mặc đẹp, qua lời thầy nhận thấy quân Phổ là "Quân khốn nạn", nghĩ đến việc thầy sắp ra đi, thấy tội nghệp cho thầy, chưa bao giò thấy thầy lớn lao đến thế.
- Trong số các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết "Lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên" khi không đọc được bài trong buổi học cuối cùng(miêu tả sự hói hận, xóy xa của Phrăng).
Hoặc chi tiết: khi thầy Ha-men thông báo lệnh quân Đức buộc người Pháp phải học tiếng Đức, Phrăng choáng váng nghĩ: "A, quân khốn nạn" (Biểu hiện niềm căm giận kẻ thù, lòng yêu nước của Phrăng).
Þ Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải.
- Tình yêu tiếng Pháp; quí trọng biết ơn người thầy.
* GV: đó là tình yêu tiếng nói dân tộc, một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
* GV sơ kết: Qua nhân vật Phrăng vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, qua sự biến đổi tâm trạng, tình cảm, thái độ..Tác giả thể hiện rất thành công lòng yêu nước thiết tha của Nd Pháp, từ trẻ đến già qua tình yêu tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ sắp bị quân thù cấm ngặt.
2. NHÂN VẬT THẦY GIÁO HA-MEN:
- Nhân vật thầy giao Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả trên những phương diện nào?
- HS: Trang phục, thái độ đối với HS, những lời nói về việc học tiếng Pháp, Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.
- Em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này theo các phương diện trên?
- Chi tiết gợi cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết nào?
- Em hiểu gì về lời nói của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng: "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù."?
- Các chi tiết miêu tả thầy ha-men gợi cho em về một người thầy như thế nào?
- Trong những lời thầy truyền lại trong buổi học cuối cùng, điều quí báu nhất đối với em là gì?
- Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với HS: không giận gdữ, thật dịu dàng.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: Tai hoạ lớn nhất là bao giờ cũng hoãn lại việc học đến ngày mai...; Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới...phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó... Khi một dân tộc...chốn lao tù.
- Hành động, cử chỉ: thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấndằn mạnh hết sức, cố viết thật to: "Nước pháp muôn năm".
- Chi tiết gợi cảm xúc: lời nói của thầy về tiếng pháp vì truyền tới người nghe tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng nói DT. Hay chi tiết cử chỉ và chữ viết của thầy "Nước Pháp muôn năm" truyền tới người nghe lòng yêu nước sau sắc.
- Lời nói của thầy đề cao tiếng nói dân tộc, khẳng định sức mạnh của tiếng nói DT.
- Ta có thể hình dung về thầy: yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói DT Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.
- Điều quí báu nhất đối với ta là thầy đã truyền dạy cho em ý nghĩa sức mạnh của tiếng nói DT. Cho ta hiểu thêm sự cần thiết phải học tập và giữ gìn tiếng nói DT mình.
Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập
III. TỔNG KẾT:(SGK - TR 55)
- Em cảm nhận được gì từ truyện BHCC?
- Em học tập được gì từ NT kể chuyện cảu tác giả?
GV bình: Tiếng nói là một giá trị văn hoá Dt, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.
Sức mạnh của tiếng nói DT là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một DT gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của DT mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện BHCC.
Hoạt động 4: Luyện tập
IV. Luyện tập:
- HS viết đoạn sau đó đọc trước lớp
1. Hãy đọc những đoạn thơ, văn viết về sức sống và sự giàu đẹp của tiếng Việt.
2. Viết đoạn nêu cảm nhận của em về nhân vật thầy ha-men?
4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Nhân hoá
Rút kinh nghiệm:
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_truong_van_m.doc