Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 đến 31 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 đến 31 - Năm học 2018-2019

1. Kiến thức: Hiểu khái quát nội dung chương trình Ngữ văn 6.

- Giúp học sinh củng cố, mở rộng nâng cao ND, NT các văn bản thuộc thể loại tr/ thuyết.

- Hiểu sâu sắc đặc điểm, ý nghĩa truyền thuyết.

2. Kĩ năng: Biết cảm thụ phân tích các hình ảnh chi tiết trong truyện. Biết viết đoạn văn cảm thụ về nhân vật chính trong truyện.

 

doc 114 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 đến 31 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Ngày soạn: 13/9/2018
 Ngày dạy: 20/9/2018
 ÔN TẬP VĂN BẢN CHỦ ĐỀ TRUYỆN DÂN GIAN 
 (TRUYỀN THUYẾT)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu khái quát nội dung chương trình Ngữ văn 6.
- Giúp học sinh củng cố, mở rộng nâng cao ND, NT các văn bản thuộc thể loại tr/ thuyết.
- Hiểu sâu sắc đặc điểm, ý nghĩa truyền thuyết.
2. Kĩ năng: Biết cảm thụ phân tích các hình ảnh chi tiết trong truyện. Biết viết đoạn văn cảm thụ về nhân vật chính trong truyện.
3. Thái độ: Yêu thích văn học dân gian.
4. Hướng phát triển năng lực: Tự học, hợp tác, cảm nhận vẻ đẹp văn bản dân gian 
B. CHUẨN BỊ:
	 1. GV: Giáo án, TLTK.
	 2. HS: Học bài nắm được kiến thức cơ bản của các truyền thuyết đã học.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học: - Vấn đáp, thuyết trỡnh, trực quan, thảo luận.
- Kĩ thuật dạy học: Động nóo, đặt câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Nội dung:
 P1. KHÁI QUÁT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6
 P2. ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN TRUYỆN DÂN GIAN
I. KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN DÂN GIAN (BDHSG QUYỂN 2/TR.5)
 (Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn).
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức cần đạt
- Truyền thuyết là gì?
- Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyền thuyết đã học?
? Kể các sự việc chính trong truyện? 
? Nêu nghệ thuật của truyện "Bánh chưng, bánh giầy"? 
? Hãy nêu ý nghĩa truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”?
II. ÔN TẬP THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT
1. Truyền thuyết là gì? Đặc điểm của truyền thuyết?
a. Khái niệm: 
- Truyền thuyết là loại truyện kể dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. 
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b. Đặc điểm:
- Chức năng chủ yếu của truyền thuyết là phản ánh và lí giải các nhân vật, những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng to lớn đối với cộng đồng dân tộc.
- Chủ đề quan trọng của truyền thuyết nước ta là sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Nhân vật, cốt truyện của truyền thuyết được xây dựng hết sức đơn giản, ít tình tiết.
c. Phân loại: ( BDHSG quyển 2 bài Sự tích hồ Gươm)
- Truyền thuyết địa danh: giải thích nguồn gốc trực tiếpcủa tên núi, tên sông, tên hồ... vùng đất, địa bàn dân cư nào đó.
- Truyền thuyết nhõn vật: kể về các anh hùng chống xâm lược (Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo). Kể về các anh hùng văn hóa (Lạc Long Quõn, vua Hựng, Thỏnh Giúng...)
- Truyền thuyết phong tục-sản vật: kể về nguồn gốc, phong tục, hội hố (Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, cây cau...)
=> Truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm: vừa là TT địa danh, vừa là TT nhân vật. Đó là TT ra đời vào những thời đại sau (Thời kỡ Hậu Lờ -> Sự thật lịch sử, cốt lừi lịch sử nổi bật, rừ rệt hơn những TT thời kỡ Hựng Vương.
2. Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo: là những chi tiết, những hình ảnh kỳ lạ, không có thật trong cuộc sống thực mà là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, táo bạo.
- Các chi tiết kỳ ảo tạo sự hấp dẫn sinh động cho câu chuyện, sự lớn lao, đẹp đẽ, kì vĩ về nhân vật thần kì.
3. Các truyền thuyết đã học:
* VĂN BẢN 1: "BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY"
a) Sự việc chính:
- Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước:
+ Vua Hùng: chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc con trưởng và con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng
+ Lang Liêu có lòng hiếu thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dâng lên vua Hùng sản vật của nghề nông.
- Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước: lúa gạo, phong tục tập quán và quan niệm đề cao lao động...
b) Nghệ thuật:
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo".
- Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.
 c) Ý nghĩa: 
Truyện “Bánh chưng bánh giầy” đề cao:
- Nghề nông, lao động sáng tạo của con người.
- Thái độ trân trọng, yêu quý những điều, những thứ giản dị, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của mỗi người.
- Tình cảm yêu quý, thái độ trân trọng của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Tình cảm thái độ chân thành là điều đáng quý, đáng trân trọng.
 * LUYỆN TẬP
? Từ truyện “Bánh chưng bánh giầy”, nêu ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?
- Thảo luận nhóm
- HS đọc bài 2
GV định hướng chi tiết đặc sắc.
3. Bài 1: (Trang 12 SGK)
- Y nghĩa phong tục ngày Tết làm bánh chưng bánh giầy:
+ Đó là một phong tục đẹp, một nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc cùng với thái độ ứng xử cao đẹp trong các mối quan hệ giữa con cháu đối với ông bà, bố mẹ được phản ánh trong một truyền thuyết giàu tính lịch sử.
+ Qua câu chuyện giản dị về chàng Lang Liêu, ta nhận thấy: Trong cuộc sống, không cứ những thứ cao sang, khó kiếm mới là quý. Cần trân trọng, yêu quý những cái, những thứ gần gũi gắn bó với mình. Tình cảm kính trọng đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên mới là điều đáng quý. Phải biết trân trọng, giữ gìn phong tục tốt đẹp của gia đình, dòng họ và dân tộc.
+ Thể hiện sự giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Bài 2: (Trang 12 SGK)
* Lời khuyên bảo của Thần:
+ Nêu bật giá trị hạt gạo.
+ Đề cao lao động, trân trọng sản phẩm do con người làm ra.
+ Chi tiết thần kỳ làm tăng sự hấp dẫn cho truyện. Trong các Lang chỉ có Lang Liêu được thần giúp.
* Lời vua nhận xét về hai loại bánh:
+ Đây là cách thưởng thức nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường giản dị song lại chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
+ Ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh.
* VĂN BẢN 2: “THÁNH GIÓNG”
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học:
- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản?
 a. Nội dung:
- Thánh Gióng là hình tượng người a/ hùng trong công cuộc giữ nước.
+ Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì (Sức mạnh tổ tiên thần thánh).
+ Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược, cùng nhân dân đánh giặc giữ nước (Sức mạnh tập thể..)
+ Lập chiến công phi thường (Sức mạnh văn hoá, thiên nhiên, kỹ thuật : tre, sắt )
- Thánh Gióng sống mãi trong lòng dân tộc.
+ Thánh Gióng bay về trời, trở về với cõi vô biên bất tử.
+ Dấu tích của những chiến công còn mãi.
b. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì với những chi tiết NT kì ảo, phi thường.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những h/a thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
c. Ý nghĩa văn bản Thánh Gióng:
- Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh đánh giặc và khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân ta ngay từ buổi dầu lịch sử về người anh hùng chống giặc cứu nước.
* LUYỆN TẬP:
- GV yêu cầu HS đọc bài 4/tr 23 SGK 
? Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Thảo luận
- Đại diện phát biểu
- GV chốt lại
? Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
- GV định hướng
- Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nội dung, hay về nghệ thuật.
- Gọi tên (ngắn gọn) được hình ảnh đó và trình bày lý do vì sao thích?
Câu 4: (Trang 23 SGK). 
- Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử:
+ Vào thời đại Hùng Vương chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
+ Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
+ Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.
Bài 1: (trang 24)
a) Chi tiết : đánh giặc xong Gióng cất bỏ áo giáp sắt bay về trời:
- Ý chí phục vụ vô tư không đòi hỏi công danh.
- Gióng về trời - về cõi vô biên bất tử. Gióng hoá vào non nước đất trời Văn Lang sống mãi trong lòng nhân dân.
? Ý nghĩa của hình tượngThánh Gióng?
? Viết đoạn văn khoảng 5 câu PBCN của em sau khi học VB: "Thánh Gióng"
- YC: đoạn văn không quá dài
- Cảm nghĩ chân thật xác đáng
- Nói rõ tại sao lại có cảm nghĩ đó.
Bài 2: 
- Hình tượng TG đầy màu cắc thần kỳ, thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc. Đó là người anh hùng trưởng thành từ nhân dân, được nhân dân đùm bọc nuôi nấng. Đó chính là sức mạnh của nhân dân.
- Hình tượng Gióng luôn là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống xâm lăng của dân tộc ta.
Bài 3:
HS làm việc độc lập, tự viết theo ý mình.
? Nêu ý nghĩa truyện?
? Nhắc lại nghệ thuật đặc sắc của truyện?
? Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện là gì? 
- GV nêu BT 1
 ? Kể diễn cảm truyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh"
- HS làm việc độc lập.
- Kể diễn cảm từng đoạn và cả truyện.
- Các bạn nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập.
- Trả lời miệng.
- GV nhận xét, chữa.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- Trình bày ý kiến.
- GV chốt đáp án.
? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
? Nêu ý nghĩa truyện?
? Nhắc lại nghệ thuật đặc sắc của truyện?
- HS thảo luận nhóm.
- Trả lời.
- Thanh Hoá chỉ là một địa phương.
? Nêu và phân loại các truyền thuyết đã học?
? Phân tích cách cho mượn gươm của Long Quân
- GV hướng dẫn HS làm việc tập thể.
* Lập bảng thống kê các truyền thuyết đã học. GV đưa ra mẫu thống kê.
* VĂN BẢN 3: “SƠN TINH, THUỶ TINH”
1. Kiến thức cần nhớ:
a) Ý nghĩa: 
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.
- Thể hiện sức mạnh, mong ước chế ngự thiên tai.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
b) Nghệ thuật: 
- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Cách kể truyện theo đặc trưng của truyền thuyết: kể theo trình tự thời gian.
- Phép lạ của Sơn Tinh: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía Tây, phía Tây nổi lên từng dãy núi đồi.
- Phép lạ của Thuỷ Tinh: gọi gió; hô mưa,
- Món sính lễ: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
2. Luyện tập:
* Bài 1: Kể diễn cảm truyện.
1. Vua Hùng kén rể.
2. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
4. Sơn Tinh đến trước được vợ.
5. Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước.
6. Hai bên giao chiến cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút quân.
7. Hằng năm, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
* Bài 2: Đánh dấu vào chi tiết tưởng tượng kì ảo về cuộc giao tranh của hai vị thần.
a) Hô mưa gọi gió làm dông bão rung chuyển cả đất trời.
b) Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
c) Không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo.
d) Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi
e) Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về.
g) Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
* Bài 3: Trong truyện em thích nhất chi tiết :
* "Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"
- Cho thấy không khí cuộc giao tranh gay go quyết liệt bởi:
+ Sự ngang sức ngang tài của hai vị thần.
+ Sức mạnh và quyết tâm của Sơn Tinh, của ND đắp đê.
+ Ước mơ khát vọng của con người chiến thắng thiên nhiên.
+ Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, diệu kỳ của người xưa (chiến công của các vua Hùng).
* VĂN BẢN 4: “SỰ TÍCH HỒ GƯƠM"
1. Kiến thức cần nhớ:
a) Ý nghĩa: 
- Ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân, và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đề cao suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
- Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
b) Nghệ thuật: HS nhắc lại
2. Luyện tập:
a) Bài 3: Trang 43 (Bài 2 Trang 20 SBT)
Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ bị giới hạn, thu hẹp. Bởi vì, lúc này Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long và Thăng Long là thủ đô tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân. Hơn nữa, nó còn dẫn tới sự thay đổi địa danh làm cho địa danh trở nên thơ mộng, thiêng liêng, huyền thoại.
b) Bài 4:
* Các truyền thuyết đã học.
- 4 truyền thuyết về thời đại Hùng Vương:
 Con Rồng ... - Truyền thuyết dựng nước.
 Bánh chưng... - Truyền thuyết nghề nông.
 Sơn Tinh... - Truyền thuyết trị thuỷ.
 Thánh Gióng... - Truyền thuyết giữ nước.
- 1 truyền thuyết về thời Hậu Lê:
 Sự tích Hồ Gươm - Truyền thuyết ...giữ nước
c) Bài tập bổ sung:
* Bài 1: Quá trình cho mượn khá phức tạp
- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng ® nhân dân cả nước đồng lòng giết giặc ® khả năng cứu nước có ở khắp nơi.
- Tra vào vừa in ® sự nhất trí đồng lòng của ND.
- Sáng 2 chữ “Thuận Thiên” ® hợp lẽ trời.
- Lê Thận dâng gươm ® đề cao Lê Lợi
(Thuận ý trời - hợp lòng dân)
*Bài 2: Chứng minh sự tích Hồ Gươm thể hiện những điều.. (nêu định nghĩa truyền thuyết.)
- Truyện kể về nhân vật Lê Lợi, liên quan sự kiện cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỷ 15. Sự việc LQ cho Lê Lợi mượn gươm thắng giặc Minh.
- Yếu tố tưởng tượng.
- Rùa vàng biết nói đòi gươm.
- Lê Thân đánh lưới 3 lần nhặt lưỡi gươm, Lê Lợi nhận chuôi ® tra vừa in sáng chữ Thuận Thiên.
- Thái độ đánh giá của nhân dân.
- Ca ngợi tự hào về người anh hùng Lê Lợi.
* Bài 3: Bảng thống kê các truyền thuyết đã học.
* Lưu ý: Có thể ôn tập bằng cách thống kê các VB theo bảng mẫu sau:
Tác phẩm
N/V chính
Thời kỳ LS
Sự việc liên quan
Yếu tố tưởng tượng
Ý nghĩa
4. Củng cố:
- Chữa các bài tập, rút kinh nghiệm kĩ năng viết đoạn văn và trình bày bài.
 - Gọi H/S khái quát lại toàn bộ kiến thức đã ôn luyện .
 - G/V khái quát lại toàn bài, nhắc hs nhớ kiến thức ND & NT của từng truyện.	
5. Hướng dẫn:
- Hoàn thiện bảng thống kê.
- Tập kể lại các truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
- Nắm được nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của mỗi truyện.
- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chính trong các truyện truyền thuyết.
- Ôn tập các truyện cổ tích.
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
TUẦN 5 + 6 Ngày soạn: 17/9/2018
 Ngày dạy: 27/9/2018
 04/10/2018
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
( CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức về từ và cấu tạo từ. Từ thuần Việt và từ mượn. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Các lỗi dùng từ thường gặp.
2. Kĩ năng: Vận dụng thực hành các dạng bài tập (phát hiện, vận dụng) về đơn vị kiến thức tương ứng.
3. Thái độ: Yêu quý ngôn ngữ dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của ngôn ngữ ân tộc.
4. Hướng phát triển năng lực: Tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ môn học trong khi giao tiếp .
B. CHUẨN BỊ
	 1. GV: Giáo án, TLTK.
	 2. HS: Học bài nắm được kiến thức cơ bản của chủ đề từ vựng đã học.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học: - Vấn đáp, thuyết trỡnh, trực quan, thảo luận.
- Kĩ thuật dạy học: Động nóo, đặt câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Nội dung:
P1. TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
 I. LÍ THUYẾT (NGỮ VĂN NÂNG CAO/TR.13)
- Vẽ sơ đồ, nêu cấu tạo của từ TV
- Từ gồm có từ đơn và từ phức( từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng; từ phức là từ gồm hơn một tiếng). Từ phức gồm có từ ghép và từ láy(từ ghép giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa; từ láy có các tiếng láy âm nhau)
- HS nhắc lại các kiến thức đã học
*Lưu ý: 
- Từ đơn đa âm tiết: Ra-đi-ô, dã tràng, bồ hóng.
- Từ ghép có tiếng mất nghĩa hoặc không xác định nghĩa: dưa hấu, ốc bươu, giấy má, chợ búa, chùa chiền.
1. Sơ đồ tư duy phân loại từ (Từ theo cấu tạo)
2. Khái niệm:
- Từ đơn:
- Từ phức:
+ Từ ghép: có quan hệ về nghĩa.
./ Từ ghép chính phụ (phân nghĩa)
./ Từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa)
+ Từ láy: có quan hệ về ngữ âm.
./ Láy hoàn toàn: tiếng láy, láy lại tiếng gốc.
./ Láy bộ phận (phụ âm đầu, vần) của tiếng gốc.
+ Từ láy...
II. LUYỆN TẬP
- HS làm việc theo nhóm thi viết nhanh lên bảng
- GV nhận xét chốt lại
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm
- GV hướng dẫn HS làm
- GV hướng dẫn HS làm độc lập các bài tập còn lại
1. Bài 3 Trang 15 SGK
+ Cách chế biến: bánh rán, nướng, hấp, nhúng, tráng.
+ Chất liệu làm bánh: nếp, tẻ, khoai, ngô, sắn, đậu xanh.
+ Tính chất của bánh: dẻo, xốp, phồng.
+ Hình dáng của bánh: gối, quấn thừng, tai voi.
* Bài tập bổ sung:
1. Bài 1: Cho các từ:
Ruộng nương, cầu cống, nong nia, đền chùa, miếu mạo, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng.
- Tìm các từ ghép, từ láy
* Từ láy: Lăng loàn, lăng nhăng, miếu mạo, 
* Từ ghép: Ruộng nương, cầu cống, nong nia, đền chùa, lăng tẩm, lăng kính.
2. Bài 2: Cho trước tiếng: Làm
Hãy kết hợp với các tiếng khác để tạo thành 5 từ ghép 5 từ láy.
* 5 từ ghép: làm việc, làm ra, làm ăn,...
* 5 từ láy: Làm lụng, làm liếc, ....
3. Bài 3: Phân loại từ trong đoạn văn:
 Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thầm nói đúng. Chàng bèn chẹn chọn thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.
*Từ ghép: mừng thầm, ngẫm nghĩ, gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, hình vuông.
*Từ láy: không có.
*Từ đơn: Các từ còn lại.
4. Bài 4: Cho các tiếng sau: xinh, đẹp, nhỏ, rộng, hẹp, hoa, mát...
 a) Hãy tạo ra từ láy, từ ghép:
- Từ ghép: xinh đẹp, đẹp tươi,tươi đẹp, nhỏ bé, bé nhỏ, rộng lớn, rộng dài, rộng hẹp, hoa trái, hoa quả, hoa hồng, mát lạnh, mát rượi...
- Từ láy: xinh xinh, xinh xắn, đèm đẹp, đẹp đẽ, nhỏ nhoi, nhỏ nhắn, rộng rãi, hẹp hòi, hoa hoét, mát mẻ, man mát...
 b) Hãy đặt câu với 2 từ ghép, từ láy vừa tạo được 
5. Bài 5: Tìm từ ghép và từ láy trong những câu sau:
 a. Nhân dân ta giàu lòng yêu Tổ quốc.
 b. Hoạ mi hót ríu ra ríu rít trong nắng mới.
 c. Mặt trời càng lên tỏ.
 Bông lúa chín thêm vàng
 Sương treo đầu ngọn cỏ
 Sương lại càng long lanh
 Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiếng hót.
- Từ ghép: nhân dân, Tổ quốc, hoạ mi, mặt trời, bông lúa, ngọn cỏ.
- Từ láy: ríu ra ríu rít, long lanh, chiền chiện.
P2. TỪ XÉT VỀ MẶT NGUỒN GỐC (KQ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY)
- Nhắc lại các kiến thức đã học về từ mượn?
1. Khái niệm Từ thuần Việt, từ mượn:
 (nguồn gốc của từ)
2. Nguyên tắc mượn từ.
 * LUYỆN TẬP
- GV hướng dẫn.
- HS thi viết nhanh các từ theo nhóm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV hướng dẫn chỉ cho HS các trường hợp có thể dùng từ mượn.
- GV gọi 1 HS đọc, các HS còn lại nghe, viết
1. Giải bài tập SGK.
* Bài 3: 
a) Tên đơn vị đo lường: lít, mét, ki-lô-mét, het-tô- mét.
b) Tên bộ phận xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ- bu
c) Tên đồ vật: ra-đi-ô, cát-sét, ooc-gan, vi-ô-lông
* Bài 4: 
- Các từ: phôn, nốc ao, fan: chỉ dùng trong giao tiếp thân mật với bạn bè, người thân. (những người biết ngoại ngữ hoặc có hiểu biết tương ứng với người nói).
+ Ưu điểm: ngắn gọn
+ Nhược điểm: Không trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp hình thức.
- Trong những hoàn cảnh giao tiếp thông thường ta nên dùng: gọi điện, người say mê, đo ván. Bởi vì: các từ: phôn, nốc ao, fan là những từ mượn tiếng nước ngoài, chúng ta không nên lạm dụng từ mượn khi tiếng việt đã có từ thể hiện.
P3. NGHĨA CỦA TỪ, TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức
- Cùng với khái niệm trong SGK, GV nhấn mạnh:
+ Có từ chỉ có một nghĩa nhưng có từ lại có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là do quá trình chuyển nghĩa (mở rộng nghĩa ) của từ tạo ra.
+ Từ nhiều nghĩa có nghĩa đen
(nghĩa xuất hiện từ đầu) và nghĩa bóng(nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc).
+ Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, khi sử dụng từ nhièu nghĩa phải chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp để đạt được hiệu quả giao tiếp lớn nhất, nắm bắt đúng thông tin của người phát ngôn khi họ sử dụng từ nhiều nghĩa.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ...
- Học sinh làm miệng cá nhân. Những HS khác nhận xét.
- GV chốt đáp án
- Học sinh trao đổi nhóm đôi
Chỉ ra những hành động
- BT4 học sinh trao đổi ý kiến với nhau.
- HS trình bày ý kiến các bạn khác
- Nhận xét, sửa chữa.
- HS làm việc tập thể phần a)
- Làm việc cá nhân phần b), c)
- GV yêu cầu HS đọc từng câu, tìm hiểu ý nghĩa của từ trong câu, sau đó xem xét từ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
- GV giới thiệu thêm: 2 phương thức chuyển nghĩa từ tiếng Việt:
+ Chuyển nghĩa theo p/thức ẩn dụ, hoán dụ.
I. LÍ THUYẾT
(KHÁI QUÁT BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY 
 TỪ XÉT VỀ MẶT NGHĨA)
1. Nghĩa của từ: Khái niệm và các cách giải thích
1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác
- Nghĩa chuyển: hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
+ HS lấy ví dụ
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài 3: SGK/tr 57
a/ Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động
 hộp sơn ® sơn cửa
 cái bào ® bào gỗ
 cân muối ® muối dưa
b/ Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị
 đang bó lúa ® gánh ba bó lúa
 cuộn bức tranh ® ba cuộn giấy
 nắm cơm ® cơm nắm.
2. Bài 4: SGK/tr 57
a) Tác giả nêu hai nghĩa của từ bụng. Còn thiếu một nghĩa nửa "phần phình to ở giữa một số sự vật" (bụng chân).
b) Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng
ấm bụng: nghĩa 1
tốt bụng: nghĩa 2
bụng chân: nghĩa 3
* BT bổ sung:
1. Bài 1: Tìm một số nghĩa chuyển của từ nhà, đi, ăn, đặt câu.
a) Từ nhà.
- Công trình xây dựng để ở, sinh hoạt của con người hoặc để chứa đựng ® Nghĩa chính
- Chỉ người vợ, người chồng (nhà tôi đi vắng) ® Nghĩa chuyển
- Triều đại phong kiến (nhà nước phong kiến) ® Nghĩa chuyển.
b) Từ đi
- Di chuyển từ nơi này sang nơi khác với tốc độ bình thường ® Nghĩa chính.
- Không còn nữa. (Ông ấy đã đi rồi.
 Bác Dương thôi đã thôi rồi
c) Từ ăn - Quá trình cắn nhai nuốt chuyển hoá thức ăn vào cơ thể qua thực quản xuống dạ dày ® Nghĩa chính
- Được hưởng một quyền lợi gì ® Nghĩa chuyển
VD: ăn lương, ăn hoa hồng, ăn huê lợi.
2. Bài 2: Xác định và giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ mũi trong những câu sau:
a) Trùng trục như con bò thui
 Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (Bộ phận của cơ quan hô hấp để thở, để ngửi, có hình dáng nhọn, nhô ra so với mặt) ® Nghĩa chính.
b) Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau.
 (mũi 1: Phần nhọn ở đầu vật gì đó; 
 mũi 2: Chỗ đất nhọn nhô ra biển) ® Nghĩa chuyển
P4. LUYỆN TẬP CHỮA LỖI DÙNG TỪ 
- GV hướng dẫn HS ôn tập về các lỗi dùng từ đã học
1. Bài tập 1:
 Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi dùng từ lặp? Hãy sửa lại cho phù hợp:
a/ Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.
b/ Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi.
c/ Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
d/ Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
e. Tre xanh xanh tự bao giờ.
2. Bài tập 2:
 Hãy chỉ ra nguyên nhân dùng từ sai trong các câu văn sau và nêu cách sửa chữa.
a. Nghe bạn kể chuyện đó tôi cũng thích chuyện đó.
b. Chúng em rất biết ơn các thầy cô của chúng em đã dạy dỗ chúng em nên người.
GV đánh giá, chữa bài.
3. Bài tập 3: Phát hiện và sửa lỗi
a) Có thể nói, em có thể tiến bộ nếu em có thầy cô dạy giỏi.
b) Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.
c) Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết, xây dựng nước nhà.
* Bài tập 4: Tìm lỗi - sửa lại
a) Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho người quên đi nỗi vất vả trên đường.
b) Bố em là thương binh, ông em có di vật lạ ở phần mềm.
c) Lên lớp 6 em mới thấy việc học tập thật là nghiêm trọng.
d) Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng.
e) Ông nghe bì bõm câu chuyện của họ.
* Bài 5: 
- GV nêu bài tập.
PBCN về bài "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư, một bạn HS viết đoạn như sau:
 Bao trùm lên cả bài thơ là một không khí trầm lắng và man mát buồn cùng với một tâm trạng bâng khuâng xao xuyến đến kỳ lạ. Nắng mới hắt lên song cũng hắt vào trong ý chí của tác giả gợi lại những kỷ niệm của một thời dĩ vãng.
? Bạn đó dùng từ nào chưa chính xác, hãy sửa lại cho bạn.
(Gạch chân những từ không đúng trong các câu sau và sửa lại)
* Bài 6
* Bài 7
- HS tìm từ thay thế.
Cho từ bị lặp trong các đoạn văn sau 
* Bài 8
Chọn các từ sau để điền vào chỗ trống: đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực.
- Viết đoạn văn 5 - 7 câu có sử dụng một trong các từ sau: cho, tặng, biếu.
I. ÔN LÝ THUYẾT (DÙNG SƠ ĐỒ TƯ DUY)
Các lỗi dùng từ
- Lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
- Câu b,c mắc lỗi lặp từ.
- Thay b: hưởng quyền ấy; c: đọc.
2. Bài tập 2:
- Lỗi lặp a và lỗi diễn đạt b.
- Cách sửa:
+ Nghe bạn... tôi cũng thích.
+ Chúng em rất biết ơn các thấy cô vì đã dạy dỗ chúng em nên người.
-> Lỗi lập từ ngữ
3. Bài tập 3: 
a) Có thể nói em sẽ tiến bộ nếu ở lớp có thầy cô giáo dạy giỏi.
b) Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số cụ thể.
c) Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo xây dựng nước nhà.
* Bài tập 4: Dùng từ không đúng nghĩa
 - Chỉ ra từ sai
 - Tìm các từ thay thế.
-> Dùng từ không đúng nghĩa
a) yêu mến ® yêu
b) di vật lạ ® di vật
c) nghiêm trọng ® quan trọng
d) sửa soạn ® sắp
d) bì bõm ® lõm bõm
* Bài tập 5: 
 man mát ® man mác
 ý chí ® tâm trí
* Bài tập 6
a) Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích (lãng mạn)
b) Đô vật là người có thân hình lực lượng (lực lưỡng)
c) Xuân về, tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau kì ngủ đông dài dằng dẵng (đằng đẵng).
d) Trong tiết trời giá buốt, trên cánh đồng làng, đâu đó đã điểm xiết những nụ biết đầy xuân sắc (điểm xuyết)
e) Việc dẫn giải một số từ ngữ điển tích trong giờ học tác phẩm văn học trung đại là vô cùng cần thiết đối với việc học môn ngữ văn của học sinh (diễn giảng)
* Bài tập 7:
a) Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của công chúa và Thach Sanh tưng bừng nhất kinh kỳ.
- Lặp từ công chúa, Thạch Sanh.
- Thay: họ
b) Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng 10 ngày để nghe ngóng.
Lí Thông ® hắn
c) Chú chó bông nhà em trông rất đáng yêu nên em rất thích chú chó bông nhà em. (Nó)
* Bài tập 8:
a) Trong khói bụi vẫn loé lên những tia lửa........ (đỏ rực).
b) Nước sông ............(đỏ ngầu).
c) Mặt nó .................(đỏ gay).
* Bài tập 9:
HS làm theo yêu cầu
4. Củng cố:
- Chữa các bài tập, rút kinh nghiệm cách trình bày bài.
 - Gọi H/S khái quát lại toàn bộ kiến thức đã ôn luyện.
 - G/V khái quát lại toàn bài, nhắc hs nhớ kiến cơ bản.	
5. Hướng dẫn:
- Làm hoàn chỉnh bài tập 4,5 SBT/ Trang 03.
- Nắm chắc lý thuyết về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt, từ thuần Việt, từ mượn, nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, các lỗi dùng từ thường gặp.
- Hoàn thành bài tập viết đoạn văn.
- Chuẩn bị ôn tập Tập làm văn: Văn tự sự. Văn bản: thể loại truyện cổ tích.
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
TUẦN 7 Ngày soạn: 02/10/2018
 Ngày dạy: 11/10/2018
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
(CỔ TÍCH)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nắm được những nét cơ bản về thể loại truyện cổ tích. HS được củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Thạch Sanh, Em bé thông minh.
2. Kĩ năng: tổng hợp, khái quát kiến thức đã học. Kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ những nét đẹp về nhân vật.
3. Thái độ: Yêu thích văn học dân gian, tâm hồn hướng tới cáithiện.
4. Hướng phát triển năng lực: Tự học, hợp tác, cảm nhận vẻ đẹp văn bản dân gian .
B. CHUẨN BỊ
	 1. GV: Giáo án, TLTK.
	 2. HS: Học bài nắm được kiến thức cơ bản của các truyện cổ tích đã học.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học: - Vấn đáp, thuyết trỡnh, trực quan, thảo luận.
- Kĩ thuật dạy học: Động nóo, đặt câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Nội dung:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH:
1. Khái niệm truyện cổ tích (SGK).
- Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật.
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng đối với sự bất công.
2. Thời gian xuất hiện: Ra đời muộn hơn thần thoại và truyền thuyết. Khi xã hội loài người đã hình thành giai cấp, có kẻ giầu, người nghèo với sự phân biệt về quyền lợi, từ đó nảy sinh những mâu thuẫn và những cuộc đấu tranh chống áp bức bất công.
3. Phân loại: Truyện cổ tích chia làm 3 loại chính:
+ Cổ tích thần kỳ: Có sự tham gia của các lực lượng siêu nhiên như thần thánh, tiên bụt...( Sọ dừa, Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây bút thần, Ông lão...)
+ Cổ tích sinh hoạt: Có ít yếu tố thần kỳ hơn: Cây tre trăm đốt, Sự tích trầu cau, Em bé thông minh...
+ Cổ tích loài vật: Loài vật được nhân cách hoá để phản ánh, lí giải các vấn đề của con người, x/hội (Quạ và công, Con hổ và con thỏ...) 
 II. CÁC TRUYỆN CỔ TÍCH ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH
 1. Xác định kiểu nhân vật trong các truyện cổ tích đã học:
- Nhân vật Thạch Sanh: Kiểu nhân vật dũng sĩ.
- Nhân vật em bé: Kiểu nhân vật thông minh.
2. VĂN BẢN 1: TRUYỆN "THẠCH SANH"
- GVđặt câu hỏi yêu cầu HS phát biểu, chú ý kỹ năng tóm tắt của HS.
- GV cho HS luyện theo nhóm
- Mỗi em kể 1 đoạn mình thích.
- HS nêu ý tưởng vẽ tranh của mình.
- GV giao về nhà vẽ theo tổ.
- Hãy hoàn thiện đo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_4_den_31_nam_hoc_2018_2019.doc