Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa của từ.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt giải thích nghĩa của từ.
3. Phẩm chất :
Có ý thức dùng từ khi nói và viết.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, bài dạy.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Phân biệt từ mượn và từ thuần việt.
- Nêu nguyên tắc mượn từ
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2020 Ngày giảng: / /2020 PPCT TIẾT 13 – BÀI: TỪ MƯỢN I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Khái niệm từ mượn. - Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt. - Nguyên tắc từ mượn trong tiếng Việt. - Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt. 3. Phẩm chất: - Có ý thức trong việc sử dụng từ vay mượn. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, bài dạy. 2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài. III. Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ - Từ là gì? phân biệt từ và tiếng. - Nêu căn cứ phân biệt từ đơn và từ phức, lấy ví dụ ?. 3. Bài mới *Hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV: Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú. ngoài những từ thuần Việt, ông cha ta còn mượn một số từ của nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ của ta. Vậy từ mượn là những từ như thế nào? Khi mượn từ, ta phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Bài từ mựơn hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. HS: Lắng nghe GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS *Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1 :Tìm hiểu từ thuần Việt và từ mượn. - GV: Dùng bảng phụ ghi VD. - HS: Đọc VD trong SGK. ? Giải thích từ trượng, từ tráng sĩ? (trượng: 3,33 m) ? Các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu? - HS: Trả lời ? Thế nào là từ mượn? ( HS dựa vào SGK trả lời) GV giảng: Từ mượn là những từ ngữ có nguồn gốc từ nước ngoài, từ mượn có phạm vi ở nhiều nước khác nhau ( Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, nhưng mượn tiếng Trung Quốc là nhiều nhất). ? Xác định từ mượn của các từ đã cho? - HS: Xác định GV lưu ý HS: Có từ mượn được Việt hoá cao khi đọc như TV ( ga, điện) có từ mượn chưa được việt hóa cao. ? Nhận xét về từ mượn ( cách viết)? - GV chốt rút ra ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ - HS đọc ví dụ . ? Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào ? ? Hãy nêu mặt tích cực và mặt hạn chế của từ mượn? - HS: + Mặt tích cực làm cho ngôn ngữ dân tộc giàu có phong phú hơn. +Mặt tiêu cực: làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp nếu dùng tuỳ tiện. ? Vậy khi dùng từ mượn phải chú ý điều gì? - HS đọc ghi nhớ I. Từ thuần việt và từ mượn 1. Ví dụ : ( SGK) - Trượng: Đơn vị đo = 10 thước Trung Quốc. - Tráng Sĩ: người có sức lực cường tráng. chí khí mạnh hay làm việc lớn. 2. Nhận xét: - Là những từ mượn tiếng Hán -> Từ mượn là những từ có nguồn gốc nước ngoài. - Từ mượn tiếng Hán: Giang sơn, sử giả, gan. - Từ mượn gốc ấn, âu: Ti vi, xà phòng, ga, bơm, điện, xô viết, ra đi ô, in tơ nét... * Cách viết. - Từ mượn được Việt hoá cao khi viết, viết như từ thuần việt. - Từ mượn chưa được việt hoá cao viết nên dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng: VD: Ra- đi - ô, In - tơ - nét. * Ghi nhớ sgk . II. Nguyên tắc mượn từ : 1. Ví dụ : 2. Nhận xét : - Khi mượn từ cần chú ý không mượn một cách tuỳ tiện, những từ tiếng Việt không có hoặc dịch không đúng thì mượn. Những từ tiếng Việt có thì nên dùng TV. * Ghi nhớ sgk. *Hoạt động luyện tập: Hoạt động của GV Nội dung, yêu cầu cần đạt Hướng dẫn làm bài tập - GV: Gọi HS lên làm bài tập -> HS khác bổ xung-> GV nhận xét, bổ xung - HS: Đọc và nêu yêu câu bài tập. ? Phát hiện từ mượn và xác định nguồn gốc từ mượn đó? - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập ? Xác định nghĩa của tiếng tham gia tạo từ Hán V ? Kể một số từ mượn GV lưu ý HS: Các từ phôn, fan, nốc ao được dùng trong giao tiếp thân mật ( bạn bè và người thân....) cũng có thể trên báo nhưng ngắn gọn. Còn dùng trong giao tiếp chính thức không trang trọng, không phù hợp. III. Luyện tập ( 15’) Bài 1: Từ Hán Việt: Vô cùng, ngạc nhiên, sính lễ, gia nhân. Tiếng Anh: Pốp, in - tơ - nét. Bài 2: a. Khán giả Khán: xem Giả: người b. Thính giả Thính: nghe Giả: người c. Độc giả Độc: đọc Giả: người d. Yếu điểm Yếu: quan trọng điểm: điểm Yếu lược Yếu: quan trọng Lược: tóm tắt Yếu nhân Yếu: quan trọng Nhân: người Bài 3: Tên đơn vị đo lường: mét, ki lô mét... Bộ phận xe đạp: gác đơ bu, ghi đông... Tên đồ vật: Ra đi ô, ô tô... Bài 4: Các từ mượn: phôn, pan, nốc ao - Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, viết tin trên báo. + Ưu điểm: ngắn gọn + Nhược điểm: không trang trọng *Hoạt động vận dụng Hoạt động của GV Nội dung, yêu cầu cần đạt Tìm những từ Hán- Việt tương ứng với từ Thuần Việt và đặt câu với từ đó Niên khóa: Năm học Phi trường: Sân bay *Hoạt động tìm tòi mở rộng Hoạt động của GV Nội dung, yêu cầu cần đạt HS tìm những từ mượn gốc Pháp, Nga trong các văn bản SGK Ngữ Văn 6. Ghi-lê (Bài học đường đời đầu tiên) Ca-lô (Lượm) 4. Củng cố: - Từ mượn là gì? - Khi sử dụng từ mượn cần chú ý điều gì 5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 4. - Đọc và nghiên cứu bài: Nghĩa của từ. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: / /2020 Ngày giảng: ./ /2020 PPCT TIẾT: 14 – BÀI: NGHĨA CỦA TỪ I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Khái niệm nghĩa của từ. - Cách giải thích nghĩa của từ. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt giải thích nghĩa của từ. 3. Phẩm chất : Có ý thức dùng từ khi nói và viết. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, bài dạy. 2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài. III. Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ - Phân biệt từ mượn và từ thuần việt. - Nêu nguyên tắc mượn từ 3. Bài mới *Hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV: Nghĩa của từ là gì? Dựa vào đâu để ta giải thích? Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó HS: Lắng nghe GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS *Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV – HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1 : Tìm hiểu nghĩa của từ - HS đọc ví dụ ? Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận. - Gồm 2 bộ phận: Từ và nghĩa của từ. ? Bộ phận nêu nghĩa của từ ứng với phần nào của mô hình? - HS: Nghĩa của từ ứng với phần nội dung: ? Hãy điền từ và nghĩa của từ ( lẫm liệt) vào mô hình. Lẫm liệt Hùng dũng, oai nghiêm ? Qua đây em hiểu nghĩa của từ là gì? - HS dựa SGK trả lời + Từ là hình thức. + Nghĩa của từ nội dung ( về sự vật, tính chất , hành động...) - HS đọc ghi nhớ. HS làm BT3: (.HS: Điền đúng như sau: Trung bình, trung gian, trung niên Hoạt động 2: Cách giải nghĩa của từ - HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi. ? Trong mỗi chú thích trên nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào? + Tập quán: giải thích = khái niệm + Lẫm liệt: giải thích = bằng từ đồng nghĩa + Nao núng: giải thích = cách miêu tả sự vật, hành động. ? Qua đây ta thấy nghĩa của từ được giải thích bằng những cách nào? - HS đọc ghi nhớ. I. Nghĩa của từ là gì ? 1. Ví dụ. 2. Nhận xét Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. * Ghi nhớ sgk/ II. Cách giải thích nghĩa của từ : 1. Ví dụ : 2. Nhận xét : - Nghĩa của từ được giải thích bằng khái niệm, giải thích bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, bằng cách miêu tả sự vật, đặc điểm, hành động mà từ biểu thị. * Ghi nhớ sgk/35 *Hoạt động luyện tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Học nhóm: Mỗi nhóm làm 1 ý -> Các nhóm trả lời và nhận xét lẫn nhau. - HS xem lại văn bản Thánh Gióng ở các chú thích từ được giải nghĩa bằng cách nào? (1) Thánh Gióng: Đức thánh làng Gióng. (3) Thụ thai: bắt đầu có thai. (7) Kinh ngạc: Thái độ ngạc nhiên trước hiện tượng lạ... (10) Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng chí khí mạnh, làm việc lớn... Bài 2: ( Cá nhân ) ? Điền từ phù hợp với cách giải nghĩa? ? Giải nghĩa các từ: Giếng, Rung rinh. Bài 4: - HS đọc truyện ? Cách giải nghĩa từ mất như vậy có đúng không? III. Luyện tập : Bài 1: Nghĩa của Từ ở văn bản Thánh Gióng. - Giải thích = khái niệm. - Giải thích = từ đồng nghĩa - Giải thích = khái niệm. - Giải thích = từ đồng nghĩa và miêu tả. Bài 2: a. Học tập: học và luyện tập để...... năng... b. Học lỏm: nghe hoặc thấy... không ai dạy. c. Học hỏi: Tìm tòi, hỏi.... học tập d. Học hành: học văn hoá.... hướng dẫn Bài 3. Giải nghĩa từ. - Giếng: hố đào sâu hình tròn thành tròn thẳng đứng dùng để lấy nước. -> Giải nghĩa theo cách miêu tả sự vật. - Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp. -> giải nghĩa bằng cách miêu tả hành động. - Hèn nhát: Thiếu can đảm.-> giải nghĩa bằng từ trái nghĩa. Bài 4: - Mất theo cách hiểu là: không biết ở đâu - Mất theo cách hiểu thông thường là không được sở hữu, không thuộc về mình, không có. *Hoạt động vận dụng Hoạt động của GV – HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV cho HS chơi trò chơi: Một dãy nêu từ, một dãy giải thích nghĩa của từ. *Hoạt động tìm tòi mở rộng Hoạt động của GV – HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Tìm từ khó và giải thích nghĩa của chúng 4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ. - Nghĩa của từ là gì? - Nêu những cách giải nghĩa từ. 5. Dặn dò: - Xem lại bài học, học thuộc ghi nhớ. - Xác định cách giải nghĩa của một số từ trong các văn bản đã học. - Soạn: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: / /2020 Ngày giảng: ......./ /2020 PPCT TIẾT: 15,16 – BÀI: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. - Truyền thuyết địa danh. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ 3. Phẩm chất: Yêu di tích văn hóa dân tộc. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, bài dạy. - Tranh ảnh về Lê Lợi, về Hồ Gươm. 2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ Phương pháp: Thực hành, vấn đáp, Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Trong truyện có chi tiết: “Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu” có ý nghĩa gì? HS trả lời TIẾT 1: 3. Dạy nội dung bài mới: (40 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung: 15 phút. Mục tiêu: HS đọc, nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục của đoạn trích. Phương pháp: Đọc, vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV cho HS đọc. - Cho HS tìm hiểu chú thích. - GV cho HS xác định bố cục. - Đọc - Đọc chú thích - Xác định bố cục: Chia hai đoạn + Từ đầu.... đất nước. + Đoạn còn lại. I. Đọc và tìm hiểu chung. 1. Đọc: 2. Chú thích: 3. Bố cục: Chia hai đoạn + Từ đầu.... đất nước. + Đoạn còn lại. TIẾT 2: Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết: 40 phút. Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? - Như vậy, việc cho mượn gươm có ý nghĩa gì? Thảo luận nhóm - Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? - Lê Lợi được chuôi gươm, Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi, Những chi tiết này nói lên điều gì? GV nhận xét và chốt - Chi tiết thanh gươm thường toả ra ánh sáng có ý nghĩa gì? - Em hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn - Đức Long Quân cho mượn gươm thần để Lê Lợi cùng nghĩa quân làm nên chiến thắng. Vậy thì lúc nào Người đòi lại gươm? Vì sao? - GV: Cảnh đòi gươm và trao gươm đã diễn ra như thế nào? Thảo luận nhóm - Việc trả lại gươm có ý nghĩa gì? - Qua những phần phân tích ở trên, các em hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”? - Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? - Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì? - Khái quát lại nội dung nghệ thuật bài học - Vì giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận đến tận xương tuỷ. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi cũng là thuận theo cái lẽ của Đất Trời. Cho nên đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần để họ giết giặc - Việc cho mượn gươm cho thấy cuộc khởi nghĩa có tính chất chính nghĩa. - HS thảo luận nhóm và trình bày -> Những chi tiết này khẳng định đề cao vai trò “minh chủ”, “chủ tướng” của Lê Lợi. - Thanh gươm tỏa sáng ra mắt vị minh công như thúc giục lên đường. - Sức mạnh của gươm thần giúp chuyển bại thành thắng, yếu thành mạnh. - HS: Hoàn cảnh Long Quân cho đòi gươm. + Long Quân đòi lại gươm khi đất nước ta đã thanh bình, một năm sau, khi đuổi được giặc Minh. + Chủ tướng Lê Lợi đã lên ngôi vua và nhà Lê dời đô về Thăng Long. - HS thảo luận. - Trả lời - Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở thế kỷ XV. - Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. - Đọc ghi nhớ. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Long Quân cho mượn thanh gươm thần: - Cuộc khởi nghĩa có tính chất chính nghĩa. - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có tính chất toàn dân - Cuộc khởi nghĩa có tính chất nhân dân. 2. Việc trả gươm: - Đánh dấu sự toàn thắng. - Nói lên ý nguyện hoà bình của dân tộc III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK 4.Củng cố :( 4 phút) - Tóm tắt lại câu chuyện. 5. Hướng dẫn tự học: 1 phút. - Học bài. - Soạn bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ *RÚT KINH NGHIỆM: ..
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc