Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

 - Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc.

 - Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.

2. Năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

 - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực triển khai ý, viết đoạn văn và bài văn tự sự

 3. Phẩm chất :

Có ý thức dùng lời văn trong sáng, dễ hiểu.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, bài dạy.

2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.

III. Tiến trình dạy học

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số

2. Kiểm tra bài cũ

- Khi tìm hiểu đề văn phải chú ý điểm gì?

- Em hiểu gì về cách làm bài văn tự sự.

 

doc 5 trang tuelam477 3920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ./ /2020 Ngày giảng: ./10/2020
PPCT TIẾT: 17, 18 – BÀI: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - Hiểu từ nhiều nghĩa.
 - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
 - Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, năng lực nhận diện và sử dụng từ nhiều nghĩa
3. Phẩm chất: - Có ý thức sử dụng đúng từ nhiều nghĩa.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, bài dạy.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
TIẾT 1
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chấm bài tập về nhà của 4 HS.
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: Khi mới xuất hiện từ thường chỉ có một nghĩa khi đời sống xã hội phát triển nhận thức của con người cũng phát triển nên nảy sinh ra nhiều khái niệm mới nên từ được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau.
HS: Lắng nghe
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu từ nhiều nghĩa.
 HS đọc ví dụ.
Hãy chỉ ra nghĩa của từ “Chân”?
 Tìm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân?
VD:- Ăn (cơm, Tham, ảnh ) 
 - Cương sưng tấy
 Dây da hàn...
 Cứng rắn trong đối xử.
Tìm một số từ chỉ có một nghĩa? 
HS: Toán, bếp lửa, lúa...
 Nhận xét về lượng nghĩa của từ tiếng Việt?
 GV chốt
 HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
HS đọc ví dụ
Nghĩa gốc của từ chân là nghĩa nào?
Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từchân. 
- HS: Đều mang nét nghĩa cơ bản bộ phận dưới cùng, tiếp xúc với mặt nền, là giá đỡ.
Trong một câu cụ thể, một từ được dùng với mấy nghĩa?
- HS: Trong một câu cụ thể một từ chỉ được dùng với một nghĩa.
GV:Trong văn học có những trường hợp đặc biệt một từ được dùng với nhiều nghĩa.
 Ví dụ : Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
Qua đây em hiểu gì về nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- HS dựa SGK trả lời
Trong bài thơ “những cái chân” từ chân được dùng với những nghĩa nào?
- HS: Chân được dùng với nghĩa chuyển song vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên mới có liên tưởng thú vị như kiềng 3 chân, nhưng không đi, võng không chân lại đi khắp nước.
- HS: Đọc ghi nhớ.
I. Từ nhiều nghĩa :
1. Ví dụ ( sgk)
2. Nhận xét
- Chân: (1) -> Bộ phận cuối cùng của người hoặc động vật dùng để đi lại.
 (2) -> Biểu trưng cho cương vị, sự có mặt trong TT, tổ chức nào đó “Có chân trong Quốc hội”.
(3)-> Phần dưới cùng của một số đồ vật dùng để đỡ hoặc bám chắc trên mặt nền.
(4)-> Một phần tư con vật 4 chân khi mổ chia ra.
(5)-> Từng đám ruộng riêng lẻ ví dụ từng loại hay khác nhau.
 *Ghi nhớ 1( sgk)
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ : 
1. Ví dụ (sgk)
2. Nhận xét
- Bộ phận cơ thể người động vật tiếp xúc với đất -> Nghĩa gốc
- Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu
- Nghĩa chuyển: hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Chuyển nghĩa là sự thay đổi nghĩa của từ.
 * Ghi nhớ 2 ( sgk )
3. Từ có thể hiểu theo nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển 
 Chân:	Nghĩa gốc
	Nghĩa chuyển
 * Ghi nhớ 3 sgk
TIẾT 2
*Hoạt động luyện tập: 
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.( Cá nhân)
Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có hiện tượng chuyển nghĩa.
Học nhóm tổ 1,2 : bài 2 , Tổ 3,4 : bài 3
Bài 2.
HS đọc bài tập
Các trường hợp chuyển nghĩa dùng bộ phận cây cối được chuyển thành bộ phận chỉ người.
Bài 3: Học nhóm:
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
 Tìm một số hiện tượng chuyển nghĩa chỉ sự vật sang chỉ hoạt động.
Đại diện trả lời .
Nhận xét .
Gv đánh giá .
Chuyển từ chỉ hành động sang đơn vị ?
III. Luyện tập 
Bài 1.
- Tay: tay anh chị, tay súng, tay ghế...
- Đầu: Đầu mối, đầu tầu
- Mũi: mũi kim, mũi kéo, mũi đất, mũi tiếng công.
Bài 2.
- Lá: phổi, lách, gan.
- Quả: tim, thận
- Búp: búp ngón tay
Bài 3:
 -Cưa ® cưa xẻ , cưa gỗ 
 - Quạt ® quạt cho bé ngủ
 - Cuốc ® Mẹ cuốc ruộng
 - Gánh gánh rau đi bán ® một gánh rau.
- Cuộn tranh lại ® một cuộn tranh
4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
5. Dặn dò: 
- Học thuộc ghi nhớ, Làm bài tập 4,5 .
- Đọc và nghiên cứu bài: Lời văn, đoạn văn tự sự.
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................
Ngày soạn: ./ 10/2020 Ngày giảng:.../.../2020
PPCT TIẾT: 19, 20 - BÀI: LỜI VĂN – ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc.
 - Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
 - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực triển khai ý, viết đoạn văn và bài văn tự sự
 3. Phẩm chất :
Có ý thức dùng lời văn trong sáng, dễ hiểu.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, bài dạy.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Khi tìm hiểu đề văn phải chú ý điểm gì?
- Em hiểu gì về cách làm bài văn tự sự.
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:
HS: Lắng nghe
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động1 : Lời văn, đoạn văn tự sự.
HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi .
Các câu văn giới thiệu nhân vật như thế nào?
HS: 2 đoạn giới thiệu về các nhân vật Vua Hùng. Sơn Tinh ,Thủy Tinh. Cách giới thiệu nhân vật gọn gàng, đầy đủ có chất văn.
Nhận xét về cách giới thiệu của đoạn văn 1?
Câu 1 - 1 ý về Hùng Vương, 1 ý về Mị Nương.Câu 2 : 1 ý về tình cảm, 1 ý về nguyện vọng.
Cách giới thiệu nhân vật có ý nghĩa gì?
Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của đoạn văn 2?
Câu văn giới thiệu trên đây thường dùng những từ cụm gì?
- HS: Thường dùng các từ cụm từ:
 Hùng Vương có người con gái...
 Một hôm có hai chàng trai...
 Người ta gọi chàng là....
 Thứ tự các câu có thể đảo lộn được không? Vì sao?
? Qua đây khi giới thiệu nhân vật trong văn tự sự cần chú ý điều gì?
- GV chốt và ghi bảng
- HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi.
? Đoạn văn đã dùng những từ ngữ gì để kể hoạt động của nhân vật?
?Các hoạt động được kể theo thứ tự nào?
 Lời kể “Nước ngập nhà....” gây ấn tượng gì?
 Qua đây em thấy khi kể sự việc thì kể như thế nào?
 Mỗi đoạn văn biểu đạt ? ý chính .
Các ý chính này là chủ đề của đoạn văn, vậy chủ đề của đoạn nằm trong câu văn nào?
? Tại sao câu đó được coi là câu chủ đề?
? Để dẫn tới ý chính người kể đã dẫn dắt từng bước = bằng cách kể lại các ý phụ ntn? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính?
- GV: Để dẫn tới ý chính người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể ý phụ.
 Em hiểu gì về đoạn văn?
HS đọc ghi nhớ SGK
I. Lời văn – Đoạn văn tự sự : 
1. Lời giới thiệu nhân vật 
 a. Bài tập
 b. Nhận xét
- Lời văn giới thiệu nhân vật phải ghi tên họ, lai lịch, tài năng, quan hệ.... ý nghĩa của nhân vật.
2. Lời văn kể sự việc 
 a. Bài tập 
 b. Nhận xét
- Khi kể sự việc phải kể HĐ việc làm, KQ và sự thay đổi do NĐ ấy đem lại.
 * Ghi nhớ 1 sgk
3. Đoạn văn 
 a. Bài tập
 b. Nhận xét
- Đoạn văn thường có 1 ý chính diễn đạt trong 1 câu, câu đó là câu chủ đề, các câu khác diễn đạt cho ý chính.
 * Ghi nhớ 2 (sgk)
TIẾT 2: *Hoạt động luyện tập: 
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(Học nhóm)
 Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
Mỗi 1 đoạn văn kể ý gì? gạch dưới câu chủ đề.
- Đoạn a: ý nằm trong câu “Cậu chăn bò rất giỏi”.
ý “Giỏi” thể hiện qua nhiều ý phụ cụ thể:
+ Chăn bò suốt từ sáng đến tối.
+ Dù mưa nắng, bò vẫn no căng.
- Đoạn b: ý chính: Hai cô chị hắt hủi Sọ Dừa cô út hiền lành đối xử với Sọ Dừa tử tế.
- Đoạn c: ý chính: tính cô nàng còn trẻ con lắm.
Bài 2(Trắc nghiệm)
Đọc 2 câu văn nào đúng, câu nào sai?
II. Luyện tập:
Bài 1
- Đoạn văn a: Nói về tài chăn bò của Sọ Dừa. Câu 1 có tính chất giới thiệu, các câu còn lại làm rõ ý hơn cho câu chủ đề.
-> Câu chủ đề: Câu 2
- Đoạn b: Nói về thái độ của các cô con gái nhà Phú ông đối với Sọ Dừa.Câu 1 đóng vai trò dẫn dắt, giải thích.
-> Câu chủ đề: câu 2
- Đoạn c: Nói về tính trẻ con của cô gái.Câu 1 giới thiệu chung về cô gái, câu 3,4,5 minh hoạ tính trẻ con của cô gái.
-> Câu chủ đề: câu 2
Bài 2
Câu a sai, câu b đúng
Câu a không kể theo thứ tự logic
4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- So sánh lời văn giới thiệu nhân vật và lời văn kể sự việc?
- Khi trình bày đoạn văn phải chú ý điểm gì?
5. Dặn dò:
- Xem lại nội dung bài
- Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn .
- Làm bài tập 3,4 (60)
- Đọc và soạn bài: Thạch Sanh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc