Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Hai cách kể - hai thứ tự kể: kể “xuôi”, kể “ ngược”

- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.

2. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, chọn thứ tự kể cho phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu phát hiện nội dung.

3. Phẩm chất :

- Biết chọn thứ tự kể phù hợp để tạo sức hấp hẫn khi kể chuyện.

B. Chuẩn bị:

1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài, bảng phụ.

2.HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo yêu cầu SGK.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học.

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ

- Có mấy ngôi kể trong văn bản tự sự ?

- Vai trò của các ngôi kể trong văn bản tự sự ?

 

doc 10 trang tuelam477 3940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/ 10/ 2020 	Ngày giảng: ., ../10/2020
PPCT Tiết: 33 – Bài: Ôn tập Tiếng Việt
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về cấu tạo từ của tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt.
3. Phẩm chất :
- Có thái độ học tập đúng đắn, yêu quý Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: 
- SGK, bài dạy.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I/ Củng cố lại các kiến thức Tiếng Việt đã học từ tuần 1-8.
1- Yêu cầu học sinh nêu lại các định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Nêu ví dụ
- HS suy nghĩ thực hiện 
à GV nhận xét và chốt ý.
2- Yêu cầu học sinh nêu lại định nghĩa về từ mượn, nguồn gốc, nguyên tắc dùng từ mượn.
- Nêu ví dụ
- HS suy nghĩ thực hiện 
à GV nhận xét và chốt ý.
3- Yêu cầu học sinh nêu khái niệm nghĩa của từ ? Cách giải thích nghĩa của từ
- Cho ví dụ
- HS suy nghĩ thực hiện 
Tập quán: Thói quen của một cộng đồng...
Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
à GV nhận xét và chốt ý.
I/ Từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt
1/ Từ là gì ?(SGK/13)
Ví dụ như Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, 
2/ Từ đơn và từ phức
- Định nghĩa (sgk/14)
-Ví dụ; + Từ đơn: Thần, dạy, dân, cách, và
 + Từ phức: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
3/ Các loại từ phức
+ Từ ghép và từ láy
Từ ghép và từ láy giống nhau: đều có từ 2 âm tiếng trở lên tạo thành
- Khác nhau:
 + Từ ghép: được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau
 + Từ láy: được tạo ra bởi quan hệ láy âm giữa các tiếng.
II/ Từ mượn
1/ Từ thuần Việt và từ mượn
- Khái niệm từ mượn (sgk/25)
Ví dụ như tráng sĩ, sứ giả, trực thăng, cảnh sát, 
-Từ mượn chủ yếu là tiếng Hán, ngoài ra còn mượn từ gốc Ấn – Âu
- Nguyên tắc từ mượn trong TV(sgk/25)
III/ Nghĩa của từ .
1/ Nghĩa của từ là gì ? (sgk/35)
Ví dụ
2/ Cách giải thích nghĩa của từ (sgk/35)
4. Củng cố: Giáo viên nhận xét tiết học, nhắc lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài học, chuẩn bị bài học tiếp theo: Ôn tập Tập làm văn
Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 8/ 10/ 2020 	Ngày giảng: ., ../10/2020
PPCT TIẾT 34 – BÀI; ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về văn tự sự.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ trong tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất :
- Có thái độ học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: 
- SGK, bài dạy.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
I/ Hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức của văn tự sự
1/ Ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự
- Tự sự là gì ?
- HS suy nghĩ trả lời
à GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
2/ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1/ Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Yêu cầu học sinh đọc lại các trích đoạn văn bản sgk và suy nghĩ trả lời câu hỏi
à GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
3/ Lời văn và đoạn văn tự sự
- Yêu cầu học sinh đọc lại các đoạn văn được trích sgk và nêu lại kiến thức đã học
- HS thực hiện 
à GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
4/ Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1/ Khái niệm của ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
- HS đọc sgk, trả lời
- có mấy ngôi kể, dấu hiệu nhận biết
- HS trả lời
à GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
1/ Ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự
(sgk/28)
2/ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.(sgk/38)
3/ Lời văn và đoạn văn tự sự
Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể sự việc,...(sgk/59)
4/ Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
- Khái niệm (sgk/89)
- Các ngôi kể, và dấu hiệu nhận biết (sgk/87)
4. Củng cố: Giáo viên nhận xét tiết học, nhắc lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài học, chuẩn bị bài học tiếp theo: Thứ kể trong văn tự sự
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 8/ 10/ 2020 Ngày giảng: ., ../10/2020
PPCT TIẾT 35 – BÀI: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu:	
1. Kiến thức
- Hai cách kể - hai thứ tự kể: kể “xuôi”, kể “ ngược”
- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, chọn thứ tự kể cho phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu phát hiện nội dung.
3. Phẩm chất :
- Biết chọn thứ tự kể phù hợp để tạo sức hấp hẫn khi kể chuyện.
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài, bảng phụ.
2.HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo yêu cầu SGK.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ 
- Có mấy ngôi kể trong văn bản tự sự ? 
- Vai trò của các ngôi kể trong văn bản tự sự ?
3. Bài mới : 
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:Nêu lại các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết vì sao không thể thay đổi thứ tự kể các sự việc đó?
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động1: Thứ tự kể trong văn bản tự sự
- HS đọc bài tập
- HS thảo luận nhóm :(Theo bàn)
 Hãy tóm tắt sự việc chính trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng? 
- Các nhóm thảo luận ghi ra phiếu học tập
- GV chọn 3 nhóm treo lên bảng- nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận .
Treo bảng phụ ghi lại sự việc chính trong truyện. 
Các sự việc ấy được trình bày theo thứ tự nào ? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
- Kể theo trình tự thời gian: các sự việc liên tiếp nhau, việc gì sảy ra trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau.
-> làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi, tăng cường kịch tính của truyện.
- Vậy em hiểu thế nào là kể theo trình tự thời gian ? Cách kể theo trình tự thời gian có ưu điểm, nhược điểm gì ?
GV chốt: Các sự việc trong truyện được trình bày theo trình tự thời gian ( thứ tự tự nhiên). Đó là đặc điểm của truyện cổ dân gian, chỉ có một cốt truyện.- Kể theo trình tự thời gian có tác dụng làm cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ dẫn theo dõi nhưng dễ đơn điệu, gây nhàm tẻ.
Hoạt động 2 :Bài tập 2.
Đọc văn bản .
việc trên được kể theo thứ tự nào?
Thứ tự kể trên có ưu nhược điểm gì?
GV chốt: Trong văn tự sự có 2 
-Thứ tự trình bày sự viêc. Thứ tự tự nhiên ; việc gì xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau.
- Thứ tự kể theo mạch cảm xúc kể kết quả trước, nguyên nhân sau.
- HS đọc SGK
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn bản tự sự
 1. Bài tập 1
* Nhận xét
- Tóm tắt sự việc trong truyện: "Ông lão đánh cá và con cá vàng"
- Giới thiệu ông lão đánh cá
- Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng
- Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.
-> Trình bày theo trình tự thời gian, mức độ tăng dần.
-> tố cáo và phê phán lòng tham của mụ vợ
- Kể theo trình tự thời gian-> cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi, tăng cường kịch tính của truyện.
2. Bài tập 2.
* Nhận xét.
- Ngỗ bị chó dại cắn nhưng không ai ra cứu giúp.
- Ngỗ mồ côi cha mẹ ở với bà ngoại lêu lổng bỏ học.
- Ngỗ đốt cỏ giả vờ kêu cháy lừa mọi người.
- Mọi người giận Ngỗ, bà ngoại khuyên nhưng Ngỗ không nghe lời.
- Sự việc trên trình bày theo mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật và người kể ( ngôi 3).
-> Kể theo mạch cảm xúc: sự việc phong phú hấp dẫn, khách quan nhưng làm người đọc khó theo dõi, có thể trùng lặp.
 * Ghi nhớ sgk.
4. Củng cố: 
- Trong văn tự sự có thể kể theo những thứ tự nào?
- Sự khác biệt giữa kể xuôi và kể ngược.
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
 - Dòng nào không nói lên đặc điểm việc kể chuyện theo thứ tự tự nhiên ?
A. Kể theo trình tự thời gian tự nhiên.
B. Việc gì sảy ra trước kể trước.
C. Việc gì sảy ra sau kể sau.
D. Sự việc nào nhớ thì kể trước, không nhớ thì kể sau.(*)
5. Dặn dò: 
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK
- Soạn Thứ tự kể trong văn tự sự (tt)
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 8/ 10/ 2020 Ngày giảng: ., ../10/2020
PPCT TIẾT 36 – BÀI: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ ( TT)
A. Mục tiêu:	
1. Kiến thức
- Hai cách kể - hai thứ tự kể: kể “xuôi”, kể “ ngược”
- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, chọn thứ tự kể cho phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu phát hiện nội dung.
3. Phẩm chất :
- Biết chọn thứ tự kể phù hợp để tạo sức hấp hẫn khi kể chuyện.
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Bảng phụ, sưu tầm bài tập.
2.HS: - Đọc và làm bài phần luyện tập sgk Tr 99.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
-Thế nào là kể theo thứ tự (xuôi) ? Cho ví dụ ?
Thế nào là kể theo mạch cảm xúc (ngược)? Cho ví dụ?
3. Bài mới :
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:Nhận xét thứ tự kể trong câu chuyện về nhân vật Ngỗ.
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động luyện tập 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức .
Văn tự sự có thể kể theo những thứ tự nào ?
 HS: Có hai cách kể: kể theo trình tự tự nhiên ( kể xuôi ); kể theo hồi tưởng ( kể ngược) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS hoạt động nhóm ( theo bàn )
- GV giao nhiệm vụ:
Câu chuyện được kể theo thứ tự nào ? Chuyện kể theo ngôi nào ?
Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thể nào trong truyện ?
- Các nhóm thảo luận ghi ra phiếu học tập
- GV chọn 4 nhóm treo lên bảng
- nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận chữa bài lên bảng.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS suy nghĩ làm bài tập
- GV gợi ý: Đề văn thuộc dạng đề gì ? yêu cầu kể cái gì ?
Gv giảng: SGK đã gợi ý tìm hiểu đề, tìm ý, sắp xếp ý và đã phác qua trình tự kể câu chuyện. Dựa vào gợi ý đó em nhớ lại chuyến đi chơi xa đầu tiên của mình. Trên cơ sở đó lập dàn bài
- Có thể kể theo 2 cách : kể xuôi hoặc kể ngược : Kể ấn tượng về câu chuyện à kể về chuyến đi . 
- Gọi học sinh trình bày lập dàn bài .
->HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận qua bảng phụ.
- Lập dàn bài trên được kể theo thứ tự nào ? ( Kể xuôi )
HS viết phần mở bài cho dàn bài trên.
- Gọi 2-3 HS trình bày .
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
- GV nêu yêu cầu của bài tập thêm
Em hãy xác định văn bản sau kể theo thứ tự nào ? căn cứ vào đâu ?
- HS đọc bài văn " Một kỉ niệm về người cha "
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận.
I. Luyện tập:
 1. Bài tập 1 (Tr 98-99)
- Tìm hiểu đề : 
- Truyện kể ngược theo dòng hồi tưởng . 
- Kể theo ngôi kể thứ 1 .
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể truyện ngược . 
2. Bài tập 2 ( Tr 99 )
- Tìm hiểu đề : 
- Văn kể chuyện ( Tự sự ) .
- Kể chuyện trong 1 lần đầu em được đi chơi xa. 
3. Dàn bài: 
a. Mở bài: 
 Giới thiệu khái quát lí do được đi chơi, thành phần cùng tham gia, địa điểm đến chơi.
b. Thân bài: 
 - Kể những gì em trông thấy trong chuyến đi: Cảnh vật, con người .
- Điều làm em thích thú và nhớ mãi.
- Tình cảm, thái độ của em và mọi người về nơi mình đến chơi.
c. Kết bài: 
- Ấn tượng sau chuyến đi
- Mong ước của em về những chuyến đi chơi xa tiếp theo. 
* Bài tập thêm:
- Văn bản " Một kỉ niệm về người cha" kể ngược .
- Dấu hiệu: nhân vật bồi hồi nhớ về tuổi thơ-> nhớ về kỉ niệm với cha -> quay về thực tại. 
*Hoạt động vận dụng 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Viết bài văn ngắn kể lại việc em thường làm trong một ngày.
*Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Đọc thêm các văn bản 
4. Củng cố :
- Nêu ưu nhược điểm của các thứ tự kể và mạch cảm xúc.
- Nhận xét về thứ tự kể của các truyện dân gian đã học.
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
- Truyện " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" được kể theo trình tự:
A. Thời gian tuần tự, tự nhiên.(*)
B. Thời gian đảo ngược.
C. Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
D. Thời gian đan xen giữa hiện tại và tương lai.
5. Dặn dò: 
- Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian.
- Về học các bài đã học, chuẩn bị kiểm tra GHKI.
Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_truong_van_my.doc