Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1: Văn bản "Cổng trường mở ra"
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giuùp học sinh :
1/ Kiến thức:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
2/ Kỹ năng:
-Reøn luyeän kó naêngñoïc, so saùnh, lieân heä khi phaân tích tp
3/ Thái độ:
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên : Giáo án, tranh ảnh.
- Học sinh : Xem trước bài, trả lời câu hỏi ( SGK ).
III/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi tìm, giảng bình.
IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY, GIÁO DỤC
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Giới thiệu bài mới :
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1: Văn bản "Cổng trường mở ra"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 1 Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA Lí Lan I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giuùp học sinh : 1/ Kiến thức: - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái. 2/ Kỹ năng: -Reøn luyeän kó naêngñoïc, so saùnh, lieân heä khi phaân tích tp 3/ Thái độ: - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên : Giáo án, tranh ảnh. - Học sinh : Xem trước bài, trả lời câu hỏi ( SGK ). III/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi tìm, giảng bình. IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY, GIÁO DỤC 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Giới thiệu bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 :7’ - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm. - GV hỏi: Em hãy nêu xuất xứ bài văn ? - HS: Nêu xuất xứ bài văn. , trích từ báo yêu trẻ – Thành phố Hồ Chí Minh. - GV: Nhận xét , khẳng định. - GV: Hướng dẫn HS đọc, tìm phương thức biểu đạt. - GV hướng dẫn HS đọc văn bản: + Khi nhìn con ngủ đọc giọng dịu dàng, chậm rãi, thầm thì + Khi hồi tưởng bà ngoại đã đi trên đường tới lớp đọc với giọng xa vắng. + Khi nhớ lại bà ngoại đứng ngoài cổng trường đọc giọng hơi buồn buồn. - GV tóm tắt văn bản: Văn bản ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con buổi tựu trường đầu tiên. - GV hỏi: Bài văn kể chuyện nhà trường, chuyện đứa con đến trường hay biểu hiện tâm tư người mẹ? - GV nhận xét, khẳng định : Biểu hiện tâm tư người mẹ. - GV hỏi: Vậy phương thức biểu đạt trong bài văn này là gì? - HS: Tìm phương thức biểu đạt. - GV: Nhận xét, khẳng định. Hoạt động 2 :35’ - GV: Hướng dẫn học sinh đọc - tìm hiểu văn bản. - GV: Yêu cầu HS giải thích lại bằng lời của mình ba từ khó: háo hức, bận tâm, nhạy cảm. - GV hỏi: Nhân vật chính trong văn bản này là ai? - HS: Nêu nhân vật chính. (Người mẹ.) - GV nhận xét, khẳng định: Người mẹ. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 1. - GV hỏi: Đêm trước ngày khai trường tâm trạng người mẹ và đứa con có gì khác nhau? - HS: Nêu tâm trạng của hai mẹ con. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV hỏi: Theo em, vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được? - HS: Suy nghĩ. phát biểu. - GV nhận xét, kết luận : + Mừng vì con đã lớn. + Hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con. + Thương yêu con, luôn nghĩ về con - GV giảng: Nhà văn đã dùng một động từ ghép đẳng lặp đúng chỗ ( trằn trọc: trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì có nhiều điều phải lo nghĩ ). - GV hỏi: Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con? - HS: Suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, khẳng định: Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. - GV hỏi: Những cử chỉ đó thể hiện tình mẫu tử như thế nào? - GV nhận xét, khẳng định: Một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ. Đó là đức hi sinh thầm lặng của mẹ. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 2. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu ấn tượng tuổi thơ của mẹ. - GV gợi dẫn: Điệp ngữ “mẹ tin” được nhắc lại 3 lần vang vọng trong tâm hồn người mẹ. Chứng tỏ người mẹ đã yên lòng, không phải lo lắng gì về con, về mình. Nhưng vẫn không ngủ được, bởi vì trong lòng người mẹ trào lên bao hồi tưởng đẹp đẽ, bao suy nghĩ lắng sâu. - GV hỏi: Trong đêm không ngủ, tâm trí mẹ đã sống lại kỉ niệm quá khứ nào? - HS: Suy nghĩ, trả lời. - Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp 1 - Nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường. - GV: Nhận xét , kết luận. - GV hỏi: Em hãy nhận xét cách dùng từ trong lời văn “ khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.”. - HS: Nhận xét cách dùng từ trong lời văn trên. - GV nhận xét, khẳng định: Dùng từ láy liên tiếp. - GV hỏi: Dùng từ như vậy có tác dụng gì? - HS: Nêu tác dụng. - GV khẳng định: Gợi cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ ( vui, nhớ, thương ). - GV hỏi: Từ cảm xúc ấy, em hiểu tình cảm sâu nặng nào đang diễn ra trong lòng mẹ? - HS: Suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, khẳng định: Nhớ thương bà ngoại và mái trường xưa. - GV hỏi: Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? - GV nhận xét, khẳng định: “Cứ nhắm mắt lại đường làng dài và hẹp”. - GV giảng: Chi tiết này xuất hiện hai từ ghép đẳng lập thật đặc sắc. Từ “trầm bổng” tả âm thanh tiếng đọc bài khi thấp, khi cao, nhẹ nhàng vang xa mãi không dứt. Từ “âu yếm” biểu hiện tình thương yêu, trìu mến, sự chăm sóc dịu dàng của người mẹ đối với đứa con. - GV hỏi: Trong bài văn, có phải người mẹ đang nói trực tiếp với đứa con không? Người mẹ đang tâm sự với ai? - HS: Suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, khẳng định : Người mẹ đang tâm sự với chính mình. Ôn lại kỉ niệm của riêng mình. - GV hỏi: Cách viết này có tác dụng gì? - HS: Nêu tác dụng. - GV nhận xét, kết luận: Làm nổi bật được tâm trạng của người mẹ. Khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu liên tưởng của mẹ. - GV hỏi: Trong đêm không ngủ người mẹ đã liên tưởng về điều gì? - HS: Tìm sự liên tưởng của mẹ. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV bình: Mẹ liên tưởng tới một nét văn hóa rất đẹp ở nước Nhật. Mẹ nghĩ về chuyện của thế giới để hiểu rõ và ghi nhớ trách nhiệm vinh quang và nặng nề của mình đối với việc chăm lo, giáo dục con cái nói riêng và thế hệ trẻ của đất nước nói chung. Ý tưởng này của nhà văn thật sâu sắc và nhân văn biết bao! - GV hỏi: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? - HS: Tìm chi tiết. - GV nhận xét, khẳng định:“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục hàng dặm sau này.”. - GV hỏi: Câu tục ngữ “Sai một li đi một dặm” có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục? - HS: Suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, kết luận: Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước. - GV hỏi ( thảo luận 2 phút ): Câu nói của người mẹ: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” . Em hiểu câu nói đó như thế nào? - HS: Thảo luận nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận : + Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người. + Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục. + Khích lệ con đến trường học tập. - GV: Hướng dẫn học sinh tổng kết. - GV hỏi: Em hãy nêu nghệ thuật và nội dung nổi bật của bài văn? - HS: Trả lời trong phần Ghi nhớ SGK. - GV: Gọi HS đọc Ghi nhớ và yêu cầu học thuộc. Hoạt động 3:1’ - GV: Hướng dẫn HS luyện tập - GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1. - HS: Xác định yêu cầu bài tập. - GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2. - GV : Hướng dẫn HS về nhà viết đoạn văn. I/ Đọc - tìm hiểu chung: 1/ Xuất xứ : Bài kí thuộc loại văn bản nhật dụng, trích từ báo yêu trẻ – Thành phố Hồ Chí Minh. 2/ Phương thức biểu đạt : Bieåu caûm II. Tìm hieåu vaên baûn 1/ Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai trường : Mẹ Con - Hồi hộp, bồn chồn suốt đêm trằn trọc không ngủ được. - Suy tưởng trước sự kiện lớn sắp xảy ra với đứa con. - Hồi hộp, háo hức, nhạy cảm, vui sướng. - Hồn nhiên và say sưa trong giấc ngủ. 2/ Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ: a/Ấn tượng tuổi thơ: - Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp 1 - Nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường. b/ Liên tưởng của mẹ: - Về ngày hội khai trường. - Về ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em. III/ Tổng kết : * Ghi nhớ: ( SGK, trang 9 ). IV/ Luyện tập: Bài tập 1: Nhận xét ý kiến và giải thích. - Nhận xét: Ý kiến này đúng. - Giải thích: Vì mỗi khi nhớ lại lòng ta rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến không bao giờ quên. Bài tập 2 : Viết đoạn văn 4/ Củng cố: 1’ + Đoạn thâu tóm nội dung văn bản là đoạn văn nào? + Những kỉ niệm nào thức dậy trong em khi đọc văn bản. 5/ Dặn dò : 1’ + Hoàn thành bài tập 2. + Chuẩn bị bài “ Mẹ tôi.”. RÚT KINH NGHIỆM .. Tiết: 2 Văn bản: MẸ TÔI Ét-môn-đô đơ A-mi-xi I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh : 1/ Kiến thức: - Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái. 2/ Kỹ năng: -Reøn luyeän kó naêng ñoïc, phaân tích taùc phaåm 3/ Thái độ: -Giaùo duïc loøng hieáu thaûo cuûa con caùi ñoái vôùi cha meï.. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa. - Học sinh: Xem trước văn bản, trả lời câu hỏi ( SGK ). III/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi tìm, giảng bình. IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY, GIÁO DỤC: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ:5’ - Em hiểu câu văn “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” như thế nào ? Đối với riêng em, thế giới kì diệu đó là gì? -Tâm trạng của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường giống và khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau ấy? 3/ Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động1:5’ - GV: Hướng dẫn HS đọc - tìm hiểu chung. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - GV: Gọi HS đọc chú thích dấu sao. - GV hỏi: Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả. - HS: Giới thiệu tác giả. - GV: Nhận xét, khẳng định. - GV hỏi: Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm. - HS: Nêu xuất xứ của tác phẩm. Trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” thuộc văn bản nhật dụng. - GV: Nhận xét, khẳng định. - GV hướng dẫn HS đọc văn bản: + Đọc giọng chậm rãi, tha thiết và nghiêm trang. +Chú ý các câu cảm, câu cầu khiến, đọc với giọng thích hợp. - GV tóm tắt văn bản: Chứng kiến En-ri-cô nói điều thiếu lễ độ với mẹ lúc có cô giáo đến thăm, người bố hết sức tức giận, ông viết bức thư này để phân tích về tình cảm sâu nặng của mẹ. Qua đó cho En-ri-cô nhận lỗi lầm của mình. -Vaên baûn ñöôïc vieát theo phöông thöùc bieåu ñaït naøo? -HS:bieåu caûm Hoạt động 2 :30’ - GV hỏi: Nhân vật chính trong văn bản này là ai? - HS trả lời: Người cha. - GV hỏi: Vì sao có thể xác định như thế? - HS: Suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, khẳng định: Vì hầu hết lời nói trong văn bản này là lời tâm tình của người cha. - GV hỏi: Nhưng tại sao tác giả A-mi-xi lại lấy nhan đề là Mẹ tôi? - HS : Suy nghĩ, trình bày ý kiến. - GV nhận xét, khẳng định: Vì bức thư đề cao vai trò của người mẹ đối với đứa con. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 1. - GV hỏi: Văn bản có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô? Các chi tiết đó sáng lên phẩm chất nào của người mẹ? - HS: Tìm chi tiết, suy nghĩ, phát biểu. - GV: Nhận xét, khẳng định: - GV hỏi: Theo em, vì sao người cha cảm thấy “Sự hỗn láo của con như một nhát dao tim bố vậy?”? - HS: Suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, khẳng định: +Vì người cha vô cùng yêu quý mẹ và con. +Người cha đã thất vọng vô cùng vì con hư, phản lại tình yêu thương của cha mẹ. - GV bình: Sau những dòng thư vừa kể chuyện, vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ đối với En-ri-cô. Bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô. ông nói rằng:“Trong đời, con có thể trải qua những con mất mẹ”. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 2. - GV hỏi: Quan sát đoạn 2 em thấy đâu là những lời khuyên sâu sắc của người cha đối với con? - HS: Tìm chi tiết. + Dù có khôn lớn, khỏe mạnh thế nào mẹ đau lòng. + Lương tâm con sẽ không con như bị khổ hình. + Con hãy nhớ rằng chà đạp lên tình thương đó. - GV nhận xét, khẳng định: - GV hỏi: Em hiểu gì qua những lời nhắn nhủ đó? - HS: Suy nghĩ, phát biểu. - Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV bình: Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lý, 1 qui luật muôn đời rằng tình mẹ con vô cùng khắng khít, bền vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật đúng như lời một bài hát: “Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con ” - GV:Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn cuối. - GV hỏi: Em chú ý đến những lời lẽ nào của người cha trong đoạn cuối? Qua đó, em thấy thái độ của người bố như thế nào? - HS: Quan sát văn tìm chi tiết, suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, khẳng định: - GV hỏi: Vì sao En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố? - GV nhận xét, khẳng định: Có thể đưa ra 3 phương án a,c,d ở câu 4 ( SGK ). - HS: Chọn phương án trong câu 4 ( SGK ). - GV hỏi ( thảo luận 2 phút ): Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? - HS: Thảo luận nhóm, phát biểu. - GV nhận xét, kết luận: Người bố viết thư để En-ri-cô có thể đọc đi, đọc lại nhiều lần, có thể suy ngẫm những lời dạy của bố. Đây cũng là cách tốt nhất để người bố trò chuyện và giáo duc con một cách tế nhị. - GV: Hướng dẫn HS tổng kết. - GV hỏi: Em hãy chọn một đoạn trong văn bản thể hiện nội dung của bức thư. - HS: Trả lời trong phần Ghi nhớ ( SGK ) - GV: Gọi HS đọc Ghi nhớ và dặn học thuộc. Hoạt động 3 :3’ - GV: Hướng dẫn HS luyện tập. - GV: Gọi HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1. - HS: Chọn đoạn văn thể hiện nội dung của bức thư. - GV: Nhận xét, khẳng định. - GV:Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2. I/ Đọc – tìm hiểu chung: 1/ Tác giả, tác phẩm: a/ Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn Ý. b/ Tác phẩm: Trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” thuộc văn bản nhật dụng. II/Phaân tích: 1/ Hình ảnh người mẹ: - Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi... ® Dành hết tình thương cho con. - Có thể đi ăn xin và hi sinh tính mạng... ® Quên mình vì con. 2/ Những lời nhắn nhủ của người cha: - Những đứa con hư đốn không thể xứng đáng với hình ảnh dịu dàng của mẹ. - Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả. 3/ Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con : - Con không được thốt ra lời nói nặng với mẹ. - Con phải xin lỗi mẹ. ® Dứt khoát như ra lệnh. - Con hãy cầu xin mẹ hôn con. - thà rằng bố không có con ® Mềm mại như khuyên nhủ. III/ Tổng kết: * Ghi nhớ: ( SGK, trang 12 ). IV/ Luyện tập : Bài tập 1 : Chọn đoạn văn thể hiện nội dung của bức thư. “Con hãy nhớ rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng thương yêu đó.”. Bài tập 2 : Kể lại sự việc khiến bố mẹ buồn. 4/ Củng cố :1’ + Từ văn bản Mẹ tôi, em cảm nhận điều sâu sắc nào của tình cảm con người? + Theo em, có gì độc đáo trong cách thể hiện văn bản này? 5/ Dặn dò:1’ + Về nhà hoàn thành bài tập 2. + Chuẩn bị bài “Cuộc chia tay của những con búp bê.”. V.RÚT KINH NGHIỆM .. TỪ GHÉP Tiết: 3 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép. 2. Kỹ năng: Nhận diện đúng từ ghép, các loại từ ghép 3. Thái độ: Sử dụng đúng từ ghép. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. - Học sinh: Xem bài, trả lời câu hỏi ( SGK ). III/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi tìm, giảng bình. IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY, GIÁO DỤC: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:5’ - GV: Cho HS ôn lại định nghĩa về từ ghép đã học ở lớp 6. GV nêu khái quát nội dung bài học. - GV hỏi: Em hãy nhắc lại định nghĩa về từ đơn, từ ghép và từ láy, cho ví dụ. - HS: Nhớ lại kiến thức cũ trả lời. - GV nhận xét, khẳng định: + Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng ( Ví dụ: nhà, cây, đỏ, vàng ). + Từ ghép là từ phức gồm 2 tiếng trở lên, các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa ( Ví dụ: cà chua, đồng hồ, chim bồ câu, học sinh ). + Từ láy là từ phức gồm 2 tiếng trở lên, các tiếng trong từ có quan hệ lặp ( Ví dụ: mơn mởn, tươi tắn, lồng phồng, chất ngất ). - GV giảng: + Từ phức có hai loại: từ ghép và từ láy. + Từ ghép lại có hai loại nhỏ là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Hoạt động 2:10’ - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của từ ghép chính phụ và đẳng lập. - GV: hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ trong phần I. - GV : Gọi HS đọc ví dụ 1.. - GV hỏi: Từ ghép “ bà ngoại , thơm phức”, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? - HS: Quan sát trả lời. - Tiếng chính: bà, thơm. - Tiếng phụ: ngoại, phức. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong các từ ấy? - HS: Nhận xét trật tự các tiếng. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ - GV: Nhận xét, kết luận. - GV: Gọi HS đọc ví dụ 2. - GV hỏi: Từ ghép “quần áo, trầm bổng” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? HS: Suy nghĩ, phát biểu. Từ ghép “quần áo, trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. - GV: Nhận xét, khẳng định. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về mỗi tiếng của những từ này? - HS: Nhận xét mỗi tiếng của các từ trên. - GV: Kết luận. - GV hỏi: Từ tìm hiểu các ví dụ trên, em hãy cho biết từ ghép có mấy loại? Đó là những loại nào? - HS: Trả lời trong phần Ghi nhớ ( SGK ). - GV: Gọi HS đọc to phần Ghi nhớ và dặn học thuộc. Hoạt động 3 :10’ - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ ghép. - GV: Yêu cầu HS quan sát lại ví dụ ở phần I. - GV hỏi: So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của bà và từ thơm phức với thơm, em thấy có gì khác nhau? - HS: So sánh, phát biểu. - Từ “bà ngoại, thơm phức” nghĩa hẹp hơn tiếng chính. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV hỏi: So sánh nghĩa của từ quần áo, trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng, em thấy có gì khác nhau? -Từ “quần áo, trầm bổng” nghĩa khái quát hơn nghĩa mỗi tiếng. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV hỏi: Từ tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập? - HS: Trả lời trong phần Ghi nhớ ( SGK ). - GV: Gọi HS đọc to Ghi nhớ và yêu cầu học thuộc. - HS: Đọc lại toàn bộ phần Ghi nhớ. Hoạt động 4:1’ - GV: Hướng dẫn HS tổng kết. - GV: Gọi HS nhắc lại một lần nữa những kết luận về cấu tạo và nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập. Hoạt động 5:17’ - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1. - HS: Phân loại từ ghép rồi điền vào bảng - GV: Nhận xét, kết luận, cho HS sửa vào vở bài tập. - GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2. - HS: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ theo yêu cầu - GV: Nhận xét, kết luận. - GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3. - HS: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập theo yêu cầu - GV: Nhận xét, kết luận. - GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 4. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận 2 phút. - HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày. - GV: Nhận xét, kết luận. I/ Các loại từ ghép: 1/ Ví dụ : a/ Ví dụ 1: Từ ghép “ bà ngoại, thơm phức” có: - Tiếng chính: bà, thơm. - Tiếng phụ: ngoại, phức. ® Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau ( ghép chính phụ ). b/ Ví dụ 2 : ( SGK, trang 14 ). Từ ghép “quần áo, trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. ® Bình đẳng về mặt ngữ pháp ( ghép đẳng lập ). 2/ Ghi nhớ : ( SGK, trang 14 ). II/ Nghĩa của từ ghép: 1/ Ví dụ: ( SGK, trang 14 ). - Từ “bà ngoại, thơm phức” nghĩa hẹp hơn tiếng chính. - Từ “quần áo, trầm bổng” nghĩa khái quát hơn nghĩa mỗi tiếng. 2/ Ghi nhớ: ( SGK, trang 14 ). III/ Luyện tập: Bài tập 1: Xếp các từ ghép vào bảng phân loại. Từ ghép chính phụ Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn , cười nụ. Từ ghép đẳng lập. Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. Bài tập 2: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ. Bút chì, thước kẻ, mưa phùn, làm ăn, ăn tiền, trắng muốt, vui tươi, nhát gan. Bài tập 3: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập. - Núi sông - núi rừng - Mặt mũi - mặt mày - Ham mê - ham muốn - Học hỏi - học hành - Xinh đẹp - xinh tươi - Tươi cười - tươi vui. Bài tập 4: Giải thích nghĩa từ ghép sách vở. - Sách và vở là hai danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. - Sách vở là danh từ đẳng lập chỉ chung cả hai loại, có ý nghĩa tổng hợp. 4/ Củng cố :1’ + Thế nào là từ ghép chính phụ và đẳng lập? + Em hãy cho biết nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập. 5/ Dặn dò: 1’ + Học thuộc các phần ghi nhớ ( SGK ), làm bài tập 5, 6, + Chuẩn bị bài “Từ láy”. V.RÚT KINH NGHIỆM .. Tiết: 4 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: - Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. 2/ Kỹ năng Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết. 3/ Thái độ: Biết viết câu văn có sử dụng tính liên kết. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. - Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong SGK. III/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi tìm, giảng bình. IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY, GIÁO DỤC: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:8’ - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu tính liên kết trong văn bản. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ trong mục 1. - GV: Gọi HS đọc đoạn văn trong câu a. - GV hỏi: Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa? - HS: Quan sát đoạn văn trả lời. Viết như thế En-ri-cô chưa hiểu điều bố muốn nói. - GV: Nhận xét, khẳng định. - GV hỏi: Trong các lí do ở câu b (SGK), lí do nào làm cho En-ri-cô chưa hiểu ý bố? - HS: Lựa chọn ý đúng trả lời. Giữa các câu chưa có sự liên kết - GV: Nhận xét, khẳng định. - GV hỏi: Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? - HS: Trả lời. Đoạn văn có thể hiểu được thì phải có tính chất liên kết. - GV: Nhận xét, khẳng định. - GV hỏi: Từ tìm hiểu các ví dụ trên, em hãy cho biết liên kết có tác dụng gì? - HS: Suy nghĩ, nêu tác dụng của liên kết. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV nhấn mạnh: Một văn bản muốn được hiểu, muốn thật sự trở nên văn bản thì không thể nào không liên kết. Hoạt đông 2:7’ - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương tiện liên kết trong văn bản. - GV: Treo bảng phụ có ghi đoạn văn trong mục 1a và gọi HS đọc. - GV hỏi: Em hãy cho biết do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu? - HS: Quan sát, trình bày ý kiến - GV nhận xét, kết luận: Thiếu các ý sau: + Bố thật đau khổ khi con tỏ ra hỗn láo với mẹ. + Sao con lại có thể xúc phạm mẹ như thế? + Con hãy xin mẹ tha lỗi cho con, hãy cầu xin mẹ ban cho con một chiếc hôn tha thứ. + Riêng bố, thôi trong một thời gian con đừng hôn bố. GV: Yêu cầu HS sửa lại đoạn văn ( bằng lời). - GV: Kết luận - GV: Gọi HS đọc đoạn văn trong câu b ( SGK – 18 ). - GV hỏi: Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn này - HS: Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn. - GV: Nhận xét, khẳng định. - GV: Gọi HS sửa lại đoạn văn. - GV hỏi: Từ tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? - HS: Suy nghĩ, phát biểu. Liên kết thể hiện ở hai phương diện: + Phương diện nội dung, ý nghĩa. + Phương diện hình thức ngôn ngữ. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV giảng: Các ý trên là “cái dây tư tưởng” ( chữ dùng của nhà văn Nguyễn Công Hoan ) để nối các ý với nhau, tạo được sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ trong văn bản. Bên cạnh sự liên kết về nội dung ý nghĩa,văn bản còn cần phải có sự liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ. - GV: Đặt vấn đề tổng kết bài học: + Liên kết là gì? + Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm gì? - HS: Trả lời trong phần ghi nhớ ( SGK ). - GV: Gọi HS đọc to Ghi nhớ và yêu cầu học thuộc. Hoạt động 3:28’ - GV: Hướng dẫn HS luyện tập. - GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1. - HS: Sắp xếp các câu văn để tạo tính liên kết. - GV: Nhận xét, kết luận. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận ( 2 phút ) ở bài tập 2. - HS: Thảo luận nhóm trình bày. Các câu văn chưa liên kết vì nội dung chưa thống nhất, thiếu gắn bó chặt chẽ giữa các câu. - GV: Nhận xét, kết luận, cho HS sửa vào vở. - GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3. - HS: Điền từ trên bảng phụ. - GV: Treo bảng phụ, gọi HS điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn. - GV: Nhận xét, khăng định. I/ Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: 1/ Tính liên kết của văn bản: a/ Ví dụ: ( SGK, trang 17 ). - Câu a: Viết như thế En-ri-cô chưa hiểu điều bố muốn nói. - Câu b: Giữa các câu chưa có sự liên kết. - Câu c: Đoạn văn có thể hiểu được thì phải có tính chất liên kết. b/ Kết luận: Liên kết là tính chất quan trọng của văn bản, làm cho văn bản có nghĩa, dễ hiểu. 2/ Phương tiện liên kết trong văn bản: a/ Ví dụ: ( SGK, trang 18 ). - Câu a: Đoạn văn thiếu nhiều ý. - Câu b: Thiếu cụm từ “còn bây giờ” và viết sai từ “đứa trẻ”. b/ Kết luận: Liên kết thể hiện ở hai phương diện: + Phương diện nội dung, ý nghĩa. + Phương diện hình thức ngôn ngữ. II/ Ghi nhớ : ( SGK, trang 18 ) III/ Luyện tập: Bài tập 1: Sắp xếp các câu văn để tạo tính liên kết. Câu (1) ® (4) ® (2) ® (5) ® (3). Bài tập 2: Tìm hiểu tính liên kết trong các câu văn. Các câu văn chưa liên kết vì nội dung chưa thống nhất, thiếu gắn bó chặt chẽ giữa các câu. Bài tập 3: Điền từ. Bà ơi ! Cháu... hình bóng của bà ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton . Bà bảo khi nào bà sẽ dành cho cháu . Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu... 4/ Củng cố:1’ + Một văn bản có tính liên kết thì phải có tính chất gì? + Liên kết có những phương diện nào? 5/ Dặn dò: 1’ + Học thuộc Ghi nhớ và làm bài tập 4, 5 ( SGK, trang 19 ). + Chuẩn bị bài “Bố cục trong văn bản”. V.RÚT KINH NGHIỆM .. KÍ DUYỆT TUẦN 1(24/08/2020)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_1_van_ban_cong_truong_mo_ra.doc