Giáo án Sinh học Khối 6 - Chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Khối 6 - Chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây.

- Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó.

- Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính.

- HS phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm.

 + Phát biểu được khái niệm thụ phấn.

 + Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.

 + Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.

- Nêu được một số ứng dụng những hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.

- Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.

 -Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.

- Tìm kiếm và xử lý thông tin, tự tin đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, làm việc độc lập , theo nhóm.

- Kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ.

- Kĩ năng thực hành sử dụng các thao tác tư duy, nhận biết, vận dụng:

 3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức yêu thích môn học, có thái độ học tập tốt.

- Giáo dục ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường thông qua vai trò của hoa, cảnh quan nơi công cộng, sân trường " trồng cây xanh, yêu thích hoa, bảo vệ thực vật.

 

doc 24 trang tuelam477 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Khối 6 - Chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2020 Tuần: 
Ngày báo cáo:	 Tiết: 
Tên chủ đề: (Sinh học 6)
CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Số tiết: 4 tiết
(Gồm các bài: Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa, Bài 29: Các loại hoa, 
Bài 30: Thụ phấn, Bài 31:Thụ tinh, kết hạt và tạo quả.)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây.
- Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó.
- Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính.
- HS phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm.
 + Phát biểu được khái niệm thụ phấn.
 + Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
 + Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
- Nêu được một số ứng dụng những hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
- Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
 -Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin, tự tin đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, làm việc độc lập , theo nhóm.
- Kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ.
- Kĩ năng thực hành sử dụng các thao tác tư duy, nhận biết, vận dụng:
 3. Thái độ: 
- Giáo dục HS ý thức yêu thích môn học, có thái độ học tập tốt.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường thông qua vai trò của hoa, cảnh quan nơi công cộng, sân trường " trồng cây xanh, yêu thích hoa, bảo vệ thực vật.
4. Xác định trọng tâm bài: 
- Các bộ phận của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó.
- Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm.
- Hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn.
- Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió.
- Sự thụ tinh, kết hạt và tạo quả
II/. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của GV: 
-Hình ảnh về 1 số loại hoa, phiếu học tập
-Tranh, ảnh về các loại hoa thụ phấn nhờ gió như hoa ngô, hoa phi lao.
	-Mẫu vật thật: một số hoa , hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc và hoa mọc thàmh cụm 
- Mô hình, tranh câm cấu tạo hoa , kính lúp, dao lam.
Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài và kẻ bảng tr.97 SGK vào vở 
 Mẫu vật theo nhóm: hoa bưởi, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa hồng .
Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng thấp
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
Cấu tạo và chức năng của hoa
HS chỉ được các bộ phận của hoa.
Chức năng và giải thích bộ phận quan trọng của hoa.
Lấy VD, quan sát các loại hoa
Làm tiêu bản các bộ phận của hoa
Các loại hoa 
-Xếp hoa thành 2 nhóm.
-Nhận biết nhóm hoa mọc thành cụm
-Phân biệt hoa đơn tính , hoa lưỡng tính.
-Đặc điểm để phân chia nhóm hoa
Lấy được VD hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.
Thụ phấn 
-Biết được khái niệm hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
 -Nêu được những trường hợp thụ phấn nhờ người.
-Phân biệt được hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn.
-Hiểu đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió
VD một số loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió.
-Giải thích hiện tượng tự nhiên.
-Lợi ích của thụ phấn do người.
Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
Biết được bộ phận của hoa tạo thành
Phân biệt thụ phấn và thụ tinh 
Lấy VD một số quả đã hình thành còn giữ lại một bộ phận của hoa
BỘ CÂU HỎI- BÀI TẬP CỦA CHỦ ĐỀ 
1/ Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: HS xác định các bộ phận của hoa trên tranh câm.
Câu 2: Căn cứ vào đặc điểm nào phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính? 
Câu 3: Trong các nhóm hoa sau, nhóm hoa nào mọc thành cụm:
a. Hoa hồng, hoa huệ, hoa ổi
b. Hoa trang, hoa cúc trắng, hoa cải
c. Hoa cau, hoa cúc, hoa chanh
d. Hoa tra, hoa xoài, hoa vạn thọ
Câu 4: Thế nào là hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn? 
Câu 5: Trong trường hợp nào thì thụ phấn của con người là cần thiết?
Câu 6: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? 
2/ Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1 : Chức năng từng bộ phận của hoa? Bộ phận nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? 
Câu 2: Dựa vào đâu người ta chia thành hoa mọc đơn và hoa mọc thành cụm? 
Câu 3: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? 
Câu 4: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? 
Câu 5: Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào? 
Câu 6: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh ? 
3/ Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1: Bài tập 2 SGK trang 95.
Câu 2: Cho VD về hoa đơn tính, hoa lưỡng tính? 
Câu 3: Xếp các loại hoa sau đây thành 2 nhóm (hoa đơn tính, hoa lưỡng tính): Hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa mướp, hoa huệ, hoa quật, hoa bí đỏ, hoa mít, hoa khổ qua, hoa lúa ? 
Câu 4: Lấy VD một số loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? 
Câu 5: Lấy VD một số loại hoa thụ phấn nhờ gió?
Câu 6: Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó.
4/ Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1: bài tập SGK Trang 95
Câu 2:Giải thích những lợi ích về sự thụ phấn của con người? 
Câu 3. Những cây có hoa nở vào ban đêm như Nhài, Quỳnh, Dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp: dạy học nhóm, trực quan – tìm tòi, thực hành, thuyết trình- nêu và giải quyết vấn đề....
 - Kĩ thuật: động não, học tập hợp tác, lắng nghe, kỹ thuật đặt câu hỏi...
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
 1. Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, trình bày ý kiến, sử dụng CNTT và truyền thông.
 2. Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức sinh học, sử dụng kiến thức sinh học để thực hiện nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
V/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Tiết 1: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG:
 Gv cho HS quan sát một số loại hoa và đặt câu hỏi: Hoa thuộc loại cơ quan nào? Vậy hoa có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng sinh sản?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Các bộ phận của hoa
1- Mục tiêu: HS biết được các bộ phận chính của hoa.
2- Năng lực hình thành: tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề (quan sát mẫu hoa, sử dụng kính lúp. Biết mô tả chính xác hình vẽ bằng thuật ngữ sinh học). 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-GV cho HS quan sát hoa thật. 
→ xác định các bộ phận của hoa
-GV yêu cầu HS đối chiếu H.28.1SGK → ghi nhớ các bộ phận của hoa.
-GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhụy...
-GV quan sát các thao tác của HS, giúp đỡ, nhắc nhở các nhóm xếp các bộ phận đã tách trên giấy cho gọn gàng và sạch sẽ.
-GV có thể cho HS tìm đĩa mật.
-GV cho các nhóm trao đổi kết quả, chủ yếu là bộ phận nhị và nhụy.
-GV chốt lại kiến thức: treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị, nhụy.
-GV gọi 2 HS lên bàn tách hoa loa kèn và hoa râm bụt trong khi các nhóm khác tách 2 lọai hoa này. Sau đó 2 HS trình bày các bộ phận của hoa loa kèn và hoa râm bụt.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS trong nhóm quan sát hoa bưởi nở, kết hợp với hiểu biết về hoa → xác định các bộ phận về hoa.
- Một vài HS cầm hoa của nhóm mình trình bày, nhóm khác nhận xét.
-HS trong nhóm tách hoa đặt lên giấy: đếm số cánh hoa, quan sát màu sắc
+ Quan sát nhị: đếm số nhị, tách riêng một nhị, dùng dao lam cắt ngang bao phấn, dầm nhệ bao phấn → dùng kính lúp quan sát hạt phấn.
+ Quan sát nhụy: tách riêng nhụy dùng dao cắt ngang bầu kết hợp H28.3 tr.94 SGK xem: nhụy gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu?
-HS đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.
2 HS lên bảng thực hiện.
Tiểu kết: Hoa gồm các bộ phận: 
	+ Cuống hoa
+ Lá đài: thường có màu xanh.
+ Tràng: có nhiều cánh hoa tùy loại.
+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn)
+ Nhụy gồm: đầu, vòi, bầu nhụy (chứa noãn)
Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của hoa
1- Mục tiêu: HS xác định được chức năng của từng bộ phận của hoa: đài, tràng, nhị, nhụy.
2- Năng lực hình thành: tư duy, nghiên cứu tổng hợp tài liệu và các phương pháp giải phấu sinh lý thực vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi mục s SGK.
-GV gợi ý: Tìm xem tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái nằm ở đâu? Chúng thuộc bộ phận nào của hoa? Có còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa không?
-GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau
-GV chốt lại kiến thức → giới thiệu thêm về hoa hồng, hoa cúc cho cả lớp quan sát.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS đọc thông tin, quan sát bông hoa trả lời 2 câu hỏi mục s SGK tr.95.
 Yêu cầu xác định được: 
+ Tế bào sinh dục đực trong hạt phấn của nhị.
+ Tế bào sinh dục cái trong noãn của nhụy.
+ Đài, tràng bảo vệ nhị, nhụy
-HS trả lời, HS khác nhận xét.
Tiểu kết: Chức năng các bộ phận của hoa:
	 - Đài và tràng → bảo vệ các bộ phận bên trong.
- Nhị, nhụy → sinh sản duy trì nòi giống.
* Nhị và nhụy là hai bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
C/ Luyện tập: Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 1(MĐ 1)
Câu 1 (MĐ 2)
BT SGK trang 95
D/ Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
	- Xem trước bài 29, chuẩn bị mẫu vật: Các loại hoa SGK trang 96
* Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 2: CÁC LOẠI HOA
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa. Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Bài mới:
A/ Khởi động: 
	Hoa của các loại cây rất khác nhau. Để phân chia hoa thành các nhóm, một số bạn căn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa, có bạn lại dựa vào số lượng hay đặc điểm của cánh hoa, có nhóm lại dựa trên cách xếp hoa trên cây.
B/ Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
1- Mục tiêu: HS biết được các bộ phận chính của hoa.
2- Năng lực hình thành: quan sát mẫu hoa. Biết mô tả chính xác hình vẽ bằng thuật ngữ sinh học. Vận dụng kiến thức lấy ví dụ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để qun sát hoàn thành cột 1, 2, 3 của bảng vào vở bài tập.
GV yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm.
-GV cho cả lớp thảo luận kết quả.
-GV giúp HS sửa bằng cách thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
-GV yêu cầu HS làm bài tập dưới bảng SGK.
-GV điều chỉnh chỗ còn sai sót → HS hoàn thiện bảng 
 Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa? Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
- GV gọi 2 HS lên bảng nhặt riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS lần lượt quan sát các hoa của nhóm để hoàn thành cột 1, 2, 3 của nhóm.
-HS tự phân chia hoa thành 2 nhóm.
 Nhóm 1: có đủ nhị nhụy.
 Nhóm 2: có nhị hoặc nhụy.
-HS chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập 1, 2 tr.97 SGK.
-HS tự hoàn thiện bảng.
-HS đọc kết quả, HS khác góp ý.
Tiểu kết: Có 2 loại hoa:
- Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy.
- Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhụy.
+ Chỉ có nhị: Hoa đực.
+ Chỉ có nhụy: Hoa cái.
Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây
1-Mục tiêu: HS biết có 2 nhóm: Hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
2- Năng lực hình thành: tư duy, quan sát mẫu hoa, mô tả chính xác hình vẽ bằng thuật ngữ sinh học. Các phương pháp giải phấu sinh lý thực vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV bổ sung thêm một số ví dụ khác về hoa mọc thành cụm như: hoa huệ, hoa phượng...
(GV tách hoa nhỏ ra để HS biết).
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS đọc thông tin, quan sát H. 29.2 để phân biệt 2 cách xếp hoa.
Tiểu kết: Có 2 cách mọc hoa: Mọc đơn độc và mọc thành cụm.
C/ Luyện tập: Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 2: (MĐ 1)
Câu 3: (MĐ 1)
Câu 2: (MĐ 2)
Câu 3: (MĐ 3)
D/ Hướng dẫn học ở nhà:
 + Làm bài tập cuối bài, học bài. 
 + Ôn tập tất cả các bài từ đầu năm học, tiết sau ôn tập.
Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------- — & – ------------------------------
TIẾT 3: THỤ PHẤN
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên 3 loại hoa lưỡng tính và 3 loại hoa đơn tính mà em biết? 
A/ Khởi động: 
 Gv giới thiệu hiện tượng thụ phấn.
Cho HS đọc khái niệm hiện tượng thụ phấn SGK.
B/ Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
1- Mục tiêu: + Hiểu rõ đặc điểm hoa tự thụ phấn.
 + Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. 
2- Năng lực hình thành: tư duy, quan sát mẫu hoa, mô tả chính xác hình vẽ bằng thuật ngữ sinh học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Hoa tự thụ phấn
- Hướng dẫn HS quan sát H.30.1 tr.99 để trả lời câu hỏi:
H. Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn?
GV đưa vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?
GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn
b. Hoa giao phấn
- Cho HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b
- Tổ chức thảo luận giữa các nhóm, trao đổi đáp án 2 câu hỏi
GV kết luận: Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố.
HS tự quan sát H.30.1 tr.99 SGK, chú ý vị trí của nhị và nhụy → suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
HS làm s tr.99 SGK.
+ Trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích
+ Các nhóm nhận xét
- HS đọc phần b.tr.99, thảo luận câu trả lời trong nhóm (gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhụy hoa khác).
- Tự bổ sung, hoàn thiện đáp án → yêu cầu nêu được:
+ Nêu được đặc điểm là hoa đơn tính, hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc
+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người...
Tiểu kết: Thụ phấn là hiện tương hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
a) Hoa tự thụ phấn: có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
Đặc điểm:
Hoa lưỡng tính.
Nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.
 b) Hoa giao phấn: có hạt phấn chuyển vào đầu nhụy của hoa khác.
 Đặc điểm:
Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính.
Nhị và nhụy chín không cùng lúc.
Giao phấn nhờ sâu bọ, gió, người 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
1-Mục tiêu: HS nhận biết các đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
2- Năng lực hình thành: tư duy, quan sát mẫu hoa, mô tả chính xác hình vẽ bằng thuật ngữ sinh học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục s tr.100 SGK
- GV cho HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
 H. Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ?
 H. Hoa nở về đêm có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?
 H. Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?
- Tổ chức thảo luận, trao đổi nhóm tìm câu trả lời đúng.
- HS quan sát vật mẫu + tranh (chú ý các đặc điểm nhị, nhụy, màu sắc...)
→ suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK.
- Hoa có hương thơm, mật ngọt, màu sắc sặc sỡ.
- Có màu trắng, mùi thơm.
- Giúp thụ phấn cho hoa.
- Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết: 
+ Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: màu sắc sặc sỡ, mùi thơm.
+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
+ Hạt phấn và đầu nhụy có chất dính.
C/ Luyện tập: Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 4: (MĐ 1)
Câu 3, 5: (MĐ 2)
Câu 4: (MĐ 3)
Câu 3: (MĐ 4)
D.Vận dụng, tìm tòi:
Gv yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm bằng cách hỏi người thân hoặc truy cập mạng Internet để biết thêm các mô hình trồng hoa hiện nay.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
 + Làm bài tập cuối bài, học bài. 
 + Chuẩn bị: cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que. 
 + Một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------- — & – ------------------------------
TIẾT 4: THỤ PHẤN (tiếp theo)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A/ Khởi động:
 Gv yêu cầu Hs nhắc lại thụ phấn là gì?
 Đối với những hoa giao phấn phải nhờ 1 yếu tố nào đó để giúp nó thực hiện được quá trình thụ phấn
 Hs: nhờ gió, sâu bọ, con người.
Và trong điều kiện nào mà nó cần đến sự hỗ trợ của con người trong quá trình thụ phấn.
B/ Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
1- Mục tiêu: Biết được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
2- Năng lực hình thành: giao tiếp hợp tác, ghi chép hoàn thành PHT.
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK 
Kết hợp quan sát hình 30.3, hình 30.4 suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Hỏi: Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và cái
Hỏi: Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn.
GV: Nhận xét bổ sung ® Kết luận.
* Gv theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ HS làm phiếu học tập
Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
Tác dụng
GV: Nhận xét bổ sung® Hoàn thành phiếu học tập.
? cho VD hoa thụ phấn nhờ gió
? So sánh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS hoạt động nhóm: đọc thông tin mục 1 SGK và quan sát hình 30.3, hình 30.4. Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi mục 1.
+ Hoa đực ở ngọn cây, hoa cái từ nách lá.
+ Thụ phấn được thuận lợi.
-Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
* Hs báo cáo kết quả thảo luận.
-HS : 1 – 2 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hs liên hệ: ngô, lúa, kê, lúa mì, phi lao, các loài cỏ 
- Hs trả lời.
	* Tiểu kết: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:
-Hoa thường tập trung ở ngọn cây.
-Bao hoa thường tiêu giảm.
-Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
-Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.
-Đầu hoặc vòi nhuỵ có nhiều lông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những ứng dụng thực tế về thụ phấn.
1- Mục tiêu: HS có thể áp dụng để thụ phấn cho một số cây.
2- Năng lực hình thành: tự học, sử dụng CNTT, liên hệ thực tế.
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-Yêu cầu HS đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục. 
H. Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người?
H. Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?
H. Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
? Con người chủ động thụ phấn thêm cho hoa nhằm mục đích gì?
-GV giới thiệu mô hình nuôi ong trong vườn cây ăn quả: giúp thụ phấn cho hoa, quả đậu nhiều, lấy nhiều phấn và mật
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS thu thập thông tin bằng cách đọc thông tin mục 4, tự tìm câu trả lời.
Yêu cầu nêu được:
+ Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn (trời mưa, không có gió ..).
+ Con người nuôi ong và trực tiếp thụ phấn cho hoa.
+ Tăng sản lượng quả và hạt, tạo ra các giống lai mới.
HS tự rút ra ứng dụng về sự thụ phấn của con người.
* Tiểu kết:	Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm:
+ Tăng sản lượng quả và hạt.
+ Tạo ra các giống mới.
C/ Luyện tập: Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 5: (MĐ 1)
Câu 4: (MĐ 2)
Câu 5: (MĐ 3)
Câu 2: (MĐ 4)
D/ Vận dụng – tìm tòi: 
 HS tìm hiểu mô hình nuôi ong để lấy mật
E/ Hướng dẫn học ở nhà: 
- Về học bài, làm bài tập, đọc mục : Em có biết 
	- GV hướng dẫn bài tập SGK/102	
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------- — & – ------------------------------
TIẾT 4: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
*Kiểm tra bài cũ:
H: Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?
H: Trong trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? Cho ví dụ
H: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
A/ Khởi động: 
 GV : Yêu cầu HS trả lời:
 Theo các em thì sau quá trình thụ phấn thì quá trình tiếp theo là gì?
GV: Vậy sau khi hoa tàn đi thì bộ phận nào xuất hiện?
GV: Vậy để tạo được quả thì sau khi hoa thụ phấn đã xảy ra những quá trình nào nữa thì chúng ta nghiên cứu bài học tiếp theo.
B/ Hình thành kiến thức:
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự thụ tinh
1- Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ thụ tinh là sự kết hợp tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. Biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
2- Năng lực hình thành: tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.
a. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-GV: hướng dẫn quan sát hình 31.1, tìm hiểu chú thích. Đọc thông tin mục 1Trả lời câu hỏi :
H: Mô tả hiện tượng này mầm của hạt phấn
GV: Nhận xét bổ sung Quá trình hạt phấn nảy mầm ống phấn tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn ống phấn xuyên qua đầu vòi nhuỵ vào trong bầu.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS: quan sát hình 31.1 : Chú thích và đọc thông tin.
Đại diện học sinh trả lời câu hỏi
HS khác nhận xét bổ sung
Tiểu kết: 
- Hạt phấn hút chất nhầy trương lên -> nảy mầm thành ống phấn.
- Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu của ống phấn.
- Ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào bầu nhụy
b.Thụ tinh
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV: yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc thông tin mục 2 SGK Trả lời câu hỏi
H: Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa?
H: Sự thụ tinh là gì?
H: Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính ?
GV: Nhận xét bổ sunggiúp HS hoàn thiện kiến thức và nhấn mạnh sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và cái trong thụ tinhsinh sản hữu tính.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS: Đọc thông tin và quan sát hình 31.1 Trả lời câu hỏi
HS: Trao đổi nhóm Thống nhất câu trả lời 
Đại diện học sinh trả lời câu hỏi 
HS khác nhận xét bổ sung
* Tiểu kết : 
 -Thụ tinh là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
 -Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả
1-Mục tiêu: HS thấy được sự biến đổi của hoa sau thụ tinh để tạo quả và hạt. 
2- Năng lực hình thành: tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề năng lực giao tiếp
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yc HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi.
+ Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ?
+ Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt ?
 + Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Quả có chức năng gì ?
- Gv nhận xét và chốt lại kiến thức.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. đại diện HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- Hạt do noãn của hoa tạo nên. Sau thụ tinh vỏ noãn thành vỏ hạt, phần còn lại chứa chất dự trữ cho hạt.
- Quả do bầu nhụy biến đổi thành, chức năng che chở bảo vệ hạt.
* Tiểu kết: 
 Sau khi thụ tinh, tế bào tự phân chia rất nhanh và phát triển thành phôi.
-Hình thành hạt: 
 + Võ noãn hình thành vỏ hạt, phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt.
 + Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành một hạt.
 -Tạo quả: bầu nhuỵ biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt.
 + Những bộ phận khác của hoa (đài, tràng, nhị, đầu nhuỵ và vòi nhuỵ) héo dần rồi rụng đi.
 (một số ít loài cây ở quả còn dấu tích của một số bộ phận của hoa).
C/ Luyện tập: Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 6: (MĐ 1)
Câu 6: (MĐ 2)
Câu 6: (MĐ 3)
D. Vận dụng, tìm tòi:
Gv yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm bằng cách hỏi người thân hoặc truy cập mạng Internet để biết thêm các phương pháp tạo ra các giống cây trồng không hạt ưu việt hơn.
E. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Về học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 104.
	- Chuẩn bị một số quả theo nhóm: Đu đủ, Đậu Hà Lan, cà chua, chanh, táo, me, phượng, bằng lăng, lạc (vỏ khô).
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------- — & – ------------------------------
Tuần Ngày soạn: 07/09/2020
Tiết Ngày dạy: 10/09/2020
CHỦ ĐỀ: RỄ 
Số tiết: 3 tiết
(Gồm các bài: Bài 9. Các loại rễ, các miền của rễ. 
Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ. Bài 12: Biến dạng của rễ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.
- Phân biệt được: rễ cọc và rễ chùm
- Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền
- Trình bày được vai trò của lông hút và hiểu cơ chế hút nước và chất khoáng của rễ.
- Vân dụng hiểu biết các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây để chăm sóc nâng cao năng suất cây trồng.
- Phân biệt các loại rễ biến dạng và chức năng của từng loại rễ biến dạng.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, so sánh và phân biệt.
- Rèn kỹ năng thiết kế thí nghiệm đơn giản, biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng thực tế.
- Rèn kĩ năng hợp tác tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tự tin quản lý thời gian, hoạt động nhóm.
Kỹ năng sống :
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng khi thảo luận về cách chia cây thành 2 nhóm căn cứ vào cấu tạo của rễ.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, so sánh hình dạng ngoài của các loại rễ với nhau: các miền của rễ và chức năng của chúng.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về nhu cầu nước, muối khóang của cây, sự hút nước và muối khoáng của rễ cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và mối khoáng của rễ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích bộ môn 
- Qua bài này giúp HS vận dụng kiến thức để chăm sóc cây trồng.
Hs có lòng yêu thích bộ môn, biết vận dụng kiến thức đã học vào vận dụng thực tế địa phương mình.
- Phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
4. Nội dung trọng tâm:
- Phân biệt các loại rễ và lấy ví dụ.
- Vai trò của lông hút và hiểu cơ chế hút nước và chất khoáng của rễ.
- Các loại rễ biến dạng.
II/. CHUẨN BỊ:
1.GV: - Tranh H9.1, tranh câm H 9.3 sgk , mô hình các miền của rễ, 1 số rễ cây.
- Tranh ảnh mô hình thí nghiệm liên quan, các loại cây có rễ biến dạng ( cây trầu không, cây cà rốt .)
 -Tranh H12.1 sgk, bảng phụ nội dung sgk trang 40. Phiếu học tập.
2. HS: Một số mẫu vật thật theo nhóm: một số cây có rễ.
3.Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
(MD1)
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các loại rễ, các miền của rễ
 - Nhận biết được rễ cọc và rễ chùm qua hình ảnh.
- Nhận biết các miền của rễ.
 - Phân biệt được rễ cọc, rễ chùm.
 - Lấy VD về cây có rễ cọc và rễ chùm 
 - Làm bộ sưu tập các loại rễ chính.
-Cách chăm sóc bộ rễ cây.
 Sự hút nước và muối khoáng của rễ
-Biết được vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.
-Biết được con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây.
 -Hiểu được cây cần phải bón đủ phân đúng lúc, đúng liều lượng
 - Vẽ sơ đồ con đường vận chuyển nước và muối khoáng của rễ từ đất lên cây.
-Hs chơi trò chơi
 -Tự làm thí nghiệm để chứng minh cây cần nước và muối khoáng 
- Trồng và chăm sóc cây.
-Lợi ích của việc cày, cuốc, xới đất.
Biến dạng của rễ
 - Nhận biết rễ biến dạng
 - Trình bày ý nghĩa của sự biến dạng của rễ.
- Phân biệt các loại rễ biến dạng.
- Giải thích được cần phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa.
 - Thu thập các loại rễ biến dạng ở địa phương và nêu ý nghĩa của sự biến dạng đó.
 - Làm bộ sưu tập các loại rễ biễn dạng bằng hình ảnh
- Giải thích một số hiện tượng liên quan đến rễ biến dạng (cây bần, đước,... sống được ở nơi đầm lầy)
BỘ CÂU HỎI- BÀI TẬP CHỦ ĐỀ “ RỄ”
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Hãy chú thích hình vẽ sau:
A:........................................B: .......................................
Câu 2: Quan sát hình sau, mô tả lại thí nghiệm nhu cầu muối khoáng của cây:
Câu 3/ Hs chỉ trên tranh vẽ con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây.
Câu 4: Cho các loại củ sau: cà rốt, củ gừng, củ cải, củ khoai lang, củ su hào. Hãy xác định loại nào thuộc rễ củ?
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Nhu cầu ..và là khác nhau đối với từng loại cây và các giai đoạn sống khác nhau trong chu kì sống của cây.
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Phân biệt đặc điểm rễ cọc và rễ chùm?
 Câu 2: Vì sao cần bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc? 
 Câu 3: Phân biệt rễ móc và giác mút?
 Câu 4: Vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?
Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1: HS kể tên 3 cây có rễ cọc, 3 cây có rễ chùm. (KĨ THUẬT: chúng em biết 3)
Câu 2: Vẽ sơ đồ con đường vận chuyển nước và muối khoáng của rễ từ đất lên cây?
Câu 3: Cho hs chơi trò giải ô chữ trong sgk	
N
H
Ấ
T
N
Ư
Ớ
C
N
H
Ì
P
H
Â
N
T
A
M
C
Ầ
N
T
Ứ
G
I
Ố
N
G
Câu 4: Mỗi nhóm rễ biến dạng, em hãy lấy 2 hoặc 3 ví dụ và nêu ý nghĩa của mỗi loại rễ biến dạng đó?
Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1: Cần làm gì cho bộ rễ phát triển mạnh?
Câu 2: Thu thập một số mẫu vật cây có rễ cọc và rễ chùm rồi đem ép khô.
Câu 3: Cho một số dụng cụ sau: 2 Chậu cây, các loại muối khoáng: đạm, lân, kali.... Em hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh về tác dụng của muối kali đối với cây trồng?
Câu 4: Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?
Câu 5: Em hãy giải thích vì sao một số cây như: bần, đước,...sống được ở nơi đầm lầy?
Câu 6: Vì sao mỗi k

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_khoi_6_chu_de_hoa_va_sinh_san_huu_tinh_nam.doc