Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 32: Sinh sản sinh dưỡng do người - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 32: Sinh sản sinh dưỡng do người - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây.

2. Kĩ năng

 Tìm kiếm và xử lý thông tin; quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm; lắng nghe tích cực, hợp tác; Biết cách giâm, chiết , ghép.

3. Thái độ

 Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.

II. Chuẩn bị

 Hình ảnh về sinh sản sinh dưỡng do người.

III. Phư¬ơng pháp

Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, thực hành quan sát.

IV. Tổ chức giờ học

 1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số HS

 2. Kiểm tra đầu giờ:(4’)

 Câu hỏi: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Lấy Vd minh hoạ về hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?

 3. Các hoạt động:

 Vào bài: (1') GV đặt vấn đề dẫn dắt HS vào bài.

 

doc 3 trang tuelam477 5000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 32: Sinh sản sinh dưỡng do người - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/12/2019
Ngày giảng: 09/12/2019 (6A,6B)
Tiết 32
SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây.
2. Kĩ năng
 	Tìm kiếm và xử lý thông tin; quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm; lắng nghe tích cực, hợp tác; Biết cách giâm, chiết , ghép.
3. Thái độ
 	Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.
II. Chuẩn bị
 	Hình ảnh về sinh sản sinh dưỡng do người.
III. Phương pháp
Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, thực hành quan sát.
IV. Tổ chức giờ học
 	1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số HS
 	2. Kiểm tra đầu giờ:(4’)
 	Câu hỏi: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Lấy Vd minh hoạ về hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? 
 	3. Các hoạt động: 
	Vào bài: (1') GV đặt vấn đề dẫn dắt HS vào bài.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu giâm cành (10’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
-GV: Chiếu hình ảnh (slide 3). Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3' trả lời:
H: Một đoạn sắn có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm sau 1 t.g có hiện tượng gì ? (Ra rễ).
H: Giâm cành là gì ?
-HS: Trả lời ...
GV chiếu slide 4 yêu cầu HS thảo luận nhóm 4' trả lời câu hỏi: 
H: Kể tên các loại cây có thể trồng bằng giâm cành? cành của những cây này có đ.điểm gì mà người ta có thể giâm được ?
Cành rau lang, sắn, dâu tằm, mía, rau ngót ...Cành những cây này có đ.đ ra rễ rất nhanh.
-HS: Trả lời ...
-GV: Cho HS nhận xét: Nhấn mạnh: Đoạn cành đem giâm phải có đủ mắt, chồi (bánh tẻ).
- GV chiếu slide 5 dẫn dắt HS vào phần “ Chiết cành”.
1. Giâm cành.
-Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó ra rễ, phát triển thành cây mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiết cành (10’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
-GV: Chiếu slie 6 yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm (6’)
H: Nêu các bước tiến hành chiết cành?
H: Chiết cành là gì ?
H: Kể tên một số cây trồng bằng cách chiết cành ? Vì sao những cây này thường không được áp dụng trồng bằng cách giâm cành ?
Những cây thường trồng bằng cách giâm cành là: Những cây ăn quả... Những cây này chậm ra rễ.
-HS: Trả lời 
GV: Chiếu video kỹ thuật chiết cành cho HS quan sát.
GV: chiếu slide 7 đặt vấn đề dẫn dắt HS vào phần 3: ghép cây.
2. Chiết cành.
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ghép cây (10’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
-GV: Chiếu slie 8 yêu cầu HS qua sát và thảo luận nhóm (4’)
H: Hãy trình bày các bước tiến hành khi ghép mắt ?
-HS: Đại diện nhóm trả lời
- GV chiếu video cho HS quan sát kỹ thuật ghép chồi. 
- GV: vậy? ghép cây là gì?
- HS trả lời
- GV chiếu slide 9: cho HS quan sát những cây đó sử dụng biện pháp ghép cây.
-GV: Nhận xét, bổ sung trên tranh và lưu ý cho HS: Cách ghép: Ghép mắt, ghép chồi, ghép cành. Khi chọn cành ghép chú ý chọn cành không sâu bệnh, để đạt kết quả tốt.
-GV chiếu slide 10 và cho HS trả lời tình huống ở đầu mục 3: ghép cây
3.Ghép cây
-Ghép cây là đem cành (cành ghép) hoặc mắt ghép (mắt ghép, chồi ghép) của cây này ghép vào cây khác cùng loại (gốc ghép) để cho cành ghép tiếp tục phát triển.
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài 
 	a. Tổng kết. (8’)
HS: Đọc phần ghi nhớ sgk.
 	- GV: Giâm cành là gì? Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?
- HS: -Là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ -> phát triển thành cây mới. Vì sau khi cắm xuống đất ẩm, từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới 
b. Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài
- Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK. tr 91.
- Đọc phần “Em có biết”
- Nghiên cứu bài 28, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
+ Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_32_sinh_san_sinh_duong_do_nguoi.doc