Giáo án STEM môn Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Cây xanh - Năm học 2020-2021

Giáo án STEM môn Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Cây xanh - Năm học 2020-2021

Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Biết được vai trò của ánh sáng với cây.

 - Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi.

- Hiểu được lá cần các chất diệp lục, nước, khí cacbôníc và ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.

- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.

- Viết sơ đồ tóm tắt và hiện tượng quang hợp

- Tìm được một số ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp

- Nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.

- Giải thích được ý nghĩa của vài biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt, qua đó học sinh tự thực hành làm sản phẩm trồng cây xanh, rau xanh trong chậu, khay nhỏ ở nhà.

 2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng thực hiện thí nghiệm.

- Kỹ năng quan sát và phân tích thí nghiệm,sử lý thông tin, kỹ năng trình bày ý tưởng, và tự tin trình bày trước tổ nhóm và trước lớp

 3. Thái độ

 - Tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình thực hành thí nghiệm.

 - Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

 4. Năng lực cần hướng tới

 - Nưng lực tư duy, năng lực kiến thức sinh học, năng lực hợp tác hoạt động nhóm, thuyết trình, năng lực thực hành.

 III. Chuẩn bị

1. Giáo viên

 - Phương pháp dạy học: dạy học theo dự án

 - Thiết kế tài liệu chủ đề “cây xanh”.

 - Thiết kế phiếu học tập chủ đề “cây xanh”

 - Tranh hình 21.1; 21.2; 21.3;21.4 SGK - tr 68,69,71.

 - dung dịch iot, củ khoai lang luộc chín, đế sứ, ống hút nhỏ giọt

 - Không gian học tập: Lớp học

 

doc 7 trang tuelam477 14121
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án STEM môn Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Cây xanh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:29/12/2020
CHỦ ĐỀ: CÂY XANH
Tiết 16 + 17 Bài 13: Quang hợp ở cây xanh
	Thời gian: 90 phút + 1 tuần chăm sóc.	
	Lĩnh vực: Sinh học và kỹ thuật nông nghiệp
Người soạn: Khoàng Văn Duy
	Bước 1: Lựa chọn chủ đề STEM
	I. Mô tả chủ đề
	Lý do xây dựng chủ đề
	- Nhằm tạo hứng thú lao động và học tập cho học sinh.
	- Trong chủ đề này h/s sẽ thực hiện dự án trồng ‘‘trồng cây xanh, rau xanh dựa vào kiến thức quang hợp ở cây xanh’’ theo đó học sinh nghiên cứu vận dụng kiến thức như: hóa học, sinh học, công nghệ, kỹ thuật.
	- Sản phẩm là những nguyên vật liệu sẵn có, đơn giản, dễ tìm kiếm.
	Bước 2: Xác định mục tiêu của đề giáo dục STEM
	II. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Biết được vai trò của ánh sáng với cây.
	- Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi.
- Hiểu được lá cần các chất diệp lục, nước, khí cacbôníc và ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt và hiện tượng quang hợp
- Tìm được một số ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp
- Nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
- Giải thích được ý nghĩa của vài biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt, qua đó học sinh tự thực hành làm sản phẩm trồng cây xanh, rau xanh trong chậu, khay nhỏ ở nhà.
	2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng thực hiện thí nghiệm.
- Kỹ năng quan sát và phân tích thí nghiệm,sử lý thông tin, kỹ năng trình bày ý tưởng, và tự tin trình bày trước tổ nhóm và trước lớp 
	3. Thái độ
	- Tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình thực hành thí nghiệm.
	- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
	4. Năng lực cần hướng tới
	- Nưng lực tư duy, năng lực kiến thức sinh học, năng lực hợp tác hoạt động nhóm, thuyết trình, năng lực thực hành.
	III. Chuẩn bị
Giáo viên
	- Phương pháp dạy học: dạy học theo dự án
	- Thiết kế tài liệu chủ đề “cây xanh”.
	- Thiết kế phiếu học tập chủ đề “cây xanh”
	- Tranh hình 21.1; 21.2; 21.3;21.4 SGK - tr 68,69,71. 
 - dung dịch iot, củ khoai lang luộc chín, đế sứ, ống hút nhỏ giọt
	- Không gian học tập: Lớp học 
2. Học sinh
- Đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà;
- Màu vẽ, viết chì, tẩy và giấy A3.
	Bước 3. Xác định các vấn đề cần giải quyết trong giáo dục STEM
	IV. Các hoạt động
Mục đích: 
- Xác định chất mà lá cây chế tạo được và Chất khí thải ra khi có ánh sáng. 
- Cây cần những chất gì cần để chế tạo tinh bột.
- Biết được khái niện về quang hợp, ý nghĩa của quá trình quang hợp, các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
- Vẽ được sơ đồ quang hợp.
- Học sinh làm được sản phẩm trồng cây xanh ở chậu nhỏ đáp ứng được các điều kiện cần thiết để phát triển tốt.
Bước 4: Xác định các nội dung cụ thể cần sử dụng để giải quyết vấn đề trong chủ đề STEM
- Tìm hiểu kiến thức về quang hợp ở cây xanh (45p)
- Thực hành trồng cây xanh ở những nơi đủ các điều kiện cần thiết (30p)
- Chăm sóc chậu cây xanh đã trồng (1 tuần)
- Chia sẻ, báo cáo sản phẩm; rút kinh nghiệm và hoàn thiện báo cáo (15p)
Bước 5: Thiết kế các hoạt động học tập 
1: Tìm hiểu kiến thức về quang hợp ở cây xanh (45 phút)
Địa điểm: Phòng học của lớp, trong đó sắp xếp lại bàn để làm việc nhóm
a. Mục đích
	- Biết được vai trò của ánh sáng với cây.
	- Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi.
- Hiểu được lá cần các chất diệp lục, nước, khí cacbôníc và ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt và hiện tượng quang hợp
- Tìm được một số ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp
- Nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
- Sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
b. Nội dung
- Học sinh giải thích được, lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng, lá nhả ra khí ôxi trong quá trình chế tạo tinh bột.
- Biết được cây cần những chất gì cần để chế tạo tinh bột từ đó suy luận ra K/n quá trình quang hợp, sơ đồ quá trình quang hợp.
- Hiểu được ý nghĩa của quá trình quang hợp, các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình quang hợp.
- Từ khám phá kiến thức, g/v giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện dự án thiết kế trồng cây xanh ở trong chậu nhỏ, khay nhỏ.
- G/v thống nhất với h/s về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản ghi chép kiến thức về kĩ năng trồng cây xanh trong châu, khay nhỏ
- Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án của các thành viên, thời gian thực hiện và các tiêu chí đánh giá dự án.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số, phân chia lớp thành 3 nhóm (3 học sinh/nhóm). Linh động sử dụng cơ cấu nhóm đã hình thành và hoạt động ổn định từ các tiết học trước đó.
Báo cáo sĩ số, tự chia lớp hay chia lớp theo sự điều động của giáo viên thành 3 nhóm.
Giao nhiệm vụ (5 phút)
Đọc tài liệu chủ đề và thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Thực hiện phiếu học tập.
2. Thiết kế sơ đồ tư duy tóm tắt kỹ thuật trồng cây xanh, rau xanh trong chậu, khay nhỏ.
3. Chuẩn bị bài báo cáo về các yêu cầu khi trồng cây xanh, rau xanh.
Tiếp nhận nhiệm vụ. Nhóm trưởng phân chia công việc cho từng thành viên: đọc và phân tích tài liệu, thực hiện phiếu học tập, thiết kế sơ đồ tư duy, chuẩn bị bày báo cáo.
Phát cho các nhóm: phiếu học tập, tài liệu chủ đề, cây xanh mẫu.
Nhóm trưởng của thành viên nhận tài liệu, cây xanh, rau xanh mẫu,...
Thực hiện nhiệm vụ (25 phút)
Theo dõi, hướng dẫn các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ. Chú ý đôn đốc, giám sát các nhóm học sinh. Dự đoán khó khăn của học sinh: Học sinh chưa xác định được các ý chính trong sơ đồ tư duy.
Học sinh làm việc nhóm: đọc tài liệu và trích dẫn thông tin quan trọng Thực hiện phiếu học tập. Thiết kế sơ đồ tư duy Chuẩn bị bài báo cáo Tập luyện thuyết trình.
Báo cáo nhiệm vụ (15 phút)
Chọn đại diện 1-2 nhóm học sinh thực hiện báo cáo. Nên khuyến khích tinh thần tự giác, xung phong báo cáo của các nhóm.
Đại diện các nhóm thực hiện báo cáo. Trong đó làm rõ: các vấn đề cần lưu ý khi trồng cây xanh, rau xanh trong chậu, khay nhỏ.
Tổ chức các nhóm học sinh còn lại đặt câu hỏi, góp ý và nhận xét.
Nhận xét, điều chỉnh các thiết sót về kỹ năng thuyết trình, trình bày sơ đồ tư duy, lỗi kiến thức.
Thực hiện phản biện: góp ý, nhận xét. Ghi nhận ^ Hoàn thiện phiếu học tập.
2: Thực hành trồng cây xanh, rau xanh trong chậu, khay nhỏ (45 phút)
Địa điểm: Một khu đất trống trong khuôn viên nhà trường
a. Mục đích
- HS từ những kiến thức đã tìm hiểu về quang hợp ở cây xanh từ đó áp dụng trồng được cây xanh, rau xanh trong chậu, khay nhỏ.
b. Nội dung
- HS tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan
- GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết.
c. Sản phẩm của học sinh
 Hs trồng được cây xanh, rau xanh trong chậu, khay nhỏ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn thực hành mẫu giâm cành rau lang: Chọn và cắt cành rau lang. 
Làm đất.
Xử lý cây, rau xanh.
Trồng cây.
Tưới nước.
Quan sát, tiếp nhận các bước cần thiết để giâm cành rau lang.
Tổ chức học sinh thực hành trồng cây: Điều động nhóm 1 chuẩn bị đất và nhóm 2, nhóm 3 chọn cây trồng.
Tổ chức hoán đổi các nhóm
Thực hiện theo sự điều động của giáo viên.
Chọn và trồng cây tại vườn mẫu.
Làm đất: trộn đất và cho đất vào thùng chậu, khay nhỏ.
Tổ chức các nhóm xử lý và trồng cây.
Chú ý dặn dò học sinh: chọn những cây, rau đảm bảo yêu cầu.
Thực hành trồng cây, rau xanh: trồng cây vào chậu, khay nhỏ tại các khu vực được phân công. Đảm bảo mỗi nhóm có từ 2 sản phẩm trở lên.
Tổ chức học sinh đánh số (ghi tên nhóm) và sắp xếp các cây, rau xanh đã trồng được
Các nhóm di chuyển các chậu, khay đã trồng được về vị trí tập kết và tiến hành đánh số (ghi tên nhóm).
Tổ chức học sinh tưới và kiểm tra độ ẩm của đất.
Đại diện các nhóm học sinh nhận thùng tới nước, lấy nước và tiến hành tưới các chậu khay nhỏ (có cây, rau xanh) của các nhóm.
3: Tổ chức chăm sóc cây, rau xanh (trong 1 tuần từ khi trồng) 
Địa điểm: khu vườn chăm sóc cây trồng 
	a. Mục đích
- Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng, khí oxi, khí co2 ảnh hưởng tới cây, rau xanh ntn?
- Thấy được ý nghĩa của lao động và học tập và tầm quan trọng của cây đối với đời sống con người và các sinh vật khác.
b. Nội dung
- Các nhóm học thay nhau chăm sóc cây trồng như: tưới nước, bón phân, làm cỏ.
- Giáo viên tạo điều kiện để học sinh tiếp tục chăm sóc đến khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh.
4: Chia sẻ
- Lần lượt các nhóm chia sẻ kinh nghiệm sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. 
a. Mục đích
- H/s thấy được tầm quan trọng của việc làm việc tập thể, những lợi ích của làm việc tập thể và cá nhân ntn?
b. Nội dung
- Từng cá nhân, từng chia sẻ với nhau về cách trồng cây xanh, cách chăm sóc vườn rau. Chia sẻ với nhau về tiến trình thực hiện và xây dựng thiết kế, bản vẽ, báo cáo kết quả của nhóm mình với nhóm bạn.
5: Thảo luận, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả
- Giáo viên cùng tham gia nhận xét và rút kinh nghiệm đưa ra kết luận -> Đánh giá sản phẩm của các nhóm.
a. Mục đích
	- Giúp học sinh so sánh được kết quả hoạt động của nhóm mình với nhóm bạn đạt được và chưa đạt được là gì.
- Thấy được tầm quan trọng của việc thảo luận rút kinh nghiệm khi làm ra sản phẩm.
b. Nội dung
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình thông qua bản báo cáo và sản phẩm trồng cây, rau xanh của nhóm mình.
- Các nhóm khác cùng tham gia đánh giá nhận xét.
- G/v cùng tham gia đánh giá, nhận xét.
- Cuối g/v và h/s cùng đưa ra kết luận chung rồi đánh giá cho điểm từng nhóm hoạt động.
Tiêu chí
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Biết cách sới đất làm mềm đất, trồng cây đúng kĩ thuật.
 Tưới nước đầy đủ, đúng lượng nước.
 Chọn loại cây trồng phù hợp với từng loại ánh sáng
Vệ sinh sạch sẽ không làm bẩn mất vệ sinh
Thực hiện đầy đủ, đúng cả 4 tiêu chí
Thực hiện 3/4 tiêu chí
Chưa đạt 2/4 tiêu chí
c. Tiêu chí đánh giá hoạt động của các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP (sản phẩm)
 Nhóm:..........................................Lớp:..................
1. Quang hợp là gì?
2. Khi trồng cây xanh cần chú ý trồng những nơi có ánh sáng như thế nào?
3. Vì sao cần phải phân loại cây, rau xanh ở nhũng nơi có ánh sáng mạnh. Yếu khác nhau?
4. Nhóm hãy đưa ra lời khuyên để trồng cây, rau xanh có hiệu quả cao?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_stem_mon_sinh_hoc_lop_6_chu_de_cay_xanh_nam_hoc_2020.doc