Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

I. Mục tiêu chủ đề: Sau khi học xong chủ đề này học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm vi sinh vật và các ví dụ minh họa

- Nêu được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và ví dụ minh họa

- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

- Giái thích được cơ sở khoa học để phân loại vi sinh vật vào các kiểu dinh dưỡng

- Phân biệt được quá trình hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men

- Giái thích được một số hiện tượng trong thực tiễn: Bình đựng nước thịt, nước đường để lâu ngày có hiện tượng gì .

- Thiết kế được các thí nghiệm: lên men etylic, làm sữa chua, làm dưa muối

2. Năng lực

a. Các năng lực chung

- Năng lực tự học: nghiên cứu các tài liệu và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho chuyên đề: SGK, internet,

- Năng lực giải quyết vấn đề: thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề liên quan đển ứng dụng của VSV trong đời sống hằng ngày.

- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo: thông qua việc vận dụng kiến thức giải quyết một số tình huống thực tiễn (vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng).

- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.

- Năng lực hợp tác: trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

b. Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực về kiến thức sinh học: Quan sát kích thước, hình thái và nhận biết được các ứng dụng của vi sinh vật.

- Năng lực thực hành – thí nghiệm: Năng lực quan sát kính hiển vi, làm các tiêu bản đơn giản quan sát VSV, an toàn phòng thí nghiệm .

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Năng lực thiết kế các thí nghiệm, đề xuất và dự đoán các giả thuyết, năng lực thu thập thông tin và xử lí kết quả .

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Rèn phẩm chất sống tự chủ, sống yêu thương, biết chia sẻ và yêu thiên nhiên, môi trường

 

doc 16 trang Hà Thu 31/05/2022 2340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Tiết
CHỦ ĐỀ: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề này gồm các bài 
+ Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
+ Bài 24: Thực hành lên men etylic và lên men lactic
2. Nội dung của chủ đề
2.1. Khái niệm về vi sinh vật
2.2. Môi trường nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng
- Các loại môi trường nuối cấy cơ bản
- Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
2.3. Hô hấp và lên men
- Hô hấp hiếu khí
- Hô hấp kị khí
- Lên men
2.4. Thực hành: Lên men etylic – Lên men lactic
- Thí nghiệm lên men etylic
- Thí nghiệm lên men lactic
3. Thời lượng
- Thời lượng học trên lớp: 2 tiết
- Thời lượng học ở nhà: 2 tuần 
 B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
	I. Mục tiêu chủ đề: Sau khi học xong chủ đề này học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm vi sinh vật và các ví dụ minh họa
- Nêu được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và ví dụ minh họa
- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
- Giái thích được cơ sở khoa học để phân loại vi sinh vật vào các kiểu dinh dưỡng
- Phân biệt được quá trình hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men
- Giái thích được một số hiện tượng trong thực tiễn: Bình đựng nước thịt, nước đường để lâu ngày có hiện tượng gì ...
- Thiết kế được các thí nghiệm: lên men etylic, làm sữa chua, làm dưa muối 
2. Năng lực
a. Các năng lực chung
- Năng lực tự học: nghiên cứu các tài liệu và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho chuyên đề: SGK, internet, 
- Năng lực giải quyết vấn đề: thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề liên quan đển ứng dụng của VSV trong đời sống hằng ngày. 
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo: thông qua việc vận dụng kiến thức giải quyết một số tình huống thực tiễn (vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng).
- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
- Năng lực hợp tác: trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
b. Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực về kiến thức sinh học: Quan sát kích thước, hình thái và nhận biết được các ứng dụng của vi sinh vật.
- Năng lực thực hành – thí nghiệm: Năng lực quan sát kính hiển vi, làm các tiêu bản đơn giản quan sát VSV, an toàn phòng thí nghiệm ....
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Năng lực thiết kế các thí nghiệm, đề xuất và dự đoán các giả thuyết, năng lực thu thập thông tin và xử lí kết quả ... 
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Rèn phẩm chất sống tự chủ, sống yêu thương, biết chia sẻ và yêu thiên nhiên, môi trường 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh các vi sinh vật
- Máy chiếu, máy tính
- Kế hoạch dạy học chi tiết và giáo án power point.
- Phiếu học tập: Hướng dẫn HS tự học.
Phiếu học tập số 1
Đặc điểm phân biệt
Hô hấp
Lên men
Hiếu khí
Kị khí
1. Điều kiện
2. Khái niệm
3. Chất nhận electron cuối cùng
4. Vị trí
5. Sản phẩm tạo thành
6. Ví dụ
Đáp án phiếu học tập số 1
Đặc điểm phân biệt
Hô hấp
Lên men
Hiếu khí
Kị khí
1. Điều kiện
Có oxi
Không có oxi
Không có oxi
2. Khái niệm
Là quá trình ôxi hóa hoàn toàn các phân tử hữu cơ
Quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào.
là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử hữu cơ
3. Chất nhận electron cuối cùng
Ôxi phân tử.
Phân tử vô cơ NO3-, SO42-.
Các phân tử hữu cơ.
4. Vị trí
- Ở sinh vật nhân thực: màng trong ti thể.
- Ở sinh vật nhân sơ: màng sinh chất.
Màng sinh chất.
Tế bào chất.
5. Sản phẩm tạo thành
- CO2, H2O, năng lượng.
- Hiệu quả năng lượng 40% so với năng lượng trong phân tử hữu cơ
- Năng lượng, các chất vô cơ, hữu cơ khác.
- Hiệu quả năng lượng 20% - 30% so với năng lượng trong phân tử hữu cơ
- Năng lượng và các sản phẩm lên men hữu cơ (lên men rượu, lên men lactic,..
- Hiệu quả năng lượng 2% so với năng lượng trong phân tử hữu cơ
6. Ví dụ
Nấm men rượu hô hấp hiếu khí khi có mặt O2
Vi khuẩn phản nitrat hóa
Vi khuẩn lactic
III. Tiến trình bài dạy
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên hệ giữa kiến thức đã có (rau, củ, quả bị mốc làm hỏng thực phẩm) với kiến thức mới cần/ sẽ lĩnh hội trong bài học mới (vi sinh vật: dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng).
- Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên đến nội dung bài học.
b. Nội dung
- Học sinh quan sát hình một số thực phẩm bị mốc, bị thiu.
- Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Vì sao rau, củ, quả, bị mốc; thức ăn ôi thiu?
Chúng ta sẽ làm rõ câu hỏi này trong bài hôm nay.
c. Dự kiến SP của HS
- Học sinh giải thích được do vi sinh vật làm mốc, thiu thực phẩm, chưa hiểu tại sao vi sinh vật làm mốc được (dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy, hô hấp, lên men).
4. Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh một số thực phẩm bị mốc, sau đó hỏi: Vì sao rau, củ, quả, bị mốc; thức ăn ôi thiu?
- Học sinh trả lời câu hỏi: do vi sinh vật.
	- GV đặt câu hỏi gây mâu thuẫn nhận thức: Vậy tại sao vi sinh vật làm thực phẩm bị mốc.
HS thực hiện nhiệm vụ: hoạt động cặp đôi
GV: chưa chốt kiến thức mà chuyển hướng vào bài mới: Để giải thích Vậy tại sao vi sinh vật làm thực phẩm bị mốc chúng ta sẽ làm rõ câu hỏi này trong bài hôm nay.
	Vậy vi sinh vật là gì? Vi sinh vật có những đặc điểm gì? Vi sinh vật có những kiểu dinh dưỡng nào? 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30')
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm vi sinh vật và các ví dụ minh họa
- Nêu được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và ví dụ minh họa
- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
- Giái thích được cơ sở khoa học để phân loại vi sinh vật vào các kiểu dinh dưỡng
- Phân biệt được quá trình hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men
- Phát triển năng lực:
 	+ Tự học và tự chủ.
 	+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 	+ Tri thức sinh học.
- Bồi dưỡng phẩm chất:
 	+ Chăm chỉ (chăm học và chăm làm).
 	+ Có trách nhiệm với bản thân, với công việc, ...
b. Nội dung
- Các phiếu học tập.
c. Dự kiến SP của HS
- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát một số vi sinh vật và trả lời câu hỏi:
1. Nêu các đại diện của vi sinh vật? 
2. Vi sinh vật gồm những sinh vật thuộc giới nào?
3. Vi sinh vật có kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho chúng?
* Thực hiện nhiệm vụ
 HS: Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi.
* Trình bày nội dung và thảo luận
GV gọi 1 HS trả lời
* Nhận xét, đánh giá
GV: gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Gv chốt kiến thức
I. Khái niệm vi sinh vật:
- Khái niệm: là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, không nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi
- Đại diện: Vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh
* Đặc điểm: 
- Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào
- Có kích thước hiển vi
- Hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh
- Sinh trưởng và sinh sản nhanh
- Vi sinh vật phân bố rộng (môi trường đất, nước, trên cạn, sinh vật)
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon, vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hóa dị dưỡng ở chỗ nào?
* Thực hiện nhiệm vụ
 HS: Thảo luận cặp đôi và hoàn thành PHT.
* Trình bày nội dung và thảo luận
GV gọi một cặp đôi trình bày kết quả thảo luận, các cặp đôi khác nhận xét và bổ sung.
* Nhận xét, đánh giá
GV: Kết hợp với nhận xét, bổ sung của các cặp đôi khác --> Gv chốt kiến thức
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
 Các kiểu dinh dưỡng 
- Tiêu chí phân biệt các kiểu dinh dưỡng:
+ Nhu cầu về nguồn năng lượng
+ Nguồn cacbon
- Có 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV:
+ Quang tự dưỡng
+ Hóa tự dưỡng
+ Quang dị dưỡng
+ Hóa dị dưỡng
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Chuyển hoá vật chất là một quá trình phức tạp, sau khi hấp thụ các chất và năng lượng trong tế bào diễn ra các phản ứng hoá sinh để biến đổi các chất. Dựa vào chất nhận electron cuối cùng mà người ta chia ra các con đường dị hóa ở vi sinh vật gồm hô hấp và lên men.
HS: Hoạt động nhóm trong thời gian 7 phút, đọc thông tin mục III trang 89, 90 hoàn thành PHT số 2?
 * Thực hiện nhiệm vụ
 HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành PHT, trình bày nội dung trên bảng phụ
* Trình bày nội dung và thảo luận
Mỗi nhóm có 15 mảnh ghép trong thời gian 7 phút hãy ghép vào các ô tương ứng để có kết quả đúng? Nhóm nào nhanh nhất và chính xác nhất sẽ được điểm.
* Nhận xét, đánh giá
GV: Kết hợp với nhận xét của HS các nhóm, nhận xét, đánh giá và cho điểm cho sp của mỗi nhóm.
Các nhóm nhận xét và bổ sung
Gv chốt kiến thức
III. Hô hấp và lên men:
- Đáp án phiếu học tập số 1
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục đích
 Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học được ở phần trên để giải quyết các câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
b. Nội dung
HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi nối, câu hỏi tự luận trả lời ngắn
c. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Câu trả lời của HS có thể sai, đúng nhưng chưa đầy đủ. GV sẽ bổ sung, hoàn chỉnh.
d. Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
Câu 1: Đặc điểm không đúng về vi sinh vật là
A. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh. 
B. Thích nghi với một số ít điều kiện sinh thái nhất định. 
C. Sinh trưởng, sinh sản nhanh. 
D. Phân bố rộng. 
Câu 2: Tiêu chí để phân chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là
A. Nguồn cacbon và cấu tạo cơ thể.
B. Nguồn năng lượng và môi trường nuôi cấy.
C. Nguồn cacbon và cách sinh sản. 
D. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon. 
Câu 3: Trong các vi sinh vật sau, những vi sinh vật quang tự dưỡng là
A. Vi khuẩn nitrat hóa, oxi hóa lưu huỳnh.
B. Vi khuẩn lam, tảo đơn bào.
C. Nấm, động vật nguyên sinh.
D. Vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa sắt.
Câu 4: Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon là
A. Ánh sáng, chất vô cơ
B. Ánh sáng, chất hữu cơ
C. Chất hữu cơ, CO2
D. Chất hữu cơ, chất hữu cơ
Câu 5. Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng là
A. Hóa tự dưỡng.
B. Quang dị dưỡng.
C. Quang tự dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng. 
Câu 6. Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A. Vi khuẩn lam.
B. Tảo đơn bào.
C. Nấm men. 
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và lục.
HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời 
HS báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV chuẩn đáp án.
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục đích
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên để vận dụng các vấn đề trong cuộc sống thông qua các kiến thức đã học
b. Nội dung 
Tìm hiểu ứng dụng lên men lactic 
c. Dự kiến SP của HS
-HS tạo ra sản phẩm là những hộp sữa chua.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm à phát triển các năng lực: 
- Năng lực tự học
- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tri thức sinh học
- Năng lực nghiên cứu khoa học
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 8 nhóm
Nhóm 1,2,3,4: Tìm hiểu và trình bày quy trình làm sữa chua
Nhóm 5,6,7,8: Tìm hiểu và trình bày quy trình muối chua rau, củ, quả.
* Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
Các nhóm thảo luận, viết cách tiến hành vào bảng phụ
Đại diện 2 nhóm trình bày
* Nhận xét, đánh giá
Các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi thảo luận
Gv chốt kiến thức.
1. Làm sữa chua
Quy trình
Bước 1: Đun sôi nước, Cho sữa đặc có đường vào và khuấy, để nguội 40 độ C.
Bước 2: Cho hộp sữa chua vào. Tiếp tục khuấy đều.
Bước 3: Đổ hỗn hợp vào các lọ, để nơi 40 độ, ủ kín.
Bước 4:Sau khoảng 4 – 6 giờ đồng hồ ủ sữa, lấy các lọ sữa chua ra và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 giờ là có thể sử dụng được.
2. Muối chua rau, củ, quả
Quy trình:
Bước 1: Bắp cải, cà rốt bào mỏng thành sợi. Ngâm và rửa qua nước lạnh.
Bước 2: Cho nước muối ( 5-6%) vào một lọ thủy tinh/ nhựa sạch, thêm đường, khuấy đều cho tan đường.
Bước 3: Cho bắp cải, rau răm, cà rốt vào lọ, ngập hoàn toàn dưới nước. Đậy kín, bảo quản nơi khô mát khoảng 4 – 5 tiếng trước khi dùng.
 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
Vận dụng hiểu biết về vi sinh vật trả lời câu hỏi bản thân em đã làm gì để phòng chống vi sinh vật gây bệnh?
a. Mục đích
- Khuyến khích HS vận dụng kiến thức bài học để có biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
b. Nội dung
HS hoạt động cá nhân quan sát hai nhà vi sinh vật học có nhiều đóng góp cho ngành vi sinh vật, xem video về tác hại của vi sinh vật mô hình E.coli và trả lời câu hỏi.
c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- HS: Ăn chín, uống sôi: vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- HS: rửa tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
d. Phương thức tổ chức
- Giáo viên đạt câu hỏi: bản thân em đã làm gì để phòng chống vi sinh vật gây bệnh?
- HS làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở.
- GV cùng HS nhảy điệu dân vũ rửa tay.
- GV kiểm tra vở bài tập và bài làm của HS vào buổi học hôm sau
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Các NL hướng tới
trong chủ đề.
NHẬN BIẾT
 THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
Tiểu chủ đề 1: Khái niệm, các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
Trình bày được khái niệm VSV, các kiểu dinh dưỡng của VSV.
Kể tên được một số vi sinh vật 
Xác định được vi sinh vật thuộc các giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới.
Xác định được kiểu dinh dưỡng của một số vi sinh vật.
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ tri thức về vi sinh vật.
Tiểu chủ đề 2: Hô hấp, lên men và quá trình phân giải các chất của VSV
Trình bày được khái niệm hô hấp và lên men.
Phân biệt được phân giải nội bào và ngoại bào.
Xác định được một số ứng dụng của quá trình lên men.
Giải thích được một số hiện tượng: Nước thịt, nước đường để lâu ngày sẽ có hiện tượng gì.
Giải thích được vì sao phải ăn chín, uống sôi; thực phẩm để lâu ngày dù đun sôi cũng không nên sử dụng 
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tìm kiếm thông tin.
Tìm kiếm mối quan hệ giữa quá trình phân giải ngoài và phân giải trong
Tiểu chủ đề 3: Quá trình lên men etylic và lactic
Xác định được các sản phẩm của quá trình lên men lactic.
Giải thích được các hiện tượng trong thí nghiệm
Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến quá trình lên men: trong trái vải chin nẫu có vị chua xảy ra phản ứng gì; trẻ em ăn kẹo buổi tối dễ sâu răng 
Thiết kế được thí nghiệm lên men lactic
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh học về lên men.
Năng lực thực hành thí nghiệm .
Năng lực nghiên cứu khoa học: năng lực thiết kế nghiệm và dự đoán kết quả 
2. Bài tập/ câu hỏi kiểm tra chủ đề:
- Sử dụng phiếu học tập để trả lời khi nghe các bạn thuyết trình tranh: Cách phát PHT cho HS
+ Mỗi thành viên đều có 2 PHT tương ứng với 2 bức tranh của nhóm bạn.
VD: Nhóm chuyên gia 1: PHT số 2, 3
 Nhóm chuyên gia 2: PHT số 1, 3.
Nhóm chuyên gia 3: PHT số 1, 2.
 (Mỗi PHT để riêng 1 tờ sau đó ghim lại thành tập)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Theo quan niệm hiện đại, thì vi sinh vật là:
một đơn vị phân loại.
 sinh vật chỉ nhìn được ở dưới kính hiến vi
mọi sinh vật đơn bào
 vi khuẩn các loại
Câu 2: Vi sinh vật có đặc điểm chung là:
kích thước cơ thể rất nhỏ
 chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh
phân bố ở hầu hết mọi nơi trên trái đất
 A + B + C 
Câu 3: Vi sinh vật có thể bao gồm sinh vật ở các giới:
 khởi sinh + nguyên sinh
khởi sinh + nguyên sinh + nấm
 khởi sinh + nguyên sinh + nấm + thực vật
 K hởi sinh + nguyên sinh + nấm + động vật 
Câu 4: Để nuôi cấy vi sinh vật, người ta thường dùng các loại môi trường dinh dưỡng là: A. môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo
 B. môi trường tổng hợp hoặc bán tổng hợp
 C. môi trường tự nhiên, tổng hợp hay bán tổng hợp
 D. môi trường hữu cơ hoặc vô cơ
Câu 5: Tìm nội dung thích hợp điền vào bảng sau: 
STT
Kiểu dinh dưỡng
Nguồn năng lượng
Nguồn C chủ yếu
Các nhóm vi sinh vật
1
2
3
4
Nhận xét – đánh giá cho nhóm bạn:
Họ tên người thuyết trình: .. 
Đánh giá: 
* Điểm sơ đồ tư duy ( / 8 điểm) 
- Đủ, đúng nội dung kiến thức: ( / 4 điểm) 
- Kiến thức súc tích và ngắn gọn: ( / 2điểm) 
- Hình minh họa rõ ràng và dễ hiểu: ( / 1 điểm) 
- Màu sắc hài hòa, phân bố hợp lí: ( / 1 điểm) 
*Điểm thuyết trình ( /2 điểm) 
Đáp án Phiếu học tập số 1:
Trắc nghiệm:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
B
D
C
C
 Câu 5: 
STT
Kiểu dinh dưỡng
Nguồn năng lượng
Nguồn C chủ yếu
Các nhóm vi sinh vật
1
Quang tự dưỡng
Ánh sáng
CO2
Vi khuẩn lam
2
Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ
CO2
Vi khuẩn nitrat hóa
3
Quang dị dưỡng
Ánh sáng
Chất hữu cơ
Vi khuẩn không chứa S màu lục và màu tía
4
Hóa dị dưỡng
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ
Nấm, động vật nguyên sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Sắp xếp các đặc điểm của quá trình hô hấp, lên men vào từng quá trình
STT
Quá trình
Trả lời
Đặc điểm
1
2
Hô hấp
Lên men
1 
2 
là chuỗi phản ứng oxi hóa – khử diễn ra ở tế bào chất và ti thể tạo ATP.
là sự phân giải cacbonhiđrat xúc tác bởi enim trong điều kiện kị khí, không có sự tham gia của chất nhân e từ bên ngoài.
chất nhận e cuối cùng thường là chất vô cơ như O2 (hiếu khí), NO3-, SO42-, CO22- (kị khí).
chất nhận e thường là chất trung gian hữu cơ xuất hiện trên con đường phân giải các chất dinh dưỡng ban đầu.
Câu 2: Một bát nước đường để ngỏ vài ngày sẽ:
 có mùi thối
có vị chua
 không thay đổi
 biến màu
Câu 3: Để làm tương, người ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu là:
 đậu xanh hay đậu nành B. sắn (củ mì) hay ngô
 đậu tương và gạo D. lạc (đậu tương)
Câu 4: Những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lactic để lên men là: 
nước mắm
 tương
dưa, cà
 sữa chua
E. cả A và B
F. cả B và C
G. cả C và D
H. cả A, B, C và D
Nhận xét – đánh giá cho nhóm bạn:
Họ tên người thuyết trình: .. 
Đánh giá: 
* Điểm sơ đồ tư duy ( / 8 điểm) 
- Đủ, đúng nội dung kiến thức: ( / 4 điểm) 
- Kiến thức súc tích và ngắn gọn: ( / 2điểm) 
- Hình minh họa rõ ràng và dễ hiểu: ( / 1 điểm) 
- Màu sắc hài hòa, phân bố hợp lí: ( / 1 điểm) 
*Điểm thuyết trình ( /2 điểm) 
Đáp án Phiếu học tập số 2
Câu 1
Câu 2
 Câu 3
Câu 4
a, c
b, d
B
C
G
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Thành phần chủ yếu của rượu làm nó có vị cồn là:
 etanol (CH3CH2OH)
axit axetic (CH3COOH)
 axit lactic ( CH3CHOHCOOH)
 axit xitric (C6H8O7. H2O)
Câu 2: Trong trái vải chín nẫu có vị chua, đã xảy ra phản ứng:
đường → rượu → axit hữu cơ
 rượu → đường → axit hữu cơ
 axit hữu cơ → đường → axit vô cơ
 axit hữu cơ → rượu → đường
Câu 3: Hay ăn kẹo mà không vệ sinh răng miệng thì rất dễ bị sâu răng vì có sự chuyển hóa: 
đường → rượu → axit hữu cơ hủy chân răng
 rượu → đường → axit hữu cơ hủy chân răng
 axit hữu cơ → đường → rượu hủy chân răng
đường →axit hữu cơ → rượu hủy chân răng
Câu 4: Khi muối dưa, cà thường thấy váng trắng. Váng này là:
nấm men và nấm sợi khi quá chua
 nấm men và nấm sợi khi chưa chua
 vi khuẩn lên men thối khi chưa chua
B + C
Câu 5: Hãy điền các hợp chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ sau:
 Đường (nấm men) CO2 + X + Năng lượng (ít)
Câu 6: Hãy điền các hợp chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ sau:
 Glucozơ (vi khuẩn lactic) X + Năng lượng (ít) 
Nhận xét – đánh giá cho nhóm bạn:
Họ tên người thuyết trình: .. 
Đánh giá: 
* Điểm sơ đồ tư duy ( / 8 điểm) 
- Đủ, đúng nội dung kiến thức: ( / 4 điểm) 
- Kiến thức súc tích và ngắn gọn: ( / 2điểm) 
- Hình minh họa rõ ràng và dễ hiểu: ( / 1 điểm) 
- Màu sắc hài hòa, phân bố hợp lí: ( / 1 điểm) 
*Điểm thuyết trình ( /2 điểm) 
Đáp án Phiếu học tập số 3
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
A
A
A
A
Rượu etylic
Axit Lactic

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chu_de_dinh_duong_chuyen_hoa_vat_cha.doc