Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Phân bào

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Phân bào

Mô tả chủ đề

Chuyên đề này gồm các bài trong chương 4, phần 2: Sinh học tế bào – Sinh học 10.

Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.

Bài 19. Giảm phân.

Bài 20. Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành.

Lý do sắp xếp 3 bài thành chủ đề: Phân bào là cơ sở của quá trình sinh sản ở các loài sinh vật. Dựa vào kết quả phân bào tạo ra, người ta chia phân bào thành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) và phân bào giảm nhiễm (giảm phân). Sự phân li bình thường của các NST ở kì sau phân bào sẽ tạo ra các tế bào bình thường. Tuy nhiên, nếu NST không phân li bình thường sẽ phát sinh các đột biến. Chu kì tế bào của các tế bào trong cơ thể được kiểm soát chặt chẽ. Một khi chu kì tế bào bị rối loạn có thể phát sinh ung thư. Trên cơ sở tìm hiểu về chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân chúng ta có thể ứng dụng trong việc tạo ra giống mới hoặc chữa bệnh ở người.

 

doc 23 trang Hà Thu 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Phân bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tiết CHỦ ĐỀ: PHÂN BÀO
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chuyên đề này gồm các bài trong chương 4, phần 2: Sinh học tế bào – Sinh học 10.
Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
Bài 19. Giảm phân.
Bài 20. Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành.
Lý do sắp xếp 3 bài thành chủ đề: Phân bào là cơ sở của quá trình sinh sản ở các loài sinh vật. Dựa vào kết quả phân bào tạo ra, người ta chia phân bào thành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) và phân bào giảm nhiễm (giảm phân). Sự phân li bình thường của các NST ở kì sau phân bào sẽ tạo ra các tế bào bình thường. Tuy nhiên, nếu NST không phân li bình thường sẽ phát sinh các đột biến. Chu kì tế bào của các tế bào trong cơ thể được kiểm soát chặt chẽ. Một khi chu kì tế bào bị rối loạn có thể phát sinh ung thư. Trên cơ sở tìm hiểu về chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân chúng ta có thể ứng dụng trong việc tạo ra giống mới hoặc chữa bệnh ở người.
2. Mạch kiến thức của chủ đề
2.1. Chu kì tế bào.
2.1.1. Khái niệm chu kì tế bào.
2.1.2. Các giai đoạn của chu kì tế bào.
2.1.2.1. Pha G1
2.1.2.2. Pha S.
2.1.2.3. Pha G2.
2.1.2.4. Pha M.
2.2. Quá trình nguyên phân.
2.2.1. Khái niệm.
2.2.2. Phân chia nhân
2.2.2.1. Kì đầu.
2.2.2.2. Kì giữa.
2.2.2.3. Kì sau.
2.2.2.4. Kì cuối.
2.2.3. Phân chia tế bào chất.
2.2.4. Ý nghĩa của nguyên phân.
2.2.5. Rối loạn phân li NST trong nguyên phân
2.3. Quá trình giảm phân.
2.3.1. Khái niệm.
2.3.2. Giảm phân I.
2.3.2.1. Kì đầu I.
2.3.2.2. Kì giữa I.
2.3.2.3. Kì sau I.
2.3.2.4. Kì cuối I.
2.3.3. Giảm phân II.
2.3.3.1. Kì đầu II.
2.3.3.2. Kì giữa II.
2.3.3.3. Kì sau II.
2.3.3.4. Kì cuối II.
2.3.4. Ý nghĩa của giảm phân.
2.3.5. Những rối loạn sự phân li của NST xảy ra trong giảm phân.
2.4. Quan sát các kì nguyên phân trên tiêu bản tạm thời
2.4.1. Chuẩn bị.
2.4.2. Cách tiến hành.
2.4.3. Thu hoạch.
II. Mục tiêu của chủ đề
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào
- Nêu được đặc điểm chính các pha trong kì trung gian.
- Mô tả được quá trình nguyên phân của tế bào nhân thực. 
- Mô tả được các diễn biến chính của từng kỳ trong quá trình giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân.
- Phân biệt được quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật
- So sánh nguyên phân với giảm phân.
- Nhận biết được các kỳ của nguyên phân thông qua tiêu bản ở phòng TN-TH và vẽ lại các kỳ đó.
- Liên hệ tìm hiểu 1 số bệnh ở người do rối loạn phân bào 
	- So sánh: So sánh nguyên phân, giảm phân. 
	- Thực hành thí nghiệm: Làm tiêu bản tế bào, quan sát tiêu bản tế bào.
	- Vẽ hình thái bộ NST qua các kì nguyên phân, giảm phân.
2. Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Cơ thể sinh vật có thể sinh trưởng được là nhờ nguyên phân. Tuy nhiên, nếu quá trình nguyên phân ở tế bào bị rối loạn có thể gây hậu quả to lớn là gây nên bệnh ung thư.
- Năng lực tự học:
+ Học sinh biết xác định được mục tiêu học tập của chuyên đề.
+ Học sinh biết lập được kế hoạch học tập.
- Năng lực hợp tác:
+ Học sinh làm việc nhóm: Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm, trao đổi, thảo luận, thống nhất trong nhóm.
- Năng lực giao tiếp: Học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp thông qua việc thu thập thông tin về bệnh ung thư tại địa phương, cơ sở y tế, 
- Năng lực nghiên cứu khoa học: 
+ Học sinh biết cách bố trí thí nghiệm thực hành, quan sát hình thái bộ NST qua các kì nguyên phân.
+ Giải thích được cơ chế duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ.
+ Đưa ra tiên đoán khi sự phân li của NST bị rối loạn sẽ gây hậu quả như thế nào.
+ Hình thành nên giả thuyết khoa học : Nếu điều chỉnh chu kì tế bào sẽ mở ra khả năng chữa được các bệnh di truyền khi cấy ghép cơ quan.
- Năng lực tính toán: Xác định được độ phóng đại của mẫu vật, đo được chiều dài của NST.
- Năng lực tính toán: Tính được số lượng tế bào qua các lần nguyên phân. Xác định được giao tử tạo thành sau giảm phân.
- Năng lực tư duy: Phát triển tư duy so sánh thông qua so sánh quá trình nguyên phân ở thực vật và động vật, so sánh nguyên phân và giảm phân.
- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh hình thành năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ nói, viết khi tranh luận trong nhóm về các thuật ngữ có trong chuyên đề: phân bào có sao, cơ chế gây ung thư, tế bào gốc.
- Năng lực công nghệ thông tin: Học sinh biết sử dụng phần mềm Microsoft Word, Power point, Excel để thống kê.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ học tập nghiêm túc, hoàn thành báo cáo đúng hạn, có chất lượng.
- Có tinh thần trách nhiệm với nhóm học tập trong quá trình hợp tác nhóm.
- Tuyên truyền về nguy cơ gây bệnh ung thư, biện pháp phòng và chữa bệnh ung thư.
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Rèn phẩm chất sống tự chủ, sống yêu thương, biết chia sẻ và yêu thiên nhiên, môi trường 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Của giáo viên:
- Tạo lớp học/ môn học, thêm HS vào lớp/ môn. Sau đó giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho HS. 
- Kế hoạch bài học chi tiết.
- Phiếu học tập 
- Máy chiếu, máy vi tinh, kết nối.
- Giáo án powerpoint.
 2. Nhiệm vụ của HS:
- Làm các nhiệm vụ theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thực hiện nhiệm vụ trên giấy A0; 
- Các phương tiện: Giấy A0, giấy A4, bút dạ, bút màu, hồ nước hoặc băng dính 2 mặt, nam châm, giá treo
Nhiệm vụ 1: Đọc mục I- sgk tr71-72 kết hợp xem video sau và điền vào chỗ trống:
-Chu kì tế bào là Chu kì tế bào gồm ..và .
- Kì trung gian gồm 3 pha là ..
+ Pha ..: Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
+ Pha .....: 
+ Pha .: 
Nhiệm vụ 2: Xem video về các kì của quá trình nguyên phân theo link sau và hoàn thành phiếu học tập số 2
Hoàn thiện bảng sau
Giai đoạn
Các kì
Diễn biến chính
Phân chia nhân
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Phân chia tế bào chất
-Ở tế bào động vật
-Ở tế bào thực vật
Lấy 3 ví dụ về ứng dụng trong thực tế ở thực vật hoặc động vật có liên quan đến quá trình nguyên phân
Nhiệm vụ 3: Xem video về các kì của quá trình giảm phân theo link sau và hoàn thành phiếu học tập số 3
 Các kì
 Các diễn biến cơ bản
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
 2. Sự biến đổi của các tế bào con sinh ra sau giảm phân II ở tế bào thực vật và động vật có điểm gì khác nhau?
III. Tiến trình bài dạy
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới
- Kích thích sự tò mò của HS, để mong muốn tìm hiểu bài học
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung
- GV đặt vấn đề vào bài: “Sinh trưởng và phát triển ở người”, yêu cầu HS giải thích cơ chế sâu xa vì sao từ 1 đứa bé (khoảng 3kg) có thể phát triển thành người trưởng thành (khoảng 50kg)
c. Dự kiến SP của HS
à Dự kiến sản phẩm phần khởi động: do phân bào
4. Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh
“Sinh trưởng và phát triển ở người”, yêu cầu HS giải thích cơ chế sâu xa vì sao từ 1 đứa bé (khoảng 3kg) có thể phát triển thành người trưởng thành (khoảng 50kg)
* Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
HS quan sát tranh, suy nghĩ và thảo luận cặp đôi
Đại diện HS bất kì nêu ý kiến: có thể đúng hoặc sai.
* Nhận xét, đánh giá
GV: không chốt kiến thức mà dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30')
2.1. Tiết 1. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
a. Mục tiêu:
	- Trình bày được khái niệm về chu kì tế bào, khái niệm về nguyên phân.
	- Phân biệt các pha trong chu kì tế bào.
	- Trình bày được diễn biến các kì trong quá trình nguyên phân.
	- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
	- Phân biệt được nguyên phân ở tế bào thực vật và tế bào động vật.
	- Giải thích được cơ chế phát sinh bệnh ung thư do rối loạn cơ chế điều hòa chu kì tế bào.
	- Giải quyết tình huống: Nếu dây tơ vô sắc không được tạo thành hoặc bị đứt sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
	- Thực hành thí nghiệm: Làm tiêu bản tế bào, quan sát tiêu bản tế bào.
	- Vẽ hình thái bộ NST qua các kì nguyên phân.
	- Có thái độ học tập nghiêm túc, hoàn thành báo cáo đúng hạn, có chất lượng.
	- Có tinh thần trách nhiệm với nhóm học tập trong quá trình hợp tác nhóm.
	- Tuyên truyền về nguy cơ gây bệnh ung thư, biện pháp phòng và chữa bệnh ung thư.
b. Nội dung
	- Tranh vẽ về các pha của chu kì tế bào và các kì của quá trình nguyên phân.
	- Tranh vẽ về quá trình phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và động vật.
	- Video quá trình nguyên phân.
Kì trung gian
Nguyên phân
Thời gian
Đặc điểm
Đáp án
Kì trung gian
Nguyên phân
Thời gian
- Dài (chiếm hầu hết thời gian của chu kì)
- Ngắn
Đặc điểm
Gồm 3 pha
+ G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh truởng
+ S: Nhân đôi ADN, NST nhân đôi dính nhau ở tâm động tạo NST kép
+ G2: Tổng hợp nốt các chất cho tế bào
2 giai đoạn
+ Phân chia nhân gồm 4 kì
+ Phân chia tế bào chất
Phiếu học tập số 2
Những diễn biến cơ bản ở các kì trong nguyên phân
Những diễn biến cơ bản ở các kì trong nguyên phân
Kì đầu (kì trước)
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Đáp án
Những diễn biến cơ bản ở các kì trong nguyên phân
Kì đầu (kì trước)
- Các NST kép dần được co xoắn lại
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
- Thoi phân bào dần dần xuất hiện
Kì giữa
- Thoi phân bào hình thành hoàn chỉnh
- Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động
Kì sau
- Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
Kì cuối
- NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con dần xuất hiện trở lại
c. Dự kiến SP của HS
	- Phiếu điều tra về bệnh ung thư ở địa phương.
	- Các PHT được hoàn thành
d. Tổ chức thực hiện
d.1. Tìm hiểu chu kì tế bào
- Mô tả: Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào hình thành đến khi tế bào phân chia. Qua mỗi chu kì tế bào, số lượng tế bào tăng lên giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, nếu chu kì kế bào bị rối loạn, quá trình nguyên phân không kiểm soát được thì sẽ gây bệnh ung thư. Vậy, chu kì tế bào diễn ra như thế nào, những rối loạn xảy ra với chu kì tế bào như thế nào?
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 6-8 nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1.
- Thế nào là chu kì tế bào?
- Tại sao tế bào tăng trưởng tới mức nhất định lại phân chia?
+ Sự điều hoà chu kì tế bào có vai trò gì?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu sự điều hòa chu kì bị trục trặc?
* Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
HS nghiên cứu SGK, thảo luận và hoàn thành PHT số 1 vào bảng phụ, trả lời những câu hỏi của GV
Đại diện nhóm bất kì trình bày ý kiến
* Đánh giá, nhận xét
Gv chốt kiến thức
- GV bổ sung: Thời gian chu kì tế bào khác nhau ở loại tế bào và loài:
 + Tế bào phôi sớm: 20 phút/1 lần
 + Tế bào ruột: 6 giờ/1 lần
 + tế bào gan: 6 tháng/1 lần
- Khi tế bào tăng trưởng, kích thước của nhân tế bào tăng, nhân không có khả năng điều hòa các quá trình xảy ra trong tế bào, do sự phá vỡ tỉ lệ thích hợp giữa nhân và chất tế bào. Bởi vậy sự tăng trưởng tế bào tới 1 giới hạn là nhân tố tạo nên trạng thái không ổn định từ đó kích thích các cơ chế khởi động sự phân bào. Chứng tỏ có sự điều khiển của chính tế bào và có tính chu kì 
1. Khái niệm
 - Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
 - Chu kì tế bào gồm:
 + Kì trung gian
 + Quá trình nguyên phân
2. Đặc điểm của chu kì tế bào
 Đáp án phiếu học tập số 1
Kì trung gian
Nguyên phân
Thời gian
- Dài (chiếm hầu hết thời gian của chu kì)
- Ngắn
Đặc điểm
Gồm 3 pha
+ G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh truởng
+ S: Nhân đôi ADN, NST nhân đôi dính nhau ở tâm động tạo NST kép
+ G2: Tổng hợp nốt các chất cho tế bào
2 giai đoạn
+ Phân chia nhân gồm 4 kì
+ Phân chia tế bào chất
3. Sự điều hòa chu kì tế bào
 - Tế bào phân chia khi nhận được tín hiệu từ bên trong và ngoài tế bào
 - Tế bào sẽ được điều khiển rất chặt chẽ bằng hệ thống điều hoà tinh vi nhằm bảo đảm sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
d.2. Tìm hiểu quá trình nguyên phân
- Tình huống có vấn đề: Mỗi cơ thể sinh vật đa bào gồm nhiều tế bào. Các tế bào của một cơ thể đa bào đều có bộ NST 2n không thay đổi. Vậy, cơ chế nào tạo ra các tế bào mới nhưng vẫn đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của loài.
- Tiến trình dạy học
Phương pháp dạy học: hoạt động nhóm, kĩ thuật công não, báo cáo vòng tròn àPhát triển các năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tri thức về Sinh học
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2.
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
 + NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động sẽ có lợi ích gì?
 + Tại sao NST lại phải co xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào?
 + Do đâu nguyên phân lại tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ?
+ Phân chia tế bào chất diễn ra ở kì nào?
 + Phân chia tế bào chất khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật như thể nào?
* Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành PHT số 2 vào bảng phụ đồng thời trả lời những câu hỏi thảo luận GV đưa ra
Đại diện nhóm bất kì trình bày
* Nhận xét, đánh giá
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung cho nhóm trình bày.
Gv nhận xét và chốt kiến thức
Tìm hiểu ý nghĩa của quá trình nguyên phân
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu cho HS quan sát 1 số hình ảnh về nuôi cấy da, nuôi cấy mô tế bào,..
Yêu cầu các nhóm thảo luận và viết nhanh những ý nghĩa của nguyên phân đối với các sinh vật hay ứng dụng trong thực tiễn
 * Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
HS thảo luận và ghi lại nhanh những ứng dụng đối với thực tiễn và sinh học
Đại diện HS nhanh nhất được báo cáo
* Nhận xét, đánh giá
Các HS khác nhận xét, bổ sung
GV chốt kiến thức
- GV bổ sung: Ngày nay nhân giống vô tính, ghép mô đó mang lại thành quả đáng kể, đặc biệt là với việc ghép tạng
1. Phân chia nhân
- NST dính nhau ở tâm động giúp phân chia đồng dều vật chất di truyền
- NST co xoắn để khi phân li về 2 cực tế bào không bị rối
 - NST được nhân đôi sau đó lại được phân chia đồng đều
2. Phân chia tế bào chất
 - Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối
 - Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con
 + Ở TBĐV: Màng tế bào thắt lại ở vị trí giữa tế bào (mặt phẳng xích đạo)
 + Ở TBTV: Xuất hiện 1 vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo và phát triển ra 2 phía cho tới khi phân tách tế bào chất thành 2 nửa đều chứa nhân.
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
* Ý nghĩa sinh học:
 + Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản
 + Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển
* Ý nghĩa thực tiễn:
 + Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân con người tiến hành giâm, chiết, ghép cành
 + Ứng dụng nuôi cấy mô đạt hiệu quả
2.2. Tiết 2. Quá trình giảm phân
a. Mục tiêu:
	- Trình bày được khái niệm giảm phân.
	- Trình bày được diễn biến các kì trong quá trình giảm phân.
	- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
	- Phân biệt được nguyên phân và giảm phân.
b. Nội dung
Các giai đoạn
Diễn biến cơ bản
Kì trung gian
 Các NST nhân đôi tạo thành các NST kép
Kì đầu I
 Các NST kép trong cặp NST kép tương đồng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 trong 4 cromatit không chị em
Kì giữa I
 Các NST co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng
Kì sau I
 Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về một cực tế bào.
Kì cuối I
 Phân chia tế bào chất thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm di một nửa
Kết quả
1 tế bào mẹ (2n) à 2 tế bào con (n kép)
c. Dự kiến SP của HS
Hoàn thành các phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Phương pháp dạy học: hoạt động nhóm, kĩ thuật công não àPhát triển các năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tri thức về Sinh học
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Cơ chế nào giúp ổn định bộ NST ở loài sinh sản hữu tính. 
- GV: Giới thiệu sơ đồ: P 2n x 2n
 G n n
 F1 2n
- GV: Quá trình phân bào từ tế bào 2n tạo ra tế bào con n được gọi là quá trình gì. Diễn biến quá trình đó như thế nào?
 GV cho HS quan sát video quá trình giảm phân
HS kết hợp quan sát video, nghiên cứu SGK, hoàn thành nhanh PHT số 3 cá nhân (3’)
Sau đó, Gv chia HS thành các nhóm
Đại diện các nhóm trình bày mô hình các kì của nguyên phân và giảm phân
Các nhóm chấm chéo sản phẩm cho nhau dựa vào tiêu chí GV đưa ra.
+ Tính chính xác (7 điểm) bao gồm: mô hình (5 điểm), trình bày lý thuyết (2 điểm)
+ Tính sáng tạo (2 điểm)
+ Tính thẩm mĩ (1 điểm)
GV đặt câu hỏi thảo luận (HS có thể đặt câu hỏi vòng tròn cho các nhóm)
- Giảm phân gồm mấy lần phân bào?
+ Đặc điểm nổi bật ở kì đầu I của giảm phân?
+ Kết thúc giảm phân tạo ra bao nhiêu tế bào con? Bộ NST của tế bào con?
* Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
Đại diện các nhóm trình bày mô hình các kì của nguyên phân và giảm phân 
Các nhóm chấm chéo sản phẩm cho nhau theo tiêu chí Gv đề ra
Hs thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi Gv đưa ra.
- Nhóm nào trả lời đúng được cộng điểm
* Đánh giá, nhận xét
Các nhóm chấm chéo sản phẩm, bổ sung cho nhau
GV chốt kiến thức bằng đáp án PHT
- GV: Hướng dẫn học sinh xác định giao tử khi cá thể có KG Aa, AaBb, AB/ab giảm phân bình thường.
- GV: Phân tích vai trò của hiện tượng TĐC, phân li độc lập NST trong giảm phân là cơ sở tạo ra nhiều loại giao tử làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp ở thế hệ sau.
Phương pháp dạy học: hoạt động nhóm, kĩ thuật công não àPhát triển các năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tri thức về Sinh học
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thảo luận và trình bày ý nghĩa của giảm phân.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK, thảo luận cặp đôi và trình bày.
* Đánh giá, nhận xét
Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Gv chốt kiến thức.
I. Quá trình giảm phân
Đáp án PHT số 3
* Sự tạo giao tử
- Các cơ thể đực (động vật) 4 tế bào cho ra 4 tinh trùng và đều có khả năng thụ tinh.
- Các cơ thể cái (động vật) 4 tế bào cho ra 1 trứng có khả năng thụ tinh còn 3 thể cực không có khả năng thụ tinh (tiêu biến).
+ 1 tế bào Aa à giao tử A, a.
+ 1 tế bào AaBb à giao tử AB, ab hoặc Ab, aB.
+ 1 tế bào AB/ab à giao tử AB, ab, Ab, aB.
III. Ý nghĩa của giảm phân
- Sự phân ly độc lập của các NST (và trao đổi đoạn) tạo nên rất nhiều loại giao tử.
- Qua thụ tinh tạo ra nhiều tổ hợp gen mới gây nên các biến dị tổ hợp® Sinh giới đa dạng và có khả năng thích nghi cao.
- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
2.3. Tiết 3.
 Tìm hiểu những rối loạn quá trình phân li của NST trong nguyên phân và giảm phân.
a. Mục tiêu
	- Phân biệt hình thái NST ở các kì khác nhau của NP, GP.
	- Nhận biết được các kì của NP, GP dựa trên hình thái, số lượng bộ NST của tế bào.
	- Phân biệt được trường hợp rối loạn phân li ở 1 cặp NST và tất cả các cặp NST.
	- Xác định được giao tử tạo thành khi 1 cặp NST không phân li hoặc tất cả các cặp NST không phân li.
	- Giải thích cơ chế phát sinh tế bào có bộ NST n+1, n-1, 2n+1, 2n-1, 3n, 4n.
	- Giải thích được cơ chế phát sinh hội chứng Đao ở người.
- Làm tiêu bản tế bào tạm thời ở vảy hành.
- Quan sát các kì NP trên tiêu bản tế bào vảy hành.
- Giải quyết tình huống: Nếu trong nguyên phân, giảm phân, dây tơ vô sắc không được tạo thành hoặc bị đứt sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
+ Có ý thức nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm, vệ sinh, an toàn.
+ Rèn ý thức nghiên cứu khoa học thông qua việc thực hành quan sát hình thái, cấu trúc bộ NST ở các loài SV.
+ Tuyên truyền về nguy cơ mắc hội chứng Đao, biện pháp phòng tránh.
b. Nội dung
- HS hoàn thành các câu hỏi, các bài tập 
c. Dự kiến SP của HS
Quan sát được các kì của nguyên phân trên tiêu bản cố định và tạm thời.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Hoạt động 1: Thực hành quan sát các kì nguyên phân trên tiêu bản tế bào vảy hành.
* Chia nhóm và chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Phia chia các nhóm thực hành (như các nhóm khi học dự án)
- GV: Hướng dẫn quy trình thực hành.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Tiến hành thực hành.
- Lấy mẫu vật.
- Đưa lên lam kính.
- Cố định mẫu vật và đưa lên kính hiển vi để quan sát.
- Các thành viên quan sát hình thái, đếm số lượng bộ NST của tế bào vảy hành.
- Xác định kì nguyên phân.
- Vẽ hình:
- Hoạt động 2: Tìm hiểu những rối loạn quá trình phân li của NST trong nguyên phân và giảm phân.
- GV: - Nếu sự phân li NST bị rối loạn ở 1 NST hoặc tất cả các cặp NST sẽ như thế nào?
- GV: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ phân li của NST trong nguyên phân và GP.
+ TH1: Chỉ quan tâm tới số lượng NST.
+ TH2: Gắn các gen cụ thể vào các cặp NST.
- GV: Đưa ra tình huống: Nếu 1 cặp NST không phân li ở GPI, GPII, hoặc tất cả các cặp không phân li sẽ tạo ra giao tử như thế nào.
- GV: Đưa bài tập cho HS:
- Khi 1 tế bào có kiểu gen Aa, AaBb khi giảm phân cặp Aa nhân đôi nhưng không phân li ở GP1 hoặc GP2.
IV. Tiến hành thực hành.
- Lấy mẫu vật.
- Đưa lên lam kính.
- Cố định mẫu vật và đưa lên kính hiển vi để quan sát.
V. Những rối loạn quá trình phân li của NST trong nguyên phân và giảm phân.
- Khi 1 NST không phân li sẽ tạo ra tế bào có bộ NST 2n+1, 2n-1 (thể khảm).
- Nếu tất cả NST không phân li sẽ tạo ra tế bào có bộ NST tăng gấp đôi (4n). 
- Vẽ được sơ đồ phát sinh giao tử khi 1 cặp NST hoặc tất cả các cặp NST không phân li trong giảm phân.
+ Một cặp NST không phân li à giao tử n+1, n-1.
+ Tất cả các cặp NST không phân li à giao tử 2n.
- Cá thể Aa nhân đôi nhưng không phân li sẽ tạo giao tử:
+ Không phân li ở GP1: Aa, 0.
+ Không phân li ở GP2: AA, aa, 0.
- Một tế bào của cá thể có KG AaBb nhân đôi nhưng cặp Aa không phân li ở GP:
+ Không phân li ở GP1: AaB, b hoặc Aab, B.
+ Không phân li ở GP2: AAB, aab, B, b hoặc Aab, aaB, B, b.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 5’
a. Mục đích
-HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan đến thực tiễn
b. Nội dung
Vấn đề: trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 
c. Dự kiến sản phẩm học tập của HS
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
-GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
d. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm, hoàn thành bảng so sánh nguyên phân và giảm phân 
Đặc điểm phân biệt
Nguyên phân
Giảm phân
Loại tế bào tham gia
Số lần phân bào
NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo
Kết quả
Ý nghĩa
* Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
HS thảo luận và hoàn thành bảng so sánh
Đại diện nhóm bất kì trình bày
* Đánh giá, nhận xét
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét, chốt đáp án 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 13’
a. Mục đích
- Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học được ở phần trên để giải quyết các câu hỏi liên quan đến quá trình nguyên phân và giảm phân
b. Nội dung
Câu 1: Sự kiện nào dưới đây không xẩy ra trong các kì nguyên phân?
A. tái bản AND.
B. phân ly các nhiễm sắc tử chị em.
C. tạo thoi phân bào.
D. tách đôi trung thể.
Câu 2: Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là
A. 23.	 B. 46.	 C. 69	D. 92.
Câu 3: Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là
A. 23.	B. 46.	C. 69.	D. 92.
Câu 4: Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của nguyên phân là
A. 23.	B. 46.	C. 69.	D. 92.
Câu 5: Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là
A. 8. B. 12. C. 24. D. 48.
Câu 6: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân, ở kì sau có số NST trong tế bào là
A. 24 NST đơn. B. 24 NST kép. C. 48 NST đơn. D. 48 NST kép. 
Câu 7: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở kì nào trong giảm phân?
 A. Kì đầu I
 B. Kì đầu II
 C. Kì giữa I
 D. Kì giữa II
Câu 8: Số lượng của NST của mỗi tế bào con tạo ra sau quá trình giảm phân I là
 A. n NST đơn
 B. n NST kép
 C. 2n NST đơn
 D. 2n NST kép
Tự luận
1. Các loài sinh vật có bộ NST n, 3n, 4n, 5n có giảm phân không? Tại sao?
2. Nếu không có giảm phân thì số lượng NSTcủa loài sau mỗi thế hệ sẽ như thế nào?
3. Giảm phân ở người bị rối loạn gây ra hậu quả gì? Lấy ví dụ minh họa?
c. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Câu trả lời của HS có thể sai, đúng nhưng chưa đầy đủ. GV sẽ bổ sung, hoàn chỉnh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động cặp đôi, trả lời các câu hỏi
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Vận dụng hiểu biết về quá trình giảm phân giải thích sự đa dạng di truyền do giảm phân tạo ra có vai trò cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
a. Mục đích
- Khuyến khích HS vận dụng kiến thức bài học giảm phân để giải quyết các vấn đề đa dạng di truyền trong thực tiễn
b. Nội dung
Tại sao nói sự vận động của các cặp NST tương đồng diễn ra ở kì sau của phân bào I là cơ chế tạo ra nhiều loại giao tử mang tổ hợp NST khác nhau?
Các giao tử khác nhau này có ý nghĩa gì trong thực tiễn.
c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- HS: Đa dạng di truyền (đa dạng về kiểu gen, đa dạng về kiểu hình) à thích nghi cao với những thay đổi của môi trường
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên đạt câu hỏi: Tại sao nói sự vận động của các cặp NST tương đồng diễn ra ở kì sau của phân bào I là cơ chế tạo ra nhiều loại giao tử mang tổ hợp NST khác nhau?
Các giao tử khác nhau này có ý nghĩa gì trong thực tiễn.
- HS làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập.
- GV sẽ kiểm tra vở bài tập và bài làm của HS vào buổi học hôm sau.
V. Kiểm tra đánh giá
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức của câu hỏi / bài tập/ thực hành thí nghiệm của HS qua chủ đề
Nội dung
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chu kì tế bào
- Trình bày được khái niệm về chu kì tế bào.
- Mô tả được diễn biến các pha trong chu kì tế bào.
-Phân tích được tính hợp lí về thời gian chu kì tế bào khác nhau ở các tế bào khác nhau: tế bào phôi, máu, gan, nơron.
- Đưa ra biện pháp làm rút ngắn thời gian chu kì tế bào có lợi cho con người (sử dụng hoocmon sinhh trưởng)
- Tiên đoán hậu quả khi chu kì tế bào không kiểm soát được.
- Xác định được những ứng dụng điều chỉnh chu kì tế bào ứng dụng tạo ra mô cấy ghép cơ quan
Quá trình nguyên phân
- Nêu được khái niệm quá trình nguyên phân.
- Chỉ ra được tế bào nào trong cơ thể có khả năng NP.
- Mô tả được diễn biến các kì trong quá trình nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
- Phân biệt được nguyên phân ở tế bào thực vật và tế bào động vật.
- So sánh đặc điểm hình thái, số lượng NST qua các kì NP.
- Phân biệt nguyên phân có sao và nguyên phân không sao.
- Biết ứng dụng quá trình nguyên phân để nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép.
- Giải thích được cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào.
- Xác định được những ưu điểm, nhược điểm khi nhân giống vô tính.
- Xác định được bộ NST của tế bào khi thoi vô sắc không được hình thành trong nguyên phân-> Ứng dụng tạo giống cây trồng tứ bội.
Quá trình giảm phân
- Kể tên được tế bào nào có thể giảm phân.
- Mô tả được diễn biến chính trong quá trình giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân.
- Phân biệt giảm phân I và giảm phân II.
- Phân biệt được nguyên phân và giảm phân.
- Giải thích được ý nghĩa của hiện tượng tiếp hợp và TĐC NST.
(25), (27)
- Xác định được giao tử tạo thành sau giảm phân của tế bào có KG AaBb, AB/ab.
- Xác định được giao tử tạo thành khi 1 tế bào có KG Aa, cặp Aa không phân li trong GP.
- Xác định giao tử tạo thành khi 1 tế bào AaBb, cả 2 cặp NST không phân li trong giảm phân.
- Sưu tầm được những thành tựu, hậu quả khi xảy ra rối loạn phân li NST.
- Xác định được hậu quả các đột biến 3n, 2n+1, 2n-1 thường dẫn đến bất thụ.
2. Câu hỏi đánh giá
Bài 1: Chu kì tế bào
Triển vọng ứng dụng tế bào gốc trong tương lai
	Tế bào gốc là tế bào chưa biệt khóa có khả năng nguyên phân. Các tế bào gốc tạo ra các tế bào con biệt hóa thành các tế bào mô khác nhau. 
Câu 1. Hãy ghép các nhận định sau đây đúng hay sai?
Nhận định
Đúng / sai
Chu kì tế bào ở các tế bào khác nhau là như nhau.
Đúng / sai
Ở cơ thể trưởng thành, tất cả các tế bào đều có khả năng nguyên phân.
Đúng / sai
Một người trưởng thành nặng 80kg, nhưng về già chỉ còn 40kg là vì số lượng tế bào giảm đi một nửa.
Đúng / sai
Khi thạch sùng bị đứt đuôi lại có thể mọc lại là nhờ quá trình nguyên phân của các tế bào.
Đúng / sai
Khi chu kì tế bào bị rối loạn làm tế bào phân chia liên tục dẫn đến phát sinh ung thư.
Đúng / sai
Ở tế bào gan có chu kì tế bào là 6 tháng, sau 2 năm số tế bào gan tăng lên 24 lần.
Đúng / sai
Câu 2. Hãy quan sát hình về các kì ở chu kì tế bào:
a. Ghép các thông tin ở cột các kì của chu kì tế bào sao cho phù hợp với các số ở cột A.
b. Hãy liệt kê các thành phần của tế bào tham gia vào quá trình nguyên phân?
Câu 3. Trong chăn nuôi, người ta có thể sử dụng hoocmon sinh trưởng để tăng năng suất đàn vật nuôi. Hãy giải thích cơ sở của việc sử dụng hoocmon sinh trưởng trong chăn nuôi. Việc làm này có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người.
Những ‘làng ung thư’ quanh công ty chôn hóa chất
	Tiềm ẩn đằng sau sự yên bình các vùng quê sống quanh Cty Nicotex Thanh Thái là sự đau thương, mất mát bởi những căn bệnh hiểm nghèo quái ác. Chẳng ai biết cái chết đó từ đâu mang lại, song đập vào mắt họ là “núi” hoá chất độc hại đang được chôn dưới lòng đất khiến cho số người mắc bệnh và chết do ung thư tăng lên chóng mặt.
Theo 
Câu 4. Nếu chu kì tế bào không kiểm soát được sẽ gây hậu quả như thế nào? Thế nào là bệnh ung thư. Những người nào có nguy cơ bị ung thư cao. Biện pháp phòng và chữa bệnh ung thư như thế nào?
Câu 5. Những tế bào nào trong cơ thể người có khả năng phân chia. Người ta có thể tạo ra mô bên ngoài cơ thể không. Hãy cho biết một số thành tựu là ứng dụng của việc nuôi cấy mô ngoài cơ thể.
Câu 6. Trong kĩ thuật cây ghép cơ quan thường xảy ra phản ứng đào thải. Để khắc phục khó khăn này, người ta tạo ra mô cấy ghép có cùng kiểu gen với người bệnh. Hãy giải thích những ưu điểm của việc sử dụn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chu_de_phan_bao.doc