Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1: Đặc điểm cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1: Đặc điểm cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS phân biệt được vật sống và và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.

- Nêu được nhiệm vụ của sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng .

2. Kỹ năng:

- Tìm hiểu hoạt động sống của SV.

- Quan sát và so sánh.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng hợp lý, bảo vệ các sinh vật , phát triển và cải tạo chúng

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để nhận dạng được vật sống và vật không sống.

- Kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận.

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Dạy học nhóm.

- Vấn đáp, tìm tòi.

 

doc 2 trang haiyen789 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1: Đặc điểm cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 15/8/2011
Tiết 1: ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ SỐNG - NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được vật sống và và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng. 
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng. 
- Nêu được nhiệm vụ của sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng .
2. Kỹ năng: 
- Tìm hiểu hoạt động sống của SV.
- Quan sát và so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng hợp lý, bảo vệ các sinh vật , phát triển và cải tạo chúng
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để nhận dạng được vật sống và vật không sống.
- Kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp, tìm tòi.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Tranh vẽ: con gà, hòn đất, cây đậu
- Tranh vẽ: TV-ĐV trong TN, môi trường 
- 1 số mẫu vật thật (nếu có)
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: 
Thế giới vật chất xung quanh chúng ta bao gồm: Vật sống và vật không sống. SH là môn khoa học nghiên
cứu về thế giới SV trong tự nhiên, có nhiều loại sinh vật khác nhau: TV, ĐV & con người. Vậy sinh vật có
đặc điểm, nhiệm vụ gì chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay
2. Kết nối:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1. Nhận dạng vật sống và vật không sống
Yêu cầu HS tìm kiếm để nhận dạng được vật sống và vật không sống thông qua kỹ năng vấn đáp, tìm tòi và so sánh.
1. Hãy nêu tên 1 vài cây xanh, con vật, đồ vật hay vật thể mà em biết?
2. Con gà, cây đậu cần gì để sống?
3. Hòn đá có cần điều kiện giống con gà hay không?
4. So sánh kích thước con gà, cây đậu và hòn đá sau một thời gian?
5. Nêu điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống.
1. Cây xanh: mít, ớt ; Con vật: mèo, bò, kiến ; Đồ vật: sách, bảng, hòn đá 
2. Con gà cần: thức ăn, nước uống. 
Hòn đá cần nước và muối khoáng
3. Không cần vì hòn đá không TĐC
4. Con gà và cây đậu lớn lên, hòn đá không thay đổi
5. Vật không sống: Không thay đổi theo thời gian và không có sự TĐC
- Vật sống: Lớn lên theo thời gian và có sự TĐC
1. Nhận dạng vật sống và vật không sống:
- Vật sống: cây đậu, con gà, cây mít 
- Vật không sống: bàn, sách, nhà cửa, đất đá 
HĐ 2. Đặc điểm của cơ thể sống 
1. Các sinh vật thuộc cơ thể sống có những đặc trưng của hoạt động sống ntn?
 - Thế nào là quá trình TĐC? Ví dụ.
- Thế nào là quá trình lớn lên, sinh sản? Ví dụ.
GV: 1 số loài cây phượng vĩ, so đũa tự khép lá vào lúc hoàng hôn và mở lá vào ban ngày
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1.1/6 SGK
- GV nhận xét bài làm của HS và yêu cầu HS nêu:
2. Nêu đặc điểm của cơ thể sống?
1. Cơ thể sống luôn xảy ra TĐC với môi trường để tồn tại và lớn lên; có khả năng tự cử động và có thể sinh sản.
- Lấy chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài
- Từ những ví dụ trên, HS rút ra đặc điểm của cơ thể sống?
- HS cho ví du khác và điền có (+), không (-) vào bảng
- HS khác nhận xét, bổ sung
2. Đặc điểm của cơ thể sống:
Cơ thể sống có những đặc điểm chủ yếu sau: TĐC, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.
HĐ 3. Nhiệm vụ của sinh học 
1. Hãy kể tên loài SV mà em biết? Những SV đó sống ở nơi nào? Kích thước, khả năng di chuyển và có vai trò đối với con người?
=> GV ghi lại ý kiến HS & hoàn thành phiếu HT/ tr7sgk
2. Trong số các SV được nêu làm ví dụ, có loài nào là: ĐV, TV? có loài nào không phải là TV, ĐV?
3. Giữa SV với SV & giữa SV với con người có mối liên hệ ntn?
4. Hãy kể 1 vài loài SV có ích? SV có hại?
5. Những loài có ích, cần phải làm gì? Những loài có hại cần phải làm gì?
6. Sinh học nói chung có nhiệm vụ gì? 
7. TV học có nhiệm vụ gì?
* Tích hợp MT: SV nói chung, TV nói riêng có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người -> Giáo dục HS ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo chúng 
HS đọc phần /tr 7, trả lời:
1. Con bò, cây ớt, cây xoài, con kiến, cây nấm, vi khuẩn 
- Kích thước các SV khác nhau
- Có loài di chuyển được: bò, kiến; có loài không di chuyển: cây ớt, cây xoài
- HS tự phân tích vai trò các SV đối với con người
2. TV: ớt, xoài; ĐV: bò, kiến; Không phải ĐV –TV: nấm, vi khuẩn
3. Các SV có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người
4. Có ích: giun, cá thu, gà, chó 
- Có hại: kiến, ruồi, muỗi 
5. Phải phát triển và bảo vệ chúng.
- Phải có biện pháp tiêu diệt và phòng chống bệnh.
6. HS rút ra nhiệm vụ của sinh học
7. HS tự nêu nhiệm vụ của thực vật nói riêng..
3. Nhiệm vụ của sinh học
a. Sinh vật trong tự nhiên: SGK tr 2
b. Nhiệm vụ của sinh học: 
Là nghiên cứu các đặc điểm cuả cơ thể sống: Hình thái, cấu tạo, hoạt động sống, mối quan hệ giữa các sinh vật với môi trường, Ứng dụng trong thực tiễn đời sống.
c. Nhiệm vụ của thực vật học: nghiên cứu các vấn đề sau: Hình thái, cấu tạo, hoạt động sống, đa dạng của thực vật, vai trò, ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- Giữa vật sống và vật không sống có điểm gì khác nhau?
- Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì? 
- Kể tên 1 vài SV sống ở cạn, ở nước và ở cơ thể con người.
- Nêu nhiệm vụ TV học, sinh học nói chung .
VII/ VẬN DỤNG: 
- Hoàn thành: câu 2/tr 6, câu 3 trang 9/SGK
- Tìm 5 ví dụ vật sống và 5 ví dụ vật không sống khác những vật ở lớp. Trong số các vật đó vật nào có khả năng di chuyển? Vật nào không?
* Dặn dò: Học bài & trả lời câu 1,2,3 trang 9/sgk
- Chuẩn bị bài “Đặc điểm chung của thực vật”
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
- HS thường nhầm lẫn: nấm là thực vật. GV cho HS biết điểm giống và khác nhau giữa nấm và thực vật
- Có một số SV HS cho ví dụ vừa có ích, vừa có hại, GV có thể phân tích cho HS rõ biết lợi ích hay tác hại của SV đó quan trọng hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_1_dac_diem_co_the_song_nhiem_vu.doc