Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 4: Kính lúp - Kính hiển vi - Cách sử dụng - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 4: Kính lúp - Kính hiển vi - Cách sử dụng - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo và cách sử dụng của kính lúp và kính hiển vi

2. Kỹ năng:

- Biết cách sử dụng kính lúp và kinh hiển vi để quan sát tế bào thực vật.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo quản kính lúp và kính hiển vi khi sử dụng

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Kính lúp, kính hiển vi, mẫu vật: 1 vài cành cây, 1 vài bông hoa.

 Tranh vẽ : Cành, lá, hoa của một cây bất kỳ

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Mở bài: Các loại TV đều có kích thước khác nhau, có bộ phận rất nhỏ, cần phải phóng đại lên to hơn vật thật, ta phải dùng kính lúp và kính hiển vi

 

doc 2 trang haiyen789 3610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 4: Kính lúp - Kính hiển vi - Cách sử dụng - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 22/8/2011
 CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT
Tiết 4: KÍNH LÚP - KÍNH HIỂN VI - CÁCH SỬ DỤNG
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo và cách sử dụng của kính lúp và kính hiển vi 
2. Kỹ năng: 
- Biết cách sử dụng kính lúp và kinh hiển vi để quan sát tế bào thực vật.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo quản kính lúp và kính hiển vi khi sử dụng 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Kính lúp, kính hiển vi, mẫu vật: 1 vài cành cây, 1 vài bông hoa. 
 Tranh vẽ : Cành, lá, hoa của một cây bất kỳ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Mở bài: Các loại TV đều có kích thước khác nhau, có bộ phận rất nhỏ, cần phải phóng đại lên to hơn vật thật, ta phải dùng kính lúp và kính hiển vi
aHoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ1. Kính lúp và cách sử dụng
- GV giới thiệu kính lúp cho HS và hỏi: 
1. Kính lúp có cấu tạo ntn?
2. Độ phóng to so với vật thật là bao nhiêu?
- GV hướng dẫn cách sử dụng kính lúp
- GV kiểm tra tư thế ngồi quan sát của HS
- Yêu cầu HS quan sát 1 bộ phận nào đó của cây.
- GV nhắc nhở HS có ý thức bảo vệ kính lúp.
- Đọc /tr 17. HS cầm kính lúp xác định các bộ phận của kính?
1. HS trả lời nội dung ở  /tr 17
2. Từ 3-20 lần
- HS chú ý lắng nghe.
- HS làm bài tập /tr 17, quan sát các bộ phận của cây xanh có hoa : Hoa có nhị và nhụy
1. Kính lúp và cách sử dụng 
a. Cấu tạo: 
- Gồm một tay cầm bằng kim loại, gắn với tấm kính lồi 2 mặt, có khung bằng kim loại
b.Cách sử dụng : Để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên, đến khi nhìn rõ vật
HĐ 2. Kính hiển vi và cách sử dụng
- GV cho HS tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi và chỉ từng bộ phận cho HS biết
-Yêu cầu HS đọc /tr 18 SGK, làm bài tập s/tr 18:
1. Gọi tên, nêu chức năng của từng bộ phận kính hiển vi.
2. Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
3. Độ phóng to so với vật thật là bao nhiêu?
- GV làm thao tác cách sử dụng kính hiển vi để cả lớp cùng theo dõi.
- GV có thể phát cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để cả lớp quan sát.
- Tự nghiên cứu , kết hợp với việc quan sát mẫu vật thật để nhận biết các bộ phận của kính hiển vi.
1. Đại diện HS lên bảng chỉ trên tranh các bộ phận đó, đồng thời nêu tác dụng của chúng
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
2. Bộ phận quan trọng nhất là: thấu kính vì có ống kính để phóng to được các vật.
3. Có khả năng phóng to ảnh từ 40 -> 3000 lần
- Đọc mục /tr 19 nắm được cách sử dụng kính hiển vi.
- HS cố gắng thao tác đúng để nhìn thấy mẫu
2. Kính hiển vi và cách sử dụng
a. Cấu tạo : có 3 phần chính
+ Chân kính
+ Thân kính : ống kính và ốc điều chỉnh.
+ Bàn kính 
- Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng 
b. Cách sử dụng :
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
+ Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu
IV/ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
- Gọi HS lên trình bày cấu tạo kính lúp và kính hiển vi 
- GV kiểm tra các nhóm thao tác quan sát mẫu vật.
-> Nhận xét cho điểm nhóm nào học tốt và quan sát mẫu rõ nhất.
V/ DẶN DÒ
- Đọc mục “ Em có biết ?”.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM
- 1 số em cầm kính lúp khoảng cách quá gần, sẽ có hại cho mắt hoặc cầm không đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_4_kinh_lup_kinh_hien_vi_cach_su.doc