Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 54: Nấm - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 54: Nấm - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.

- Phân biệt được các phần của một nấm rơm.

- Nêu được các đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản).

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát.

- Giáo dục các kĩ năng: phân tích đánh giá, hợp tác, giao tiếp ứng xử, tìm kiếm và xử lý thông tin.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

Nội dung KHDH

III. Phương pháp

- Đàm thoại,

- Thực hành quan sát, nêu vấn đề, thảo luận nhóm

IV. Tổ chức giờ học

1. Ổn định tổ chức ( 1’)

2. Kiểm tra đầu giờ (4’)

 H: Vi khuẩn có vai trò gì trong công nghiệp, nông nghiệp ?

3. Các hoạt động

Vào bài (1’): Đồ đạc hay quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm. Nấm cũng gồm cả những loại lýn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục .

 

doc 3 trang tuelam477 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 54: Nấm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/6/2020
Ngày giảng: 22/6/2020 (6A,6B)
 Tiết 54
 NẤM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.
- Phân biệt được các phần của một nấm rơm.
- Nêu được các đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản).
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát.
- Giáo dục các kĩ năng: phân tích đánh giá, hợp tác, giao tiếp ứng xử, tìm kiếm và xử lý thông tin.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Nội dung KHDH
III. Phương pháp
- Đàm thoại, 
- Thực hành quan sát, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức ( 1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ (4’)
 H: Vi khuẩn có vai trò gì trong công nghiệp, nông nghiệp ?
3. Các hoạt động
Vào bài (1’): Đồ đạc hay quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm. Nấm cũng gồm cả những loại lýn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục ..
Hoạt động 1: 
Mốc trắng (10’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: Treo H51.1 sgk HS đọc thông tin sgk GV: hướng dẫn HS cách lấy mẫu mốc trắng và HS quan sát hình dạng, màu sắc.
H: Mốc trắng sinh sản bằng gì?
HS: Vô tính bằng bào tử, dinh dưỡng hình thức hoại sinh trên chất hữu cơ, cơm, bánh mì.
H: Rút ra kết luận gì?
HS: kết luận.
A. Mốc trắng và nấm rơm
I. Mốc trắng
1. Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng
- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh, không có vách ngăn giữa giữ tế bào, trắng suốt không màu, không có chất diệp lục.
- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh.
- Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (hình thức sinh sản vô tính).
GV: treo h 51.2 sgk giới thiệu sơ lược các loại mốc trắng trả lời câu hỏi
H: Phân biệt các loại mốc này với mốc trắng?
HS: Mốc tương màu vàng hoa câu dùng làm tương, mốc rượu làm rượu màu trắng, mốc xanh thường thấy ở vỏ cam, bưởi
H: Vậy rút ra kết luận gì?
GV: Giới thiệu quy trình làm tương hay làm rượu để HS hiểu biết
GV: Nhận xét chốt lại.
2. Một vài loại mốc khác
 SGK
Hoạt động 2: 
Nấm rơm (8’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: Treo H 53.3 sgk kết hợp mẫu HS đọc thông tin sgk thảo luận 2' trả lời câu hỏi?
? Nấm rơm gồm những phần nào?
GV: Nhận xét chốt lại
II. Nấm rơm
- Cấu tạo nấm rơm có hai phần
+ Nấm sợi là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ là cơ quan sinh sản, mũ nằm trên cuống nấm, dưới 
+ Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có hai nhân vàkhông có chất diệp lục
Hoạt động 3: 
Đặc điểm sinh học (1’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
Nội dung I - GV hướng dẫn học sinh tự đọc
B. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm
I. Đặc điểm sinh học
Hoạt động 4: 
Tầm quan trọng của nấm (15’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: Yêu cầu HS quan sát H 51.5 sgk, đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi
H: Nêu công dụng của nấm rơm? Cho ví dụ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu một vài loại nấm có ích cho con người
H: Nấm có tác dụng như thế nào đối với con người?
HS: Nấm hoại sinh phân giải chất hữu cơ, các chất khó phân giải xenlulo, gỗ thì các chất vô cơ cho cây xanh hấp thụ và cho tăng lượng muối vô cơ cho đất, nấm mốc xanh tiết ra chất kháng sinh sản xuất thuốc kháng sinh penixili , làm thức ăn hàng ngày nắm hương, nấm rơm, nấm mối.
H: Vậy rút ra kết luận gì?
GV: Nhận xét chốt lại
GV: Yêu cầu HS quan sát H 51.7 sgk, đọc thông tin sgk kết hợp mẫu thảo luận 4' trả lời câu hỏi
H: Nấm gây những tác hại gì cho thực vật?
HS: Nấm gây bệnh ở lá, củ ở cây thực vật tác hại nấm ăn lan rộng ra ở lá và củ
GV: Giới thiệu một vài loại nấm có hại gây bệnh ở thực vật
H: Kể một số nấm có hại cho con người?
HS: Nấm kí sinh gây bệnh cho con người, hắc lào, lang ben, nấm tốc, nấm gây ngộ độc
H: Muốn đồ đạc quần áo không bị nấm mốc phải làm gì?
HS: Giữ vệ sinh bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc
H: Vậy rút ra kết luận gì?
H: Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa nấm và vi khuẩn?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét chốt lại
II. Tầm quan trọng của nấm
Nấm có ích:
 (Học bảng SGK)
- Nấm có tầm quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người
- Bên cạnh những nấm có ích,có nhiều nấm có hại
2. Nấm có hại
- Nấm gây một số tác hại như: 
+ Nấm ký sinh gây bệnh cho thực vật và con người
+ Nấm mốc làm hỏng thức ăn đồ dùng
+ Nấm độc có thể gây ngộ độc
4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà 
 	a.Tổng kết (4’)
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của mốc trắng và nấm rơm.
 	b. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài: Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_54_nam_nam_hoc_2019_2020.doc