Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 62: Nấm - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 62: Nấm - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

- Nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.

- Phân biệt được các phần của một nấm rơm hay bất kỳ một nấm khác.

- Từ đó có thể nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung .

II. ĐDDH

- Tranh: phóng to, hình 51.1, hình 51.3.

- Mẫu: mốc trắng, nấm rơm.

- Kính hiển vi: phiến kính, kim mũi nhọn.

III. HĐDH

* Mở bài: Đồ đạc, quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc, cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm. Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục.

 

doc 2 trang haiyen789 2610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 62: Nấm - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày / /
Tiết 62: NẤM
A. MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
I. Mục tiêu
- Nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.
- Phân biệt được các phần của một nấm rơm hay bất kỳ một nấm khác.
- Từ đó có thể nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung .
II. ĐDDH 
- Tranh: phóng to, hình 51.1, hình 51.3.
- Mẫu: mốc trắng, nấm rơm.
- Kính hiển vi: phiến kính, kim mũi nhọn.
III. HĐDH
* Mở bài: Đồ đạc, quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc, cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm. Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* MT: Quan sát được hình dạng của mốc trắng với túi bào tử và quan sát được bào tử.
- GV hướng dẫn HS lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo của sợi mốc và túi bào tử.
- GV cung cấp thông tin về: dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng.
+ Dinh dưỡng: bằng cách hoại sinh.
+ Sinh sản: bằng bào tử.
- GV dùng tranh giới thiệu mốc tương, mốc xanh, mốc rượu.
-Phân biệt các loại mốc này với mốc trắng.
- GV có thể giới thiệu quy trình làm tương hay làm rượu để HS biết.
- HS hoạt động nhóm:
+ Quan sát mẫu vật thật.
+ Đối chiếu với hình vẽ.
=> Nhận xét về hình dạng, màu sắc và cấu tạo.
- Đại diện phát biểu, nhận xét 
-> Các nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát hình 51.2 -> Nhận biết mốc tương, mốc xanh, mốc rượu.
+ Mốc tương: màu vàng hoa cau -> làm tương.
+ Mốc rượu: Có màu trắng -> làm rượu.
+ Mốc xanh: Màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi.
I. Mốc trắng
1. Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng.
- Hình dạng: dạng sợi phân nhiều nhánh.
- Màu sắc: không màu, không có diệp lục
- Cấu tạo: Sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào.
- Dinh dưỡng: bằng cách hoại sinh.
- Sinh sản: bằng bào tử.
2. Một vài loại mốc khác: 
Gồm: mốc tương, mốc xanh, mốc rượu 
* MT: Phân biệt được các phần của mũ nấm, nhận biết được bào tử và vị trí của chúng trên mũ nấm.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, đối chiếu với tranh vẽ, phân biệt các phần của mũ nấm.
- Gọi HS chỉ trên tranh và gọi tên từng phần của nấm ?
-Hướng dẫn HS lấy 1 phiến mỏng dưới mũ nấm, quan sát bào tử bằng kính lúp.
- Mũ nấm có cấu tạo như thế nào ?
- HS quan sát mẫu nấm rơm, phân biệt 3 phần của nấm: Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm.
+ Mũ nấm nằm trên cuống nấm, các phiến mỏng dưới mũ nấm.
- HS quan sát bào tử
- Mô tả hình dạng của mũ nấm.
- Có các phiến mỏng, chứa nhiều bào tử
II. Nấm rơm
Gồm 3 phần: Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm.
+ Sợi nấm: gồm nhiều tế bào, phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân và không có diệp lục -> Cơ quan sinh dưỡng.
+ Mũ nấm: có các phiến mỏng, chứa nhiều bào tử -> Cơ quan sinh sản.
IV. Kiểm tra – đánh giá
Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
Gợi ý: Câu 3*
- Giống nhau: Cơ thể cùng không có dạng thân, rễ, lá, cùng không có hoa, qủa và chưa có mạch dẫn ở bên trong.
- Khác nhau: Nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc ký sinh.
V. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc “ Em có biết ?” tr 167 SGK.
- Thu thập một số bộ phận của cây bị bệnh nấm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_62_nam_vo_thi_my_thanh.doc