Giáo án Tin học Khối 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được các dạng thông tin cơ bản.
- Học sinh biết được khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn
thông tin.
2. Kỹ năng.
- Học sinh biết được khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn
thông tin.
3. Thái độ.
- Học sinh hiểu bài và hứng thú yêu môn học hơn.
II . Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Nghiên cứu sách giáo khoa tin học quyển 1, giáo án, phấn, bảng.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút.
III. Phương Pháp giảng dạy
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Vấn đáp, gợi mở
- Trực quan
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi Em hãy cho biết khái niệm thông tin là gì ? Nêu ví dụ minh hoạ về thông tin?
GGIÁO ÁN TIN HỌC 6 NĂM HỌC 2020 - 2021 CHỦ ĐỀ 1: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Ngày dạy: /09/2020 Tiết: 01 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. 2. Kỹ năng. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. 3. Thái độ. - Học sinh có thái độ nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK tin học 6. 2. Chuẩn bị của học sinh. - SGK tin học 6, đồ dùng học tập. III. Phương Pháp giảng dạy -Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp, gợi mở - Trực quan IV. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra Dẫn dắt vấn đề đưa ra nội dung bài mới 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và liên hệ thực tế. HS: Đọc nội dung SGK ? Thông tin là gì? liên hệ? GV: Giới thiệu tranh, ảnh và giải thích các dạng thông tin: + Các bài báo, bản tin cho em biết về tình thời sự trong nước và thế giới. + Tấm biển báo chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó. + Tiếng trống trường báo cho em biết đến giờ ra chơi hay vào lớp. => GV kết luận về khái niệm thông tin: - Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sựu việc ) và về chính con người GV: Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ minh họa về thông tin. HS: Lấy VD về thông tin GV nhận xét về ví dụ của học sinh. 1. Thông tin là gì ? - Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh ( sự vật, sự việc ) và về chính con người. 4. Củng cố. - Yêu cầu HS trình bày lại khái niệm Thông tin là gì? Nêu ví dụ minh họa về sự tiếp nhận thông tin. 5. Dặn dò - Yêu cầu HS về nhà học bài cũ, đọc và nghiên cứu phần 2, 3 còn lại của bài học. V. Rút kinh nghiệm Ngày dạy: ../09/2020 Tiết: 02 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. 2. Kỹ năng. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Có khái niệm ban dầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. 3. Thái độ. - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK, phấn, bảng. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Chuẩn bị sgk, vở ghi, bút. III. Phương Pháp giảng dạy - Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp, gợi mở - Trực quan IV. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm thông tin? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 2. - GV giới thiệu tranh ảnh và thực tế các hoạt động thông tin.: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lý thông tin. => GV đưa kết luận: - Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. GV giải thích quá trình hoạt động thông tin. - Thông tin được xử lý gọi là thông tin vào. - Thông tin nhận được sau xử lý là thông tin ra. GV giới thiệu mô hình quá trình xử lý thông tin. => Mô hình quá trình xử lý thông tin Xử lý TT vào TT ra 2. Hoạt động thông tin của con người. - Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. - Thông tin trước khi được xử lý gọi là thông tin vào. - Thông tin nhận được sau xử lý là thông tin ra. => Mô hình quá trình xử lý thông tin Xử lý TT vào TT ra Hoạt động 3. - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và liên hệ thực tế bản thân. - HS: Đọc nội dung phần 3. Hoạt động thông tin và tin học. - GV: Giới thiệu tranh, ảnh và giải thích các dạng thông tin: - HS: Chú ý nghe, hiểu và lấy ví dụ về các dạng của thông tin. + Hoạt động thông tin của con người nhờ các giác quan và bộ não. - Các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin. - Bộ não thực hiện việc xử lý, biến đổi và lưu trữ thông tin thu nhận đựơc. - Tuy nhiên khả năng của giác quan và bộ não có hạn chế, nên máy tính làm ra nhằm hỗ trợ con người. + Nhiệm vụ chính của tin học là: Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin, một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. 3. Hoạt động thông tin và tin học. +Hoạt động thông tin của con người nhờ các giác quan và bộ não. - Các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin. - Bộ não thực hiện việc xử lý, biến đổi và lưu trữ thông tin thu nhận đựơc. - Nhiệm vụ chính của tin học là: Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin, một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. 4. Củng cố. - Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học. 5. Dặn dò - Yêu cầu HS về nhà học bài cũ, đọc và nghiên cứu trước bài “Thông tin và biểu diễn thông tin” V. Rút kinh nghiệm Kiểm tra, ngày . tháng năm 2020 Tổ trưởng Ngày dạy: /9/2020 Tiết: 03 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh hiểu được các dạng thông tin cơ bản. - Học sinh biết được khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin. 2. Kỹ năng. - Học sinh biết được khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin. 3. Thái độ. - Học sinh hiểu bài và hứng thú yêu môn học hơn. II . Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Nghiên cứu sách giáo khoa tin học quyển 1, giáo án, phấn, bảng. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa, vở ghi, bút. III. Phương Pháp giảng dạy - Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp, gợi mở - Trực quan III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi Em hãy cho biết khái niệm thông tin là gì ? Nêu ví dụ minh hoạ về thông tin? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng thông tin Hãy cho biết các dạng thông tin mà em thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. - Có thể nhận biết ba dạng thông tin như hình ảnh, âm thanh, văn bản. GV: Mở rộng giới thiệu các dạng thông tin kết hợp cho những cảm nhận và hiểu biết chính xác hơn. Ví dụ hình ảnh động, hình ảnh động kết hợp âm thanh (phim ảnh) GV: Nêu câu hỏi. - Ngoài ba dạng thông tin cơ bản trên con người còn thu nhận thông tin khác nào không? Đó là những dạng nào - Ngoài ba dạng thông tin: Văn bản, âm thanh, hình ảnh, trong cuộc sống em còn có thể thu nhận thông tin khác như: Thông tin của cảm xúc, vị giác, khứu giác..Nhưng hiện nay ba dạng thông tin nói trên là những dạng thông tin cơ bản nhất mà máy tính có thể xử lý được. ? Cách biểu diễn các dạng thông tin đó được thể hiện như thế nào. 1. Các dạng thông tin cơ bản. - Có 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học là: văn bản, âm thanh, hình ảnh. * Dạng văn bản - Những gì ghi lại bằng con số, bằng chứ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí. * Dạng hình ảnh: Đó là những hình vẽ minh hoạ trong sách báo, các nhân vật trong phim hoạt hình.. * Dạng âm thanh: Đó là tiếng đàn Piano, tiếng chim hót, tiếng còi tàu xe, tiếng trống trường Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin. GV: Giải thích về cách biểu diễn thông tin. - Mỗi dân tộc có hệ thống các chứ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản. - Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kì hiệu toán học. - Để mô tả một hiện tượng vật lý, các nhà khoa học có thể sử dụng các phương trình toàn học. - Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể. - Ngoài các cách thể hiện thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, hình ảnh. Thông tin còn có thể biểu diễn bằng những cách khác nào không ? - Người nguyên thuỷ sử dụng các hòn sỏi để chỉ số lượng các con thú săn được. - Người khiếm thính sử dụng nét mặt và cử động của bàn tay để thể hiện những điều muốn nói. - Ngoài ra chúng ta còn có thể viết thư, nói chuyện trực tiếp . GV: Giải thích về vai trò của biểu diễn thông tin. -Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin. VD: Việc miêu tả bằng lời về hình dáng hoặc tấm ảnh của người bạn chưa quen cho em một hình dung về bạn ấy, giúp em nhận ra bạn ở lần gặp đầu tiên. - Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin, không chỉ cho những người đương thời mà cho cả thế hệ tương lai. VD: Các hình vẽ của người xưa khắc hằn trong hang động cho ta biết được phần nào về cuộc sống con người thời cổ đại. Những tấm bia như bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội cho ta thông tin về các sự kiện và con người cách xa ta hàng trăm năm lịch sử... - Biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng GV: ? Biểu diễn thông tin nhằm mục đích gì? - Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được. 2. Biểu diễn thông tin. - Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin. - Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin, không chỉ cho những người đương thời mà cho cả thế hệ tương lai. - Biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng. - Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được. 4. Củng cố. Tóm tắt những nội dung chính trong bài học 5. Dặn dò - Về nhà học bài cũ và xem trước nội dung phần 3. “Biểu diễn thông tin trong máy tính”. IV. Rút kinh nghiệm .. Ngày dạy:...../9/2020 Tiết 4 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN I. Mục tiêu. 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được các dạng thông tin cơ bản. - Học sinh biết được khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin. - Học sinh biêt được cách biểu diễn thông tin trong máy tính. 2. Kỹ năng. - Học sinh biết được khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin. - Học sinh biêt được cách biểu diễn thông tin trong máy tinh. 3. Thái độ. - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học. II . Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, tài liệu tham khảo 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Em hãy cho biết thông tin trong máy tính có mấy dạng cơ bản? Đó là những dạng nào? Nêu ví dụ minh hoạ về các dạng thông tin đó? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính. GV: Giải thích cách biểu diễn thông tin trong máy tính. - Thông tin được biểu diễn dưới dạng các bít và dùng các bít ta có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản. - Bít là đơn vị có hai trạng thái có hoặc không để biểu diễn một trạng thái của một bít. Chúng ta sử dụng hai kí hiệu 0 và 1 ( hay gọi là số nhị phân) để biểu diễn trạng thái của bít. GV: Giải thích về thông tin được lưu trong máy tính. - Trong tin học chúng ta hiểu rằng dữ liệu là dạng biểu diễn của thông tin và được lưu giữ trong bộ nhớ máy tính. GV: Nêu lên những bộ phận của máy tính nhằm đảm bảo thực hiện biến đổi thông tin trong máy tính: + Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bít. + Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, âm thanh, hình ảnh. GV. Giới thiệu cách chuyển đổi số thập phân sang số nhị phân và ngược lại ( dành cho hs khá, giỏi) 1. Biểu diễn thông tin trong máy tính - Thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bít hay còn gọi là dãy nhị phân và dùng các bít ta có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản. - Dãy bít gồm hai kí hiệu 0 và 1. + 0: Không có tin hiệu đi qua. + 1: Có tín hiệu đi qua - Dữ liệu là dạng biểu diễn của thông tin và được lưu giữ trong bộ nhớ máy tính. - Những bộ phận của máy tính nhằm đảm bảo thực hiện biến đổi thông tin trong máy tính: + Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bít. + Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, âm thanh, hình ảnh. -cách chuyển đổi số thập sang số nhị phân và ngược lại ( dành cho hs khá, giỏi) Lấy số thập phân chia liên tiếp cho 2, được phần dư viết từ cuối lên đầu; chuyền sang số thập phân thì ngược lại Hoạt động 2: Luyện tập GV: Nêu câu hỏi Câu 1: Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit? Câu 2: Máy tính không thể dùng để a) Chơi bản nhạc. b) Tính toán doanh thu của một công ty c) Phân biệt mùi thơm của hoa hồng, nhài. - Hãy chọn phương án đúng 2. Luyện tập Câu 1: - Thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit nhằm giúp máy tính có thể xử lý thông tin đưa vào. Câu 2: Máy tính không thể dùng để - Đáp án đúng là: c 4. Củng cố. - Tóm tắt nội dung của bài học. 5. Dặn dò - Về nhà học bài cũ và xem trước nội dung Bài 3: “Em có thể làm được những gì nhờ máy tính?” IV. Rút kinh nghiệm ... ... Ngày dạy: ...../ /2020 Tiết 05 EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH ? I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực khác của xã hội. - Học sinh biết máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn. 2. Kỹ năng. - Học sinh biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực khác của xã hội. - Học sinh biết máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn. 3. Thái độ. - Học sinh hiểu bài, hứng thú với môn học. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, tài liệu tham khảo 2. Chuẩn bị của học sinh. - Học sinh học bài cũ và nghiên cứu nội dung bài mới. SGK, vở, đồ dung học tập III. Phương Pháp giảng dạy - Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp, gợi mở - Trực quan III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào? Câu 2: Thế nào là dữ liệu? Nêu ví dụ minh hoạ?. 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Một số khả năng của máy tính. - GV yêu cầu HS đọc SGK - HS. Đọc bài - GV nêu các mối liên hệ và so sánh với các khả năng sinh học của con người. - GV giải thích các khả năng của máy tính. Ứng với mỗi khả năng lấy ví dụ minh họa. - HS chú ý nghe giảng, ghi bài. => GV kết luận về các khả năng của máy tính: + Khả năng tính toán nhanh Ví dụ: Phép nhân hàng trăm chữ số. + Tính toán với độ chính xác cao Ví dụ: Số Õ có chữ số thứ 1 triệu tỉ là chữ số 0 + Khả năng lưu trữ lớn Ví dụ: Đĩa cứng, đĩa mềm, USB... + Khả năng làm việc không mệt mỏi. 1. Một số khả năng của máy tính. - Khả năng tính toán nhanh Ví dụ: Phép nhân hàng trăm chữ số. - Tính toán với độ chính xác cao Ví dụ: Số Õ có chữ số thứ 1triệu tỉ sau dấu phẩy là chữ số 0 - Khả năng lưu trữ lớn Ví dụ: Đĩa cứng, đĩa mềm, USB... - Khả năng làm việc không mệt mỏi. Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính vào những công việc gì ? - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, đọc SGK - HS quan sát tranh vẽ - HS đọc TT SGK - GV đặt câu hỏi: - Máy tính có thể dùng được vào những việc gì? (GV hướng dẫn trả lời) - GV lấy ví dụ và giải thích thêm. - HS tìm hiểu trả lời: - Có thể dùng máy tính vào trong các công việc là: + Thực hiện các tính toán + Tự động hoá các công việc văn phòng Đại diện các nhóm lấy ví dụ HS nhóm khác bổ sung - GV bổ sung, giải thích 2. Có thể dùng máy tính vào những công việc gì? - Có thể dùng máy tính vào trong các công việc là: + Thực hiện các tính toán. + Tự động hoá các công việc văn Phòng. 4. Củng cố. - Tóm tắt nội dung kiến thức bài học 5. Dặn dò - HS về nhà học bài cũ và làm bài tập trong SGK, đọc SGK và chuẩn bị trước bài học cho tiết sau. V. Rút kinh nghiệm Ngày dạy: ...../ ./2020 Tiết 06 EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH ? I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh biết được các ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực khác của xã hội. - Học sinh biết máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn. 2. Kỹ năng. - Học sinh biết được các ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực khác của xã hội. - Học sinh biết máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn. 3. Thái độ. - Học sinh hiểu bài, hứng thú với môn học. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, tài liệu tham khảo 2. Chuẩn bị của học sinh. - Học sinh học bài cũ và nghiên cứu nội dung bài mới. SGK, vở, đồ dung học tập III. Phương Pháp giảng dạy - Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp, gợi mở - Trực quan IV. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi. Em hãy trình bày 1 số khả năng của máy tính 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Có thể dùng máy tính vào những công việc gì ? - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, đọc SGK - HS quan sát tranh vẽ, đọc SGK - GV đặt câu hỏi: - Máy tính có thể dùng được vào những việc gì? (GV hướng dẫn trả lời) - GV lấy ví dụ và giải thích thêm. - HS. tìm hiểu trả lời: GV. Kết luận về các công việc của máy tính. - GV yêu cầu HS tự liên hệ thực tế và lấy thêm ví dụ cụ thể ở trường, ở địa phương. - HS liên hệ thực tế Đại diện các nhóm lấy ví dụ HS nhóm khác bổ sung - GV bổ sung, giải thích 2. Có thể dùng máy tính vào những công việc gì? - Có thể dùng máy tính vào trong các công việc là: + Thực hiện các tính toán. + Tự động hoá các công việc văn Phòng. + Hỗ trợ công tác quản lí. + Công cụ học tập và giải trí. + Điều khiển tự động và rôbôt. + Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. Hoạt động 3: Máy tính và điều chưa thể. - GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết những điều mà máy tính chưa thể làm đựơc ? - HS suy nghĩ câu hỏi và trả lời. - GV nhận xét câu trả lời và đưa ra kết luận: => hạn chế lớn nhất của máy tính là chưa có khả năng tư duy như con người. 3. Máy tính và điều chưa thể. - Sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. - Máy tính chưa phân biệt được mùi vị, cảm giác Vì thế, máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn con người, đặc biệt chưa có năng lực tư duy như con người 4. Củng cố. - Tóm tắt nội dung kiến thức bài học 5. Dặn dò - HS về nhà học bài cũ và làm bài tập trong SGK, đọc SGK và chuẩn bị trước bài học cho tiết sau. V. Rút kinh nghiệm Ngày dạy: ./ ./2020 Tiết 07 MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết các hoạt động của chương trình máy tính - Học sinh biết cấu trúc của máy tính điện tử và một vài thành phần cấu thành phần quan trọng của máy tính các nhân. - Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp. 2. Kỹ năng. - Học sinh biết cấu trúc của máy tính điện tử và một vài thành phần cấu thành phần quan trọng của máy tính các nhân. - Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp. 3. Thái độ. - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, tích cực tham gia xây dựng bài. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK, tài liệu 2. Chuẩn bị của học sinh. - Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Sử dụng vở ghi, SGK, bút. III. Phương Pháp giảng dạy - Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp, gợi mở - Trực quan III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Em hãy nêu một số khả năng của máy tính ? Câu 2: Hạn chế lớn nhất của máy tính là gì? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Mô hình quá trình ba bước. - GV yêu cầu HS đọc phần 1. Mô hình quá trình 3 bước trong SGK trang 14. - HS hoạt động nhóm. Trao đổi và lấy ví dụ các công việc hàng ngày. - GV chia nhóm HS, yêu cầu HS trao đổi về các công việc hàng ngày. GV gợi ý để HS tách các công việc đó thành 3 bước Ví dụ: Giặt quần áo Quần áo bẩn, xà phòng, nước (INPUT), vò quần áo bẩn và xà phòng, rũ quần áo (Xử lí); Quần áo sạch (OUTPUT) HS các nhóm suy nghĩ lấy ví dụ và trả lời - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có). GV tổng hợp ý kiến, nhận xét GV đưa ra sơ đồ của mô hình quá trình 3 bước. Nhập -> xử lí -> Xuất Input processer output 1. Mô hình quá trình ba bước NHậP (INPUT) XUấT (OUTPUT) Xử lý Bất kỳ một quá trình xử lý thông tin nào cũng là một quá trình ba bước. Do vậy máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình ba bước. Hoạt động 2: Cấu trúc chung của máy tính. GV giới thiệu các thế hệ máy tính HS quan sát hình ảnh về các thế hệ máy tính điện tử. GV đưa ra các bộ phấn cấu thành máy tính và giải thích. HS quan sát. GV ?Cấu trúc chung của máy tính gồm những khối chức năng nào ? HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. GV giải thích cho HS hiểu cụm từ : ‘ thiết bị vào và thiết bị ra với thiết bị vào ra’ thiết bị vào - ra là thiết bị chứa hai chức năng vừa đưa thông tin vào và vừa đưa thông tin ra như ổ đọc đĩa. GV? Các khối chức năng này hoạt động dưới sự điều khiển của một cái gì ? Vậy chương trình là gì ? HS suy nghĩ và trả lời. ?: Con người hoạt động được là nhờ bộ phận nào điều khiển ? HS trả lời GV : Máy tính hoạt động được cần có bộ não, vậy bộ não đó là bộ phần nào của máy tính ? HS : Trả lời câu hỏi ?HS : Bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ gì ? HS : trả lời câu hỏi GV: Cho HS tìm hiểu từng bộ phận của máy tính : ?HS liên hệ với con người thì CPU tương ứng với bộ phần nào ? HS trả lời : Bộ phận não người ? Em hãy cho biết ở nhà em thường cất sách, vở, đồ dùng học tập ở đâu ? ? Vậy máy tính cần có bộ phận nào để lưu giữ thông tin ? HS. Trả lời câu hỏi ? Thế nào được gọi là bộ nhớ. HS. Trả lời câu hỏi Hoạt động nhóm HS quan sát hình ảnh trong SGK. GV : Các nhóm thảo luận cho biết : - Bộ nhớ được chia làm mấy loại ? - Thế nào là bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài? - Phân biệt sự giống và khác nhau của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung. GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra nhận xét. - GV giới thiệu thanh RAM. - HS quan sát, ghi nhớ. GV? Vậy thế nào là bộ nhớ trong GV?Vậy thế nào là bộ nhớ ngoài. HS. Trả lời câu hỏi - GV : Giới thiệu một số thiết bị bộ nhớ ngoài như : Ổ cứng, USB, CD GV: Giải thích đơn vị được dùng để đo lượng bộ nhớ trong máy tính. GV. Để đo cân nặng con người ta dùng đơn vị là Kg, Gam.. ? Vậy trong máy tính để đo dung lượng bộ nhớ người ta dùng đơn vị nào ?Để điều khiển máy tính hoạt động như nhập dữ liệu vào hay lấy dữ liệu ra ta dùng những thiết bị nào? HS. Trả lời câu hỏi ? Vậy thế nào là thiết bị vào/ ra HS. Trả lời câu hỏi - GV. Nhận xét, kết luận, giới thiệu một số thiết vào, thiết bị ra ? Những thiết bị này giúp máy tính làm gì HS. Trả lời câu hỏi 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử. Máy in Màn hỡnh Loaâa Bàn phím Chuột CPU - Cấu trúc chung của máy tính điện tử bao gồm các khối chức năng cơ bản sau: + Bộ xử lý trung tâm. +Thiết bị vào/ra. + Bộ nhớ. - Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. - Chương trình còn được gọi là phần mềm. * Bộ xử lý trung tâm ( CPU- Central Proccessing Unit) - Bộ xử lý trung tâm được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và điều phối mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. * Bộ nhớ - Là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu Bộ nhớ chia làm hai loại: + Bộ nhớ trong (RAM – Random Access Memory ): Dùng để lưu các chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính đang làm việc. Thành phần chính của bộ nhớ trong là RAM, thông tin trong RAM sẽ bị mất đi khi tắt máy. + Bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu chương trình và dữ liệu lâu dài, thông tin trong bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi tắt máy. - Đơn vị chính để đo dung lượng nhớ là Byte(1byte gồm 8 bit), ngoài ra còn dùng KB, MB, GB. Tên gọi Kí hiệu So sánh Ki lô bai KB 1.024 byte Mê ga bai MB 1.024 KB Gi ga bai GB 1.024 MB * Thiết bị vào/ra - Thiết bị vào/ra( I/O – Input/Output): Là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng. - Các thiết bị vào ra đươc chia làm hai loại chính, đó là: + Thiết bị nhập dữ liệu: Bàn phím, chuột, máy quét + Thiết bị xuất dữ liệu: màn hình, máy in.. 4. Củng cố. - Tóm tắt lại nội dung bài học 5. Dặn dò - Về nhà xem lại nội dung bài và học bài cũ. - Trả lời một số câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa IV. Rút kinh nghiệm Ngày dạy:......./ ./2020 Tiết: 08 BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH(tt) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết các hoạt động của chương trình máy tính. - Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính. 2. Kỹ năng. - Phân biệt được phần mềm máy tính. 3. Thái độ. - Tích cực tham gia xây dựng bài. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án,tài liệu, bảng, phấn, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Sử dụng vở ghi, SGK, bút. III. Phương Pháp giảng dạy - Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp, gợi mở - Trực quan IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy nêu cấu trúc chung của máy tính điện tử? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1 : Máy tính là công cụ xử lý thông tin GV : Giải thích về quá trình xử lý thông tin trong máy tính. GV : Nêu vấn đề. ?Em hãy nêu các bước của quá trình xử lý thông tin trong máy tính. HS. Trả lời câu hỏi 3. Máy tính là công cụ xử lý thông tin. - Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được xử lý một cách tự động theo chỉ dẫn của chương trình. - Quá trình xử lý thông tin trong máy tính gồm ba bước sau : + Nhập thông tin. + Xử lý thông tin. + Xuất thông tin. - Mô hình của quá trình xử lý thông tin trong máy tính. INPUT ( Thông tin, các chương trình ) -> Xử lý -> OUPUT ( Văn bản, âm thanh, hình ảnh ). Hoạt động 2 : Phần mềm và phân loại phần mềm. GV : Giải thích về khái niệm phần mềm máy tính và phân loại phần mềm. GV: Nêu câu hỏi Phần mềm là gì ? HS. Tìm hiểu, trả lời câu hỏi ? Nếu không có phần mềm thì MT sẽ như thế nào ? ? Có mấy loại phần mềm ? HS. Trả lời câu hỏi. ? Phần mềm hệ thống là gì ? phần mềm ứng dụng là gì ? Hs. Trả lời câu hỏi. GV. Nhận xét, ghi bảng ?HS : Các thiết bị như : Bàn phím, màn hình, chuột... có được gọi là phần mềm hay không ? HS : Suy nghĩ trả lời câu hỏi. GV kết luận, ghi bảng 4. Phần mềm và phân loại phần mềm. - Phần mềm: Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính và các thiết bị vật lý đi kèm, người ta gọi các chương trình là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm. - Khi không có phần mềm màn hình không hiện thị bất cứ thứ gì cả, các loa không phát ra âm thanh..nói cách khác phần mềm đưa lại sự sống cho phần cứng của máy tính - Phần mềm được chia làm hai loại : + Phần mềm hệ thống. + Phần mềm ứng dụng. - Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức thực hiện và quản lý điều hành phân phối các bộ phận chức năng của máy tính - Phần mềm ứng dụng là các chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. 4. Củng cố. - Cần nắm vững nhưngc nội dung cơ bản sau. + Phần mềm máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống. - Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức thực hiện và quản lý điều hành phân phối các bộ phận chức năng của máy tính. - Phần mềm ứng dụng là các chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. 5. Dặn dò - Về nhà xem lại nội dung bài và học bài cũ. - Trả lời một số câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa trang 19. V. Rút kinh nghiệm Ngày dạy: ../ /2020 Tiết: 09 BÀI THỰC HÀNH 1: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nhận biết được một số bộ phận cơ bản cấu thành máy tính cá nhân. - Biết cách bật máy tính. - Học sinh có sự ham muốn làm việc trên máy tính, có ý thức bảo vệ tài sản, thiết bị hệ thống máy tính. 2. Kỹ năng. - Biết cách mở máy. - Nhận biết một số thiết bị máy tính. 3. Thái độ. - Có thái độ tích cực trong giờ học, có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK, sử dụng phòng máy 2. Chuẩn bị của học sinh. - Đọc trước nội dung của bài thực hành. III. Phương Pháp giảng dạy - Nêu và giải quyết vấn đề - Vấn đáp, gợi mở - Trực quan IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Em hãy kể ra một số thiết bị vào/ra của máy tính? Câu 2: Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ của máy tính? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Phân biệt các bộ phận cấu thành máy tính cá nhân. GV giới thiệu một số bộ phận cơ bản cấu thành máy tính cá nhân. GV giới thiệu các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản trong máy tính. GV giới thiệu các bộ phận trong thân máy tính. GV giới thiệu các thiết bị xuất trong máy tính. GV giới thiệu các thiết bị lưu trữ trong máy tính. GV giới thiệu các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh. 1. Phân biệt các bộ phận cấu thành máy tính cá nhân. - Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản là: + Bàn phím ( Keyboard ): Là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính. + Chuột ( Mouse ): Là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu. - Thân máy tính: Bao gồm bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ (Ram), Nguồn điện, được gắn vào trên bảng mạch chủ. - Các thiết bị xuất bao gồm: Màn hình, máy in, loa, ổ đọc đĩa CD/DVD - Các thiết bị lưu trữ bao gồm: Đĩa cứng, đĩa mềm, USB, Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bật máy. GV giới thiệu các thao tác bật máy tính. - Yêu cầu HS quan sát các quá trình khởi động cả máy tính qua các thay đổi trên màn hình. GV lưu ý học sinh phải kiểm tra nguồn điện trước khi bật máy. 2. Bật máy tính - Các bước thực hiện bật máy tính. + Bật công tắc màn hình. + Bật công tắc trên máy tính. Hoạt động 3: Làm quen với bàn phím và chuột. GV giới thiệu và phân biệt các vùng chính của bàn phím . 3. Làm quen với bàn phím và chuột 4. Củng cố. - Nhận biết được một số bộ phận cấu thành máy tính như: Bàn phím, chuột, màn hình, thân máy tính, loa, 5. Dặn dò - Xem lại nội dung bài học. - Đọ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_khoi_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021.doc