Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1: Thông tin và tin học - Năm học 2020-2021 - Đinh Anh Tuấn

Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1: Thông tin và tin học - Năm học 2020-2021 - Đinh Anh Tuấn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.

2. Kĩ năng:

- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

3. Thái độ:

- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp dạy học nhóm.

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp vấn đáp.

2. Kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

 

docx 8 trang tuelam477 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1: Thông tin và tin học - Năm học 2020-2021 - Đinh Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết: 01,02
Ngày soạn: 06/09/2020
Ngày dạy: 07/09/2020
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.
3. Thái độ:
- Gây dựng cho học sinh yêu thích và có hứng thú với môn học mới.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
	1. Hoạt động khởi động (4p) 
(1) Mục tiêu: HS biết được giá trị của thông tin. 
(2) Phương pháp tổ chức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV: Hãy cho biết làm cách nào các em biết được buổi tập trung đầu tiên vào năm học mới?
- GV: Làm sao biết được mình học ở lớp nào? Phòng nào?
? Làm thế nào biết được buổi nào học những môn gì?
* GV: Tất cả những điều các em nghe, nhìn thấy, đọc được đều là thông tin, còn việc các em chuẩn bị và thực hiện công việc đó, chính là quá trình xử lí thông tin. Khi các em thực hiện xong công việc đó cho ra kết quả, thì kết quả đó chính lại là thông tin mới.
Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
* HS trả lời: Nghe thông báo của nhà trường, thầy cô, qua bạn bè nói 
* HS trả lời: Xem thông báo của trường.
* HS trả lời: Dựa vào thời khoá biểu để biết
* HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức
	(1) Mục tiêu:
- HS hiểu được khái niệm thông tin;
- Nắm được các hoạt động thông tin của con người
(2) Phương thức tổ chức:
2.1. Thông tin là gì ?(10p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV giao nhiệm vụ
GV: Cho HS đọc khổ thơ trong SGK và trả lời các câu hỏi về khổ thơ trong sgk-6
? Hàng ngày em tiếp nhận được thông tin từ những nguồn nào ?
? Thông tin là gì ?
? Thử lấy ví dụ về thông tin mà các em biết?
? Như vậy em thấy thông tin có quan trọng không? 
GV: Thông tin có thể ở nhiều dạng khác nhau như sóng ánh sáng, sóng âm, kí hiệu viết trên giấy, viết trên gỗ trên đá 
 Cùng một thông tin có thể biểu diễn những dữ liệu khác nhau.
 Thông tin có thể bị biến đổi, biến dạng, có thể sao chép, di chuyển 
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
HS: Các bài báo, bản tin, biển chỉ đường 
HS: Trả lời
HS lấy ví dụ
HS: Thông tin có vai trò rất quan trọng.
 1. Thông tin là gì?
* Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính mình. Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người.
2.2. Hoạt động thông tin của con người (14 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi a, b, c (SGK-7).
GV: Trong cuộc sống chúng ta không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn xử lí thông tin tiếp nhận được để thực hiện những hoạt động thích hợp. Bên cạnh đó chúng ta còn lưu trữ và trao đổi thông tin.
GV: Hoạt động thông tin diễn ra như một nhu cầu thường xuyên và tất yếu. Có thể nói mỗi hành động, việc làm của con người đều gắn liền với một hoạt động thông tin nói chung và xử lí thông tin cụ thể nói riêng.
? Hãy nêu 1 số VD minh hoạ về hoạt động thông tin của con người?
? Theo em trong các hoạt động thông tin trên thì hoạt động nào quan trọng nhất? Vì sao?
GV: Đưa ra các vd sgk-7 để khẳng định vai trò của xử lí thông tin.
GV: Giải thích việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin vào cho quá trình xử lí. Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin được tích luỹ và nhân rộng.
? Thông tin có vai trò gì?
GV: Thông tin là căn cứ cho những quyết định. Khi nắm được những thông tin nào đó có thể cho ta những quyết định. 
? Lấy ví dụ.
GV:Thông tin gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Toàn bộ tri thức của nhân loại chính là lượng thông tin được tích lũy và hệ thống hóa. Nó phản ánh được mức độ tiến hóa của nhân loại. Việc học tập chính là quá trình dạy – học của thầy và trò bao gồm yếu tố truyền, tiếp nhận và làm giàu thông tin – tri thức của nhân loại.
 Việc nắm và phân tích thông tin có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế xã hội của mọi quốc gia.
 HS thực hiện theo yêu cầu.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
HS: Lấy ví dụ
HS: Xử lí thông tin, vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người
HS: Lắng nghe và phân tích
HS: Trả lời
HS: Suy nghĩ, lấy ví dụ.
2. Hoạt động thông tin của con người
* Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
3. Hoạt động luyện tâp (3 phút)
 (1) Mục tiêu: HS biết được khái niệm Thông tin và hoạt động thông tin của con người.
(2) Phương thức tổ chức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về Thông tin:
GV: Con người có những hoạt động thông tin nào?
HS: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự việc,...) và chính con người.
HS: Con người có 4 hoạt động thông tin đó là: tiếp nhận, xử lý, truyền và lưu trữ thông tin.
4. Hoạt động vận dụng (10 phút)
(1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức học được trả lời câu hỏi, bài tập cuối bài học.
(2) Phương thức tổ chức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu HS đọc và trả lời câu hỏi 1, 3 cuối bài. 
GV: Yêu HS đọc và trả lời câu hỏi 1, 3 cuối bài. 
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (4 phút)
	- Đọc phần tìm hiểu mở rộng SGK trang 10.
- Lấy thêm ví dụ về thông tin trong đời sống hằng ngày.
*************************
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
2. Kĩ năng: 
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
3. Thái độ:
- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p) 
 (1) Phương pháp tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
? Theo em hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ vào đâu?
+ Thực hiện Thực hiện theo nhóm
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Nhờ vào các giác quan và bộ não 
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS. 
GV: Ở tiết trước chúng ta đã được biết thế nào là thông tin vậy thì hoạt động thông tin và tin học có liên quan gì với nhau, chúng ta cùng đi tìm hiểu mối liên quan này.
Theo em hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ vào các giác quan và bộ não
2. Hoạt động hình thành kiến thức (23p)
(1) Mục tiêu:
- HS hiểu được khái niệm thông tin;
- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học.
(2) Phương thức tổ chức:
2.1. HĐ tìm hiểu về hoạt động thông tin và tin học 
?(10p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
+ Chuyển giao:
GV: Lấy VD về quá trình thu nhận thông tin một cách vô thức và có ý thức, nhận ra tầm quan trọng của việc thu nhận thông tin một cách có ý thức.
- VD: 
+ Vô thức: vô tình nghe tiếng chim hót trên cây vọng đến tai thì con người có thể đoán nhận trên cây có con chim gì, 
+ Có ý thức: đọc sách để tìm hiểu kiến thức, tham quan viện bảo tàng, 
 ? Bộ phận nào trong cơ thể cho phép con người tiếp nhận TT? TT nhận được sẽ lưu trữ ở đâu?
HS: Các giác quan tiếp nhận TT, còn bộ não là nơi lưu trữ và xử lí thông tin ....
GV nhấn mạnh: TT có thể được thu nhận bằng 2 cách: vô thức và có ý thức (VD: nghe tiếng chim hót thì đoán được đó là tiếng chim gì?...hay có thể chủ động tìm kiếm TT bằng cách tham quan, đọc sách...)
GV: Yêu cầu HS ngồi ở lớp quan sát hoạt động đang diễn ra trên văn phòng
" Trình bày những hạn chế của giác quan và bộ não con người trong hoạt động TT Ž giới thiệu sự ra đời của máy tính điện tử, ngành tin học.
GV: Khuyến khích HS tìm tòi, trao dồi thông tin một cách có ý thức.
? Lấy VD về 1 số công việc mà con người không thể làm được 
HS: Không thể nhìn 1 vật quá xa, quá nhỏ, không thể tính nhẩm 1 con số quá lớn, 
GV: Chính vì vậy con người đã không ngừng sáng tạo những công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy 
? Những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua giới hạn
HS: Kính hiển vi, kính thiên văn, 
HS: Máy tính điện tử được làm ra ban đầu chính là để hỗ trợ cho công việc tính toán của con người (khả năng tính toán nhanh, độ chính xác cao, )
GV: Gợi ý, dẫn dắt HS tìm ra nhiệm vụ chính của tin học.
? Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
HS: Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
+ Thực hiện: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS.
3. Hoạt động thông tin và tin học
- Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử
3. Hoạt động luyện tâp (10 phút)
 (1) Mục tiêu: HS biết được khái niệm Thông tin và hoạt động thông tin của con người.
(2) Phương thức tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+ Chuyển giao: Yêu cầu HS trả lời câu 3; 4 SGK/5
+ Thực hiện: Thực hiện theo nhóm
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Các câu trả lời 3; 4
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS. 
3. VD như mùi (thơm, mùi hôi), vị (mặn, ngọt) hay cảm giác nóng lạnh. Những thông tin này máy tính chưa thu nhận và xử lý được.
4. Con người thu nhận thông tin từ máy thu hình, con người biết tính toán.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (5phút)
(1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức học được trả lời câu hỏi, bài tập cuối bài học.
(2) Phương thức tổ chức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Chuyển giao: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
? Hãy tìm thêm VD về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não
+ Thực hiện: Thực hiện theo nhóm
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Các câu trả lời của các nhóm
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
Chiếc cân dùng để đo trọng lượng cơ thể, la bàn để định hướng ....
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC:
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_bai_1_thong_tin_va_tin_hoc_nam_hoc_202.docx