Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 19: Thêm hình ảnh để minh hoạ - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mậu

Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 19: Thêm hình ảnh để minh hoạ - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mậu

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Biết vai trò của hình ảnh trên trang văn bản.

- Nắm được các bước chèn hình ảnh vào văn bản bằng lệnh Picture trên dải lệnh Insert.

- Biết hình ảnh chèn vào văn bản có thể sao chép/ di chuyển bằng các nút lệnh copy, cut, paster.

- Biết hình ảnh chèn vào văn bản có thể là ảnh chụp, ảnh vẽ từ phần mềm đồ họa.

- Biết thay đổi kích thước hình ảnh trong văn bản.

- Vận dụng các thao tác chèn hình ảnh để chèn hình ảnh vào văn bản theo yêu cầu.

2. Về năng lực:

- Học sinh tự tìm hiểu các kênh thông tin trong sách để tìm câu trả lời, các bước thực hiện theo tác chèn hình nhằm phát huy năng lực tự chủ, tự học

- Học sinh biết vận dụng tính linh hoạt, sáng tạo để thực hiện được các thao tác cụ thể nhằm phát triển năng lực sáng tạo.

- Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và tình huống để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- Học sinh tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động cặp đôi, nhóm; trao đổi giữa cô và trò nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng về các thiết bị máy tính để thực hiện thao tác chèn hình, thay đổi kích thước hình ảnh theo giáo viên yêu cầu nhằm phát triển năng lực tin học và CNTT.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, yêu nước: Thông qua các tình huống sư phạm giáo dục tình nhân ái, yêu nước.

- Trách nhiệm: Biết chia sẻ, có trách nhiệm với bản thân khi thực hiện hoạt động nhóm, thực hành, báo cáo kết quả hoạt động nhóm/ thực hành.

- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, thực hành, vận dụng kiến thức hoàn thành yêu cầu của giáo viên

- Trung thực: Trong việc thực hành, nhận xét đánh giá bài của bạn.

 

docx 6 trang tuelam477 3700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 19: Thêm hình ảnh để minh hoạ - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS xã Madaguoi – Đạ Huoai
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên: Phạm Thị Mận
Ngày soạn: 14/3/2021	
Ngày dạy: 16/3/2020
TÊN BÀI DẠY:
 THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA
Môn học/Hoạt động giáo dục: Tin học; lớp: 6a2
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Biết vai trò của hình ảnh trên trang văn bản.
- Nắm được các bước chèn hình ảnh vào văn bản bằng lệnh Picture trên dải lệnh Insert.
- Biết hình ảnh chèn vào văn bản có thể sao chép/ di chuyển bằng các nút lệnh copy, cut, paster.
- Biết hình ảnh chèn vào văn bản có thể là ảnh chụp, ảnh vẽ từ phần mềm đồ họa.
- Biết thay đổi kích thước hình ảnh trong văn bản.
- Vận dụng các thao tác chèn hình ảnh để chèn hình ảnh vào văn bản theo yêu cầu.
2. Về năng lực: 
- Học sinh tự tìm hiểu các kênh thông tin trong sách để tìm câu trả lời, các bước thực hiện theo tác chèn hình nhằm phát huy năng lực tự chủ, tự học
- Học sinh biết vận dụng tính linh hoạt, sáng tạo để thực hiện được các thao tác cụ thể nhằm phát triển năng lực sáng tạo. 
- Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và tình huống để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Học sinh tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động cặp đôi, nhóm; trao đổi giữa cô và trò nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng về các thiết bị máy tính để thực hiện thao tác chèn hình, thay đổi kích thước hình ảnh theo giáo viên yêu cầu nhằm phát triển năng lực tin học và CNTT.
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái, yêu nước: Thông qua các tình huống sư phạm giáo dục tình nhân ái, yêu nước.
- Trách nhiệm: Biết chia sẻ, có trách nhiệm với bản thân khi thực hiện hoạt động nhóm, thực hành, báo cáo kết quả hoạt động nhóm/ thực hành.
- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, thực hành, vận dụng kiến thức hoàn thành yêu cầu của giáo viên
- Trung thực: Trong việc thực hành, nhận xét đánh giá bài của bạn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, giáo án điện tử, 
2. Học sinh: 
- SGK, đồ dùng học tập, bài cũ,...
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh.
- Giúp học sinh nhận biết được vai trò của hình ảnh trong văn bản từ đó thấy được sự cần thiết phải minh họa bằng hình ảnh trong văn bản.
- Tích hợp giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của các em trong việc bảo vệ môi trường.
- Nắm bắt được yêu cầu của bài học
b) Nội dung:
* Chơi trò chơi: Đi tìm “Người hùng” (nhân vật có thật)
Văn bản 1: Văn bản nói về em Đạt có hình ảnh minh họa
Văn bản 2: Văn bản nói về em Đạt không có hình ảnh minh họa.
Câu 1: Nhân vật được đề cấp đến trong văn bản tên là gì?
A. Phan Văn Minh	B. Phạm Trọng Đạt
C. Nguyễn Nhật Nam	D. Cao Bảo Nhi
Câu 2: Bạn đó học lớp mấy?
A. Lớp 6/1	B. Lớp 6/2	C. Lớp 6/3	D. Lớp 6//4
Câu 3: Hãy chỉ ra bạn đó trong số các bạn sau? 
C
B
A
Phiếu học tập (chọn đáp án đúng bằng cách đánh dấu x vào ô tương ứng)
ĐỘI 
Câu\ Đáp án
A
B
C
D
1
2
3
c) Sản phẩm: 
Phiếu trả lời
ĐỘI 
Câu\ Đáp án
A
B
C
D
1
x
2
x
3
x
Người hùng là: Phạm Trọng Đạt lớp 6/1
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Chia lớp làm 4 đội sau đó yêu cầu mỗi đội cử một đội trưởng lên tham gia trò chơi.
Đội 1,3: Nhận văn bản 1;
Đội 2,4: Nhận văn bản 2;
Cho mỗi đội 1 phút để xem nội dung văn bản. Sau đó tập trung trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3 trong 30 giây. 
Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Cử nhóm trưởng.
Nhóm trưởng nhận văn bản
Đọc văn bản trong 1p
Điền câu trả lời của nhóm vào phiếu học tập trong 30 giây
Báo cáo: 
 Đại diện từng đội lên gắn đáp án của đội lên bảng.
Đánh giá và nhận xét:
Giáo viên công bố đáp án đúng và so sánh với đáp án của các đội -> công bố đội thắng cuộc.
Nhận xét rút ra:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo.
- Thông qua “người hùng” vừa tìm được GV tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái.
- Kết luận: Hình ảnh minh hoạ được dùng để làm cho nội dung của văn bản trực quan, sinh động hơn...
-> vào bài. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động: Chèn hình ảnh vào văn bản
a) Mục tiêu: 
- Học sinh xác định được nhiệm vụ thông qua tình huống.
- Biết chèn hình ảnh vào văn bản bằng lệnh.
- Nêu được các bước trong thao tác chèn hình.
- Một văn bản có thể chèn nhiều hình ảnh khác nhau.
- Biết hình ảnh chèn vào văn bản có thể sao chép, di chuyển bằng nút lệnh copy, cut, paster.
b) Nội dung: 
Tình huống 1: 
Tháng 8 năm trước bạn Đạt được Bố mẹ cho ra thăm Lăng Bác tại thủ đô Hà Nội. Bạn ấy chụp được rất nhiều hình đẹp về Lăng Bác. Khi trở về bạn ấy muốn thông qua bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương để nói lên suy nghĩ và tình cảm của mình, đồng thời muốn giới thiệu Lăng Bác cho các bạn của mình ở trường cùng biết. Sau khi gõ xong bài thơ bạn muốn chèn thêm ít hình ảnh về lăng Bác xuống dưới để minh họa. Nhưng bạn ấy lại không biết thêm hình ảnh vào đó như thế nào? Các em có thể giúp bạn ấy thêm hình ảnh không?
- Đọc sách giáo khoa và các kênh thông tin cần thiết để tìm hiểu cách thêm hình ảnh vào văn bản.
- Mở văn bản Viếng Lăng Bác thực hiện thêm hình ảnh trên máy tính cá nhân.
? Lên bảng thực hiện thao tác.
? Nêu các bước thực hiện thêm hình ảnh vào văn bản?
- Quan sát 134 sgk có bao nhiêu hình trên trang đó?
c) Sản phẩm: 
- Kết quả học sinh thực hiện trên máy: chèn được hình ảnh Lăng Bác vào cuối bài thơ Viếng Lăng Bác.
- Trình bày được các bước thêm hình ảnh vào văn bản.
- Các câu trả lời tại chỗ của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập: 
- Nghe tình huống -> nhận nhiệm vụ.
- Đọc sgk tìm hiểu cách thêm hình ảnh vào văn bản.
- Thực hiện mở văn bản Viếng Lăng Bác thêm hình ảnh vào văn bản.
- Trình bày các bước thêm hình ảnh vào văn bản.
- Thực hiện sao chép và di chuyển hình ảnh trong văn bản bằng nút lệnh: Copy, Cut, Paster.
- Quan sát 134 sgk có bao nhiêu hình trên trang đó?
- Giáo viên theo dõi hỗ trợ thêm, có thể yêu cầu các học sinh làm xong trước đi hỗ trợ các bạn khác yếu hơn.
* Báo cáo, thảo luận: (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận):
- Gọi từ 1 đến 2 Hs lên bảng thực hiện thêm hình ảnh vào văn bản, vừa thực hiện vừa trình bày các bước thực hiện.
- Gọi một số học sinh nhận xét tại chỗ.
- HS còn lại trưng bày sản phẩm trên máy tính cá nhân.
* Kết luận, nhận định: 
Giáo viên chốt các bước chèn hình ảnh trên sơ đồ tư duy
- Các bước chèn hình ảnh vào văn bản: 
B1: Chọn vị trí.
B2: Vào dải lệnh Insert/chọn lệnh Picture trong nhóm lệnh Illustrations (hình minh họa).
B3: Chọn vị trí hình ảnh.
B4: Chọn hình ảnh -> Insert.
- Có thể sao chép/di chuyển hình ảnh bằng nút lệnh Copy, cut, paster.
-Một văn bản có thể chèn nhiều hình ảnh vào nhiều vị trí khác nhau.
2.2. Hoạt động: Thay đổi kích thước hình ảnh
a) Mục tiêu: 
Biết thay đổi kích thước hình ảnh cho phù hợp trên trang văn bản.
b) Nội dung:
Quan sát văn bản Viếng Lăng Bác sau khi chèn hình ảnh vào cuối trang.
Nếu hình ảnh to/nhỏ quá thì em phải làm thế nào? 
Em hãy thực hiện thay đổi kích thước hình ảnh trên máy tính cá nhân.
Nêu rõ các bước thực hiện.
c) Sản phẩm: Trên máy tính cá nhân văn bản Viếng Lăng Bác hình ảnh Lăng Bác đã được thay đổi kích thước hợp lí.
d) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ:
Yêu cầu học sinh quan sát văn bản Viếng Lăng Bác
Trả lời các câu hỏi sau:
Kích thước hình ảnh đã hợp lí chưa? Nếu chưa em hãy thay đổi kích thước hình ảnh cho hợp lí.
* Thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát văn bản, xác định sự chưa hợp lí về kích thước của hình ảnh -> điều chỉnh.
GV quan sát hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn.
* Báo cáo, thảo luận: 
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng thực hiện trực tiếp, giải thích rõ tác dụng của các nút xung quanh hình ảnh.
	- Các học sinh còn lại trưng bày sản phẩm trên máy tính cá nhân, các máy cạnh nhau kiểm tra chéo, hỗ trợ nhau.
Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, đánh giá thao tác.
* Kết luận, nhận định: 
Kết luận cách thực hiện thay đổi kích thước hình ảnh trên sơ đồ tư duy.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết bài tập tình huống.
b) Nội dung: 
Tình huống 2:
Sau khi nghe bài hát Viếng Lăng Bác của Viễn Phương Đạt thấy hình ảnh cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường, sức sống bền bỉ dẻo dai nên muốn chèn thêm hình ảnh cây tre trong Lăng vào sau khổ thơ đầu tiên bài thơ. 
? Em hãy vận dụng các thao tác đã học giúp bạn Đạt chèn thêm hình ảnh cây tre trong lăng vào sau khổ thơ thứ nhất của bài thơ.
c) Sản phẩm: 
Văn bản Viếng Lăng Bác đã được chèn hình ảnh cây tre sau khổ thơ thứ nhất
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ: (các máy đảo vị trí học sinh)
Em hãy đọc/nghe tình huống 2
? Em hãy vận dụng các thao tác đã học. Em hãy giúp bạn Đạt chèn thêm hình ảnh cây tre trong Lăng vào sau khổ thơ thứ nhất của bài thơ.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Thực hiện thao tác chèn thêm hình ảnh cây tre trong lăng vào sau khổ thơ thứ nhất.
- Điều chỉnh kích thước hình ảnh cho phù hợp với văn bản.
GV quan sát hỗ trợ HS, khuyến khích các bạn thực hiện xong trước đi hỗ trợ các bạn yếu hơn.
* Báo cáo, thảo luận: 
- Các máy trưng bày sản phẩm tại chỗ
- 4 nhóm trưởng (theo đội chơi phần mở đầu) đi kiểm tra chéo các máy. Đội 1 kiểm tra đội 3; đội 3 kt đội 2; đội 2 kiểm tra đội 4; đội 4 kiểm tra đội 1.
Sau đó báo cáo rõ số học sinh hoàn thành và số học sinh không hoàn thành lên GV.
- Cho thêm thời gian tập trung tìm hiểu hỗ trợ các bạn chưa hoàn thành (nếu còn thời gian)
* Kết luận, nhận định: 
Nhấn mạnh lại các thao tác đã học: thêm hình ảnh; thay đổi kích thước hình ảnh trên sơ đồ tư duy.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
-Vận dụng các kiến thức đã học về soạn thảo văn bản (như soạn văn bản tiếng việt, định dạng văn bản, thêm hình ảnh ) để thiết kế một tấm thiệp chúc mừng sinh nhật Bác.
- Từ nhiệm vụ được giao học sinh phát huy được phẩm chất: Chăm chỉ (Miệt mài, tỉ mỉ trong lựu chọn màu sắc, hình ảnh, bố trí tấm thiệp).
- Thông qua thông điệp trong tấm thiệp, phát huy phẩm chất yêu nước, trách nhiệm trong mỗi học sinh.
b) Nội dung: 
Tình huống 3: 
Sắp tới ngày 19.5. Đạt muốn làm một tấm thiệp sinh nhật tặng Bác Hồ kính yêu. Thông điệp trên tấm thiệp là những lời thể hiện tình yêu của Đạt gửi tới Bác và lời hứa cùng những mục tiêu phấn đấu của bạn ấy trong tương lai.
Các em hãy vận dụng các kiến thức về soạn thảo văn bản giúp Đạt thiết kế một tấm thiệp sinh nhật mang những thông điệp đó nhé.
c) Sản phẩm: Tấm thiệp sinh nhật
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ: 
Tham khảo thêm trên mạng Internet, vận dụng các kiến thức đã học thiết kế tấm thiệp theo yêu cầu. 
Tấm thiệp sẽ trưng bày và báo cáo sau khi học xong bài thêm hình ảnh để minh họa.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Tìm kiếm trên mạng Internet tham khảo mẫu thiệp, cách thực hiện.
- Thiết kế tấm thiệp theo yêu cầu.
* Báo cáo, thảo luận:
Thực hiện sau khi học xong bài thêm hình ảnh để minh họa
* Kết luận, nhận định.
GV đánh giá việc vận dụng các kiến thức về văn bản của học sinh trong tấm thiệp. (Đúng, đẹp, thẩm mĩ, sáng tạo .)
Hướng dẫn học tập
- Các em về tìm hiểu thêm về tác dụng các lệnh còn lại trong nhóm lệnh Illutrations.
- Đọc phần 3 tiếp theo để chuẩn bị cho tiết sau.
- Làm các bài tập 1,2, 3 sgk trang 137.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_bai_19_them_hinh_anh_de_minh_hoa_nam_h.docx