Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính - Năm học 2020-2021 - Đinh Tuấn Anh

Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính - Năm học 2020-2021 - Đinh Tuấn Anh

BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (Tiết 6)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng biểu diễn thông tin trên máy tính.

3. Thái độ:

- Ý thức học tập tốt, tập trung cao.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp dạy học nhóm.

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp vấn đáp.

2. Kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

 

docx 10 trang tuelam477 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính - Năm học 2020-2021 - Đinh Tuấn Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03
Tiết: 05,06
Ngày soạn: 23/09/2020
Ngày dạy: 24/09/2020
BÀI 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho em biết từ máy tính em có thể làm được gì.
3. Thái độ:
- Ý thức học tập tốt, tập trung cao.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động: (5’)
* Mục tiêu: 
- Tạo cho sinh hứng thú trong học tập.
- Phát triển năng lực tự học.
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
? Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào?
? Dữ liệu là gì? Cho thí dụ về dữ liệu?
+ Thực hiện: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bít (hay còn gọi là dãy nhị phân) gồm 2 kí hiệu 0 và 1
Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính. VD: Văn bản, hình ảnh...
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
GV: Đặt vấn đề vào bài mới: Ngày nay máy tính là công cụ rất đắc lực cho con người, vậy theo em máy tính có những khả năng gì và em có thể làm được gì nhờ máy tính? 
Để biết máy tính có khả năng gì cô cùng các em đi tìm hiểu qua bài học hôm nay:
- Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bít (hay còn gọi là dãy nhị phân) gồm 2 kí hiệu 0 và 1
- Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính. VD: Văn bản, hình ảnh...
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức: (30’)
* Mục tiêu: 
- Biết khả năng ưu việt của máy tính 
- Biết tin học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp 
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao:
GV: Ngày nay máy tính là công cụ rất đắc lực cho con người, vậy theo em máy tính có khả năng gì?
+ Thực hiện: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: 4 khả năng
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
GV: - Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây mà khả năng tính toán của nó có độ chính xác rất cao.
- Các thiết bị nhớ của máy tính là một kho lưu trữ khổng lồ, tương đương với khoảng 100.000 cuốn sách khác nhau.
- Con người làm việc trong thời gian ngắn phải nghỉ ngơi, nhưng máy tính có thể làm việc không nghỉ ngơi trong một thời gian dài. Không phải thiết bị hay công cụ nào của con người cũng có thể làm việc liên tục như vậy. Như vậy máy tính ngày nay được rất nhiều người sử dụng và đã trở thành người bạn thân của chúng ta khi ngồi trên ghế nhà trường. Vậy khả năng làm việc của máy tính như thế nào?
+ Chuyển giao:
GV: Yêu cầu HS thảo luận trong 4 phút để tìm hiểu xem máy tính điện tử có thể dùng vào những việc gì?
+ Thực hiện: HS làm việc theo nhóm suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Giải toán, soạn thảo văn bản, học ngoại ngữ, nghe nhạc 
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
GV: Máy tính điện tử có thể được dùng vào rất nhiều lĩnh vực trong công việc và cuộc sống hàng ngày như: thực hiện các tính toán, tự động hoá các công việc văn phòng, hỗ trợ cho công tác quản lý, học tập, giải trí, điều khiển tự động và rô-bốt, liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến, 
? Cho VD để minh hoạ
GV: Giới thiệu cụ thể từng công việc để HS nắm rõ và dễ hình dung.
1. Một số khả năng của máy tính:
- Khả năng tính toán nhanh.
- Tính toán với độ chính xác cao.
 - Khả năng lưu trữ lớn. 
 - Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.
2. Có thể dùng máy tính vào những việc gì?
- Thực hiện các tính toán.
-Tự động hoá các công việc văn phòng.
- Hổ trợ công tác quản lí
- Công cụ học tập và giải trí.
- Điều khiển tự động và Robot.
- Liên lạc tra cứu và mua bán trực tuyến.
Hoạt động 3. Luyện tập: (7’)
* Mục tiêu: 
- HS hệ thống được nội dung các kiến thức cơ bản đã học thông qua các bài tập
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: ? Hãy cho biết một số khả năng của máy tính?
? Máy tính có thể dùng vào những việc gì?
+ Thực hiện: HS thực hiện theo nhóm suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: 4 khả năng và 6 công việc
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS.
Hoạt động 4 + 5. Vận dụng, tìm tòi mở rộng (3’)
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.
- Phát triển năng lực tự học
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm: Ngày nay điện thoại thông minh đã được sử dụng phổ biến. Nhiều công việc trước kia chỉ thực hiện được với sự trợ giúp của máy tính ngày nay đã thực hiện bằng điện thoại thông minh. Vậy điện thoại thông minh có phải là máy tính không?
+ Thực hiện: HS Thực hiện cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả vào tiết sau.
- Về nhà học, hiểu bài. Trả lời các câu hỏi trong SGK/13
- Xem trước phần 3.
****************************
BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng biểu diễn thông tin trên máy tính..
3. Thái độ:
- Ý thức học tập tốt, tập trung cao.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p) 
(1) Mục tiêu:
 - Tạo cho sinh hứng thú trong học tập.
- Phát triển năng lực tự học.
(2) Phương pháp tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+ Chuyển giao: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
? Theo em các thông tin đưa vào trong máy tính bằng ngôn ngữ thông thường có được không?
+ Thực hiện: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: không 
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS.
3. Hoạt động hình thành kiến thức (25p)
	(1) Mục tiêu:
	- HS biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp 
	 (2) Phương thức tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+ Chuyển giao:
GV: Đưa ra các cách biểu diễn thông tin khác nhau.
=> Có nhiều cách biểu diễn thông tin. Vì vậy việc biểu diễn thông tin cần phải tùy theo mục đích và đối tượng dùng thông tin.
GV: VD đối với người khiếm thính thì không thể dùng âm thanh, người khiếm thị thì không thể dùng hình ảnh.
GV: Như đã nói ở trên, TT có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích và đối tượng. Trong máy tính, người ta sử dụng dãy bít (còn gọi là dãy nhị phân) để biểu diễn TT
GV: Giải thích sơ lược về 2 kí hiệu 0; 1 (tương ứng với 2 trạng thái: có hoặc không có tín hiệu) và giới thiệu khái niệm "dữ liệu"
? Thông tin trong máy tính cần được biểu diễn dưới dạng gì? Tại sao?
HS: Thông tin trong máy tính cần được biểu diễn dưới dạng các dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1. Vì máy tính chỉ hiểu và xử lý được thông tin dưới dạng các dãy bit.
Nhấn mạnh: TT đưa vào máy tính sẽ được biến đổi thành dãy bít. Kết quả sau xử lý sẽ được biến đổi dưới dạng văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh để con người có thể tiếp nhận được.
Những thông tin được đưa vào máy tính gọi là dữ liệu. Vậy dữ liệu là gì?
HS: Trong tin học, dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính.
+ Thực hiện: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Các câu trả lời của HS
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS.
GV: Mở rộng cho HS: Máy tính là công cụ hỗ trợ trong hoạt động xử lý thông tin của con người. Vậy máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện 2 quá trình:
 + Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit.
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành 1 trong các dạng: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Thông tin trong máy tính cần được biểu diễn dưới dạng các dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1. Vì máy tính chỉ hiểu và xử lý được thông tin dưới dạng các dãy bit.
- Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính.
3. Hoạt động luyện tâp (6p)
 (1) Mục tiêu: HS hệ thống được nội dung các kiến thức cơ bản đã học thông qua các bài tập.
(2) Phương thức tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Yêu cầu HS trả lời câu 1- SGK/9
HS làm việc theo nhóm suy nghĩ trả lời
HS báo cáo kết quả.
Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
1. Ngoài 3 dạng thông tin nêu trong bài, em còn biết các dạng thông tin khác: Mùi, vị, cảm giác.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (6p)
(1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức học được trả lời câu hỏi, bài tập cuối bài học.
(2) Phương thức tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm: Nêu vài VD minh họa việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau.
HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
HS báo cáo kết quả
Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
Cùng các con số có thể biểu diễn dưới dạng bảng, đồ thị.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (4 phút)
	- Đọc phần tìm hiểu mở rộng SGK trang 10.
- Lấy thêm ví dụ về thông tin trong đời sống hằng ngày.
*************************
BÀI 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn..
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho em biết từ máy tính em có thể làm được gì.
3. Thái độ:
- Ý thức học tập tốt, tập trung cao.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động: (5’)
* Mục tiêu: 
- Tạo cho sinh hứng thú trong học tập.
- Phát triển năng lực hợp tác.
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
? Theo em ngoài những công việc mà các em đã biết tiết trước thì còn có những công việc nào mà máy tính không thể làm được?
+ Thực hiện: HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Phân biệt mùi vị, cảm giác 
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức: (28’)
* Mục tiêu: 
- Biết khả năng ưu việt của máy tính 
- Biết tin học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp 
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: GV đưa ra các câu hỏi
GV: Máy tính có khả năng làm được rất nhiều công việc, tuy nhiên máy tính có thể phân biệt được mùi vị không? 
HS: Máy tính không thể phân biệt mùi vị
GV: Nếu ta không điều khiển thì máy tính có làm được gì không các em?
HS: Máy tính sẽ không làm được việc gì nếu như không có con người điều khiển
GV: Máy tính tự làm việc không theo hướng dẫn của con người được không? 
HS: Không. Máy tính chỉ làm việc theo chỉ dẫn của con người.
+ Thực hiện: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Các câu trả lời tương ứng của HS
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS.
GV: Như vậy máy tính có khả năng rất lớn tuy nhiên máy tính không thể tự làm việc nếu không có con người điều khiển.
3. Máy tính và điều chưa thể:
- Không phân biệt được mùi vị. 
- Máy tính không tự làm việc được nếu không có con người điều khiển
=> Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định
Hoạt động 3. Luyện tập: (7’)
* Mục tiêu: 
- HS hệ thống được nội dung các kiến thức cơ bản đã học thông qua các bài tập
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: 
- Đọc phần ghi nhớ Sgk 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: ? Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là gì?
+ Thực hiện: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Không phân biệt mùi vị. Máy tính không tự làm việc được nếu không có con người điều khiển
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS.
Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là không phân biệt mùi vị. Máy tính không tự làm việc được nếu không có con người điều khiển
Hoạt động 4 + 5. Vận dụng, tìm tòi mở rộng (5’)
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.
- Phát triển năng lực tự học
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm: Bạn An sử dụng một phần mềm đồ họa vẽ một bức trang phong cảnh rất đẹp. An nói rằng như vậy máy tính biết sáng tác tranh. Theo em bạn An nói đúng không?
+ Thực hiện: HS Thực hiện cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả vào tiết sau.
- Về nhà học, hiểu bài. Trả lời các câu hỏi trong SGK/13
- Xem trước bài 4.
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_bai_3_em_co_the_lam_duoc_nhung_gi_nho.docx