Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 3: Phần cứng máy tính

Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 3: Phần cứng máy tính

1. Yêu cầu cần đạt:

- Biết sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính, phân loại được các thiết bị, phụ kiện và đúng khối trong sơ đồ.

- Nhận diện và biết công dụng của thiết bị vào/ra.

- Biết bộ nhớ máy tính gồm 2 loại, nhận diện các thiết bị tương ứng trong từng loại .

- Biết đơn vị đo thông tin và cách chuyển đổi các đơn vị đo.

- Chọn được máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính.

2. Nội dung trọng tâm:

- Sơ đồ tổng quát của một máy tính.

- Tìm hiểu thiết bị vào/ra.

- Tìm hiểu khối bộ nhớ máy tính.

- Đơn vị đo lường thông tin

3. Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, máy chiếu, phấn, viết, thước

 

doc 5 trang haiyen789 4340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 3: Phần cứng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 7,8,9
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC
Chủ đề 3: PHẦN CỨNG MÁY TÍNH 
1. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính, phân loại được các thiết bị, phụ kiện và đúng khối trong sơ đồ.
- Nhận diện và biết công dụng của thiết bị vào/ra. 
- Biết bộ nhớ máy tính gồm 2 loại, nhận diện các thiết bị tương ứng trong từng loại .
- Biết đơn vị đo thông tin và cách chuyển đổi các đơn vị đo.
- Chọn được máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính.
2. Nội dung trọng tâm:
- Sơ đồ tổng quát của một máy tính.
- Tìm hiểu thiết bị vào/ra.
- Tìm hiểu khối bộ nhớ máy tính.
- Đơn vị đo lường thông tin
3. Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, máy chiếu, phấn, viết, thước
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi Bảng
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10’)
- Giao việc: các em hãy quan sát các SGK?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát, giúp đỡ các em 
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp.
- Việc xử lý và lưu trữ thông tin trên máy tính thực hiện được nhờ có phần cứng và phần mềm. Bài học này sẽ giúp em tìm hiểu phần cứng.
- Nhiệm vụ: quan sát các hình ảnh trong SGK
- Phương thức hoạt động: cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): sách giáo khoa 
- Sản phẩm học tập (nếu có):	
- Báo cáo: Hiểu được quá trình máy tính xử lí thông tin.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: (95’)
- Giao việc:
 Em hãy nêu sơ đồ một máy tính gồm những gì?
Thế nào là bộ xử lí trung tâm? Bộ nhớ? Thiết bị vào/ ra?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát HĐ các em.
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS trả lời sai, gợi ý tìm hiểu SGK
- Giao việc:
Các em quan sát hình SGK và hoàn thành bài tập?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát hoạt động của HS 
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: nhận dạng chưa đúng TB vào/ ra.
- Giao việc:
 Em hãy nêu công dụng của bộ nhớ máy tính? Có mấy loại?
Các em hãy làm bài tập SGK
- Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát giúp đỡ Hs yếu 
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: chưa nhận dạng được các loại bộ nhớ.
- Nhiệm vụ: tìm hiểu SGK và trả lời, làm bài tập.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK
- Sản phẩm học tập (nếu có):
+ Bộ xử lí trung tâm: 5
+ Khối bộ nhớ: 3,4,6
+ Thiết bị vào /ra: 1,2,7,8,9,10
- Báo cáo: nêu được cấu trúc chung của một máy tính, làm bài tập.
- Nhiệm vụ: tìm hiểu thế nào là thiết bị vào/ra, làm bài tập.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK 
- Sản phẩm học tập (nếu có):
+ 6 (chuột), 3 (máy quét), 2 (Webcam)
+ 4( Tai nghe), 8(Màn hình), 1 (Máy in), 5 (Loa)
- Báo cáo: hoàn thành bài tập SGK
- Nhiệm vụ: tìm hiểu các công dụng bộ nhớ, các loại bộ nhớ.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK
- Sản phẩm học tập (nếu có):	
- Báo cáo: hiểu công dụng bộ nhớ, nhận biết được các loại bộ nhớ. 
1. Sơ đồ tổng quát của một máy tính.
- Bộ xử lí trung tâm: thực hiện thao tác tính toán, xử lí thông tin, điều khiển và phối hợp các thiết bị hoạt động một cách nhịp nhàng.
- Khối bộ nhớ: Gồm các thiết bị có chức năng lưu trữ thông tin trong máy tính.
- Thiết bị vào/ ra:
+ TB vào: Bàn phím, chuột, máy quét, 
+ TB ra: Màn hình, loa, máy in, 
2. Tìm hiểu thiết bị vào/ ra
- Thiết bị vào gồm: Bàn phím, chuột, máy quét, webcam, 
- Thiết bị ra gồm: Tai nghe, màn hình, loa, máy in, 
3. Tìm hiểu khối bộ nhớ máy tính.
- Bộ nhớ dùng để lưu trữ thông tin trên máy tính.
- Bộ nhớ gồm hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
+ Bộ nhớ trong: lưu trữ chương trình và dữ liệu trong quá trình làm việc.
+ Bộ nhớ ngoài: Lưu trữ chương trình và dữ liệu lâu dài.
C. Hoạt động trải nghiệm: (15’)
- Giao việc:
 Các em hãy đọc SGK và trả lời?
 - Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát giúp đỡ Hs yếu 
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: trả lời sai bài tập
Giao việc:
Các em hãy đọc SGK và trả lời?
 - Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát giúp đỡ Hs yếu 
- Phương án đánh giá: nhận xét
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: trả lời sai bài tập
- Nhiệm vụ: làm bài tập SGK.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK
- Sản phẩm học tập (nếu có):	
- Báo cáo: làm bài tập. 
- Nhiệm vụ: làm bài tập SGK.
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK
- Sản phẩm học tập (nếu có):	
- Báo cáo: làm bài tập. 
1. Hiểu biết về dung lượng nhớ.
2. Chọn máy tính giúp bạn:
D. Hoạt động vận dụng: (5’)
- Giao việc: Những nội dung trọng tâm đã được học các em cần nắm những gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Em thống kê những nội dung chính.
- Nhiệm vụ: Nêu lại những nội dung trọng tâm của chủ đề.
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (10’)
- Giao việc: Các em tìm hiểu HỘI CHỨNG RỐI LOẠN THỊ GIÁC KHI NHÌN GẦN DO SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Tìm hiểu ở phần Bài đọc thêm.
- Nhiệm vụ: Tìm hiểu qua bài đọc thêm
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
* Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm: 	
Hạn chế: 	
Hướng khắc phục: 	
Ngày tháng năm 
Duyệt BGH nhà trường
Tổ trưởng chuyên môn
Người soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_chu_de_3_phan_cung_may_tinh.doc