Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)

Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ để minh họa. Chỉ ra được những vật mang thông tin hiện diện trong cuộc sống hàng ngày và thông tin mà chúng mang.

- Nêu được ví dụ cụ thể minh hoạ về bước của hoạt động thông tin.

- Biết tin học là khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử.

- Bước đầu hiểu được nhiệm vụ của ngành Tin học.

2. Kỹ năng: Ban đầu làm quen với tin học và các thao tác cơ bản trong tin học

3. Thái độ:

- Thấy được tầm quan trọng của thông tin. Tầm quan trọng của môn tin học.

- Say mê hứng thú trong học tập.

4. Năng lực, phẩm chất hướng tới:

- Năng lực: nl tự học, nl hợp tác, nl giao tiếp, nl thẩm mỹ, nl giải quyết vấn đề và sáng tạo, nl công nghệ thông tin truyền thông (ICT): nl sử dụng máy tính, phần mềm;

- Phẩm chất:

- Thấy được tầm quan trọng của thông tin. Tầm quan trọng của môn tin học.

- Say mê hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, sgk tin học 6, tài liệu dạy học giáo viên.

2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Thông tin là gì? Hoạt động thông tin là gì? Hãy cho ví dụ minh họa hoạt động thông tin?

2. Tổ chức dạy và học bài mới:

A. Khởi động (5’)

- Mục tiêu: Biết giá trị cách thức con người tiếp nhận thu nhận thông tin và xử lý thông tin

- Nhiệm vụ:

Gv: Em hãy nêu một số ví dụ về thông tin mà con người có thể thu nhận bằng thị giác (mắt), thính giác (tai)

Hs: Tìm hiểu nội dung

- Tiến trình thực hiện:

Gv: Cho hs thảo luận nhóm tìm thêm ví dụ minh hoạ về một số lĩnh vực:

- Đèn tín hiệu giao thông

- Nghe tiếng trống trường báo giờ học

- Quan sát các vì sao

Hs: Thảo luận nhóm đưa ra ví dụ

Gv: Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm đưa ra ví dụ.

Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm nhận xét

Hs: Trả lời

Gv: Kết luận:

- Thu nhận thông tin của con người bằng năm giác quan, cách thức xử lý thông tin

- Sự ra đời của máy tính, ngành tin học để hỗ trợ con người trong các lĩnh vực

 

docx 213 trang tuelam477 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Ngày dạy:
Lớp: 6A . ; Sĩ số:..................................
Lớp: 6B ...; Sĩ số:...................................
CHƯƠNG 1. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Tiết 1: BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC.
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ để minh họa. Chỉ ra được những vật mang thông tin hiện diện trong cuộc sống hàng ngày và thông tin mà chúng mang.
- Liệt kê được ba bước của hoạt động thông tin và cách thức con người thực hiện 3 bước thông đó thông qua các giác quan và bộ óc của mình.
- Nêu được ví dụ cụ thể minh hoạ về bước của hoạt động thông tin.
2. Kỹ năng: 
- Ban đầu làm quen với tin học và các thao tác cơ bản trong tin học
3. Thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của thông tin. Tầm quan trọng của môn tin học.
- Say mê hứng thú trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Năng lực: nl tự học, nl hợp tác, nl giao tiếp, nl thẩm mỹ, nl giải quyết vấn đề và sáng tạo, nl công nghệ thông tin truyền thông (ICT): nl sử dụng máy tính, phần mềm; 
- Phẩm chất:
- Thấy được tầm quan trọng của thông tin. Tầm quan trọng của môn tin học.
- Say mê hứng thú trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, sgk tin học 6, tài liệu dạy học giáo viên.
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Tổ chức dạy và học bài mới:
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Biết giá trị của thông tin
- Phương thức:
Gv: Cho hs hđ cá nhân đọc nội dung mục hđ khởi động
Hs: Tìm hiểu nội dung
- Tiến trình thực hiện:
Gv: Cho hs thảo luận nhóm tìm thêm ví dụ minh hoạ về một số lĩnh vực:
- Dự báo thời tiết
- Thông tin về sự kiện thể thao như World Cup, Segame,..
Hs: Thảo luận nhóm đưa ra ví dụ
Gv: Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm đưa ra ví dụ.
Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm nhận xét
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận:
- Thông tin có giá trị cực kỳ to lớn.
- Tuỳ thuộc vào cuộc cách mạng về thông tin mới diễn ra vài thập kỉ gần đây nhưng loài người đã trao đổi với nhau từ thủa còn sơ khai.
B. Hình thành kiến thức (20 phút)
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Khái niệm thông tin. 
Mục tiêu: Hiểu rõ về khái niệm thông tin và mục đích nghiên cứu của ngành Tin học.
- Phương thức:
Gv: y/c hđ cá nhân đọc nội dung sách HD trang 4.
Hs: tìm hiểu nội dung.
- Tiến trình thực hiện:
Gv: ?1 Cho biết thông tin là gì? Cho ví dụ minh hoạ
?2 Cho biết mục đích nghiên cứu của ngành Tin học?
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận và cho hs ghi bài.
Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người.
Mục tiêu: Hiểu con người tiến hành hoạt động thông tin như thế nào.
- Phương thức:
Gv: y/c hoạt động cá nhân đọc nội dung sách HD trang 5.
Hs: tìm hiểu nội dung.
- Tiến trình thực hiện:
Gv: ?1 Hoạt động thông tin của con người 
gồm mấy bước? Cho ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.
?2. Con người thực hiện 3 bước của hđ thông tin bằng chính khả năng nào?
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận và cho hs ghi bài.
1. Khái niệm thông tin
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (gồm sự vật, sự kiện ) và về chính con người.
- Vật mang thông tin là những sự vật, hiện tượng đem lại thông tin.
- Ví dụ: Bài báo, bản tin thời sự 
.
2. Hoạt động thông tin của con người.
- Hoạt động thông tin của con người gồm ba bước:
+ Thu nhận thông tin: Thông tin thu nhận được gọi là thông tin vào.
+ Xử lí thông tin: Thông tin được nhận au khi xử lí gọi là thông tin ra.
+ Lưu trữ và trao đổi thông tin.
- Ví dụ: Sách HD trang 5.
- Con người thực hiện hoạt động thông tin bằng chính khả năng:
+ Thu nhận thông tin: mắt, tai nghe.
+ Xử lí và lưu trữ: bộ não.
+ Trao đổi thông tin: lời nói, cử chỉ, chữ viết.
C. Luyện tập (3’)
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. Biết vận dụng kiến thức đã học bài tập sgk trang 9 
- Phương thức:
Gv: Yêu cầu hđ nhóm làm bài tập số 1,2 sgk (trang 9) và trao đổi thảo luận với các nhóm khác.
- Tiến trình thực hiện:
Gv: Chia lớp thành 6 nhóm
Hs: Hđ nhóm làm bài tập trang 1,2
Gv: Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm trả lời.
Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm nhận xét
Gv: Kết luận
Bài tập 1: a, Tin tức hàng ngày qua báo
b, Học bài
c, Tín hiệu giao thông đèn đỏ dừng lại
d, Biển báo giáo thông hướng đi của các xe
Bài tập 2: 
a, 
Thông tin vào: Tín hiệu đèn gt màu đỏ
thông tin ra: Các em dừng lại
b, 
Thông tin vào: Cảnh đẹp chụp lại bằng ảnh
Thông tin ra: Em có bức ảnh để các bạn cùng xem
D. Vận dụng (5’)
- Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học làm thành thạo các bài tập
- Nhiệm vụ: Củng cố kiến thức đã học.
- Phương thức: Gv: Cho hđ cá nhân trả lời câu hỏi và thảo luận với các bạn.
 Hs: hoạt động nhóm hs
- Tiến trình thực hiện:
Gv: Loài vật có Hoạt động thông tin không? Cho ví dụ
Hs: Trả lời và thảo luận với các bạn
Gv: Quan sát giúp đỡ hs
Gv: Gọi hs trả lời
Dự kiến câu trả lời:
Chú mèo và các loại động vật, thậm chí cả một số loại côn trùng như ong cũng đều có khả năng trao đổi thông tin. Chó có thể diễn đạt và biểu thị thông tin tới chủ thông qua tiếng sủa và ngôn ngữ cơ thể (vẫy đuôi), với đồng loại chúng còn có thể sử dụng mùi cơ thể để đánh dấu lãnh thổ.
E. Tìm tòi mở rộng (5’)
- Mục tiêu: HS tìm hiểu được sự đa dạng của thông tin
- Phương thức: HS làm việc theo cặp.
- Tiến trình thực hiện Gv: Cho hs về nhà tự tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
Tìm hiểu thông tin có thể chia thành những loại nào cho ví dụ:
Thông tin khoa học
Thông tin thẩm mĩ
Thông tin đại chúng
3. Củng cố. ( 2)
- GV yêu cầu các nhóm nêu lại những kiến thức thu hoạch được qua tiết học.
- GV củng cố kiến thức, nhận xét tiết học
4. Hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị bài ở nhà (5)
- Về nhà học bài cũ và soạn mục 3: hoạt động thông tin và tin học
- Em về nhà suy nghĩ và cho biết những hoạt động sau đây hoạt động nào là lưu trữ thông tin, hoạt động nào là trao đổi thông tin và đâu là thông tin ra?
+ Bố em ghi lại số lượng ngô hôm nay gia đình thu hoạch được.
+ Mẹ em trao đổi với bác hàng xóm về tình hình vụ lúa thu năm này thu hoạch được.
+ Mẹ em quan sát bảng điểm các môn học của em và thấy học kì II em có tiến bộ hơn học kì I .
Ngày dạy: 
Ngày dạy:
Lớp: 6A . ; Sĩ số:..................................
Lớp: 6B ...; Sĩ số:...................................
CHƯƠNG 1. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Tiết 2: BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ để minh họa. Chỉ ra được những vật mang thông tin hiện diện trong cuộc sống hàng ngày và thông tin mà chúng mang.
- Nêu được ví dụ cụ thể minh hoạ về bước của hoạt động thông tin.
- Biết tin học là khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử.
- Bước đầu hiểu được nhiệm vụ của ngành Tin học.
2. Kỹ năng: Ban đầu làm quen với tin học và các thao tác cơ bản trong tin học
3. Thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của thông tin. Tầm quan trọng của môn tin học.
- Say mê hứng thú trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Năng lực: nl tự học, nl hợp tác, nl giao tiếp, nl thẩm mỹ, nl giải quyết vấn đề và sáng tạo, nl công nghệ thông tin truyền thông (ICT): nl sử dụng máy tính, phần mềm; 
- Phẩm chất:
- Thấy được tầm quan trọng của thông tin. Tầm quan trọng của môn tin học.
- Say mê hứng thú trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, sgk tin học 6, tài liệu dạy học giáo viên.
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Thông tin là gì? Hoạt động thông tin là gì? Hãy cho ví dụ minh họa hoạt động thông tin?
2. Tổ chức dạy và học bài mới:
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Biết giá trị cách thức con người tiếp nhận thu nhận thông tin và xử lý thông tin
- Nhiệm vụ:
Gv: Em hãy nêu một số ví dụ về thông tin mà con người có thể thu nhận bằng thị giác (mắt), thính giác (tai)
Hs: Tìm hiểu nội dung
- Tiến trình thực hiện:
Gv: Cho hs thảo luận nhóm tìm thêm ví dụ minh hoạ về một số lĩnh vực:
- Đèn tín hiệu giao thông
- Nghe tiếng trống trường báo giờ học
- Quan sát các vì sao
Hs: Thảo luận nhóm đưa ra ví dụ
Gv: Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm đưa ra ví dụ.
Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm nhận xét
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận:
- Thu nhận thông tin của con người bằng năm giác quan, cách thức xử lý thông tin
- Sự ra đời của máy tính, ngành tin học để hỗ trợ con người trong các lĩnh vực 
B. Hình thành kiến thức (15)
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học. 
Mục tiêu: - Hiểu vì sao con người cần sự hỗ trợ của các công cụ trong việc thu nhận thông tin.
- Hiểu hoạt động xử lí thông tin của con người.
Hiểu vai trò đắc lực của máy tính đối với hoạt động lưu trữ và trao đổi thông tin của con người.
- Phương thức: y/c hđ cá nhân
- Tiến trình thực hiện:
Gv: ?1 Em hãy cho biết hạn chế của con người trong thu nhận thông tin.
?2 Con người cần sự hỗ trợ của công cụ nào trong thu nhận thông tin.
Gv: Gọi hs trả lời
Hs: Nghiên cứu trả lời
Gv: Cho hs tìm hiểu nội dung trang 8
Hs: Tìm hiểu sách HD.
Gv: ?1 Cho biết vai trò đắc lực của máy tính đối với hoạt động lưu trữ và trao đổi thông tin của con người.
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận và ghi bài.
Gv: ? Em hãy cho biết vai trò của máy tính đối với hoạt động xử lí thông tin của con người
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận
MTĐT ra đời như là một công cụ hỗ trợ, giống như nhiều công cụ hỗ trợ khác mà con người đã phát minh và sáng chế ra. Tuy nhiên khác với các công cụ khác, máy tính có những điểm ưu việt hơn hẳn, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần tuý mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Hs: Chú ý và ghi chép
3. Hoạt động thông tin và tin học
Ngày nay nhờ có các thiết bị thu nhận thông tin được điều khiển tự động bởi máy tính mà con người có thể nghe được siêu âm, nhìn trong bóng đêm, lấy được thông tin về những gì đang diễn ra trọng miệng núi lửa phun trào hay trên bề mặt sao Hoả.	
- Những thông tin thu nhận được, quá trình xử lí thông tin sẽ giúp con người đưa ra quyết định hành động hay đem lại hiểu biết mới cho bản thân.
- Bộ não con người tuy phát triển nhưng vẫn không đáp ứng được so với yêu cầu xử lí thông tin ngày càng tăng. Máy tính điện tử đã hỗ trợ con người rất nhiêu trong quá trình xử lí thông tin.
* Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử
C. Luyện tập (5).
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. Biết vận dụng kiến thức đã học bài tập sgk trang 9 
- Phương thức: Yêu cầu hđ nhóm làm bài tập số 3,4,5 và trao đổi thảo luận với các nhóm khác.
- Tiến trình thực hiện:
Gv: Yêu cầu hđ nhóm làm bài tập số 3,4,5,6 và trao đổi thảo luận với các nhóm khác.
Gv: Chia lớp thành 4 nhóm
Hs: Hđ nhóm làm bài tập trang 9
Gv: Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm trả lời.
Gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm nhận xét
Gv: Kết luận
Bài tập 3: Đáp án:
+ Tiếng chim hót vọng đến tai, con người có thể đoán nhận trên cây có con chim gì.
+ Tia nắng ban mai chiếu vào mắt qua cửa sổ có thể cho biết đó là một ngày đẹp trời, không mưa 
Bài tập 4: Đáp án: 
Cảm giác:
Vị giác: 
Bài tập 6: Đáp án
Máy tính
Kính hiển vi
D. Vận dụng(8’)
- Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học làm thành thạo các bài tập
- Phương thức: Hoạt động nhóm 2 bạn ngồi cạnh nhau
- Tiến trình thực hiện:
Gv: Cho hđ cá nhân trả lời câu hỏi trong tranh và thảo luận với các bạn ngồi cạnh.
Gv: Nhìn tranh cho biết thông tin vào/ra và xử lý thông tin của tranh
Hs: Trả lời và thảo luận với các bạn
Gv: Quan sát giúp đỡ hs
Gv: Gọi hs trả lời
Dự kiến câu trả lời:
Trường hợp
Thông tin vào
xử lí thông tin
Thông tin ra
Hình ảnh âm thanh xe cộ xung quanh mà bạn đố quan sát và nghe được.
Nhớ lại luật giao thông, dựa vào kinh nghiệm lái xe của bản thân...
Giữ nguyên tốc độ, đi chậm lại...
Hình ảnh, âm thanh tiếng chạy mà cầu thủ quan sát và nghe được...
Nhớ lại kỹ thuật qua người, chuyền, sút bóng ...
Tăng tốc, rê bóng tiếp, qua người, sút hay chuyền bóng...
Hình ảnh quân cờ, nước cờ. ..
Các thế cờ đã gặp và cách xử lí...
Các khả năng đối phương sẽ đi. Chọn giải pháp cho mình...
Hình ảnh các sinh vật đang sống, hoá thạch, xương các con vật ...
Kích cỡ, cấu tạo cơ thể. Tồn tại của loài..
Khả năng tồn tại, kiếm sống, 
nơi, vùng cư trú...
E. Tìm tòi mở rộng (2’)
- Mục tiêu: HS làm việc theo cá nhân.
HS vận dụng sáng tạo những hiểu biết của bản thân để bước đầu đánh giá về khả năng tư duy, vận dụng.
- Phương thức: Hoạt động theo nhóm hs đang tiến hành
- Tiến trình thực hiện:
Gv: Cho hs về nhà tự tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
Gợi ý ba ví dụ trong đó con người xử lí thông tin:
- Theo nhóm: hoạt động theo nhóm mà HS đang tiến hành.
- Mỗi người bắt buộc phải xử lí thông tin một cách độc lập trong một khoảng thời gian ấn định sẵn
- Cá nhân xử lí thông tin với sự trợ giúp của máy tính: chơi game trên máy tính.
3. Củng cố. (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh
- GV khái quát các kiến thức đã học
4. Hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị bài ở nhà (2)
HD HS về nhà học bài, làm bài tập SGK chưa làm. Đọc trước bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin. 
- Làm BT 1.1® 1.13 (SBT- 5, 6, 7)
Ngày dạy: 
Ngày dạy:
Lớp: 6A . ; Sĩ số:..................................
Lớp: 6B ...; Sĩ số:...................................
Tiết 3 - Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: HS nêu được các dạng thông tin cơ bản, khái niệm biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diến thông tin.
2. Kĩ năng: Phân biệt và đưa ra được các VD về các dạng thông tin cơ bản.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc và yêu thích môn Tin học
4. Định hướng năng lực: Học sinh hiểu các thuộc tính cơ bản của tập tin kỹ thuật số, tập tin văn bản, âm thanh, hình ảnh và vi deo
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, SGK, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của HS: các kiến thức đã học, SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
1. Thông tin là gì ? Hãy nêu ví dụ cụ thể về thông tin?
2. Em hãy nêu mô hình quá trình xử lý thông tin? 
2. Tổ chức dạy và học bài mới:
2.1. Hoạt động khởi động:(5’)
- Mục tiêu: Tìm hiểu lại kiến thức về thông tin và thông tin hàng ngày em tiếp nhận là những thông tin dưới dạng nào ?
Gv: Y/c hs đọc nội dung màu vàng sgk trang 11
Hs: Tìm hiểu nội dung
Gv: Y/c hđ cặp đôi và trả lời câu hỏi
Gv: Để hiểu rõ hơn thông tin tồn tại ở những dạng nào, cách biểu diễn thông tin như thế nào, các em sang bài mới “Thông tin và biểu diễn thông tin” 
2.2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu các dạng cơ bản thông tin (10’)
- Mục tiêu: HS nắm được ba dạng thông tin cơ bản trong tin học và lấy được ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản đó 
- Phương thức: Hoạt động cá nhân
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hãy lấy cho thầy một số ví dụ về thông tin ?
Những thông tin này em tiếp nhận được nhờ những cơ quan cảm giác nào?
Như vậy theo các em chúng ta có mấy dạng thông tin cơ bản ? 
Em nào lấy cho thầy một số ví dụ về thông tin ở dạng hình ảnh
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs: Hoạt động cá nhân tìm hiểu trả lời câu hỏi của gv
Hs: Chú ý ghi chép.
Bước 3. Báo cáo kết quả 
Hs: Các bài báo, tín hiệu đèn giao thông 
Hs: Bằng thị giác và thính giác.
Hs: Suy nghĩ trả lời có 3 dạng thông tin cơ bản: Văn bản, Hình ảnh và Âm thanh
Hs:Tấm ảnh của người bạn, hình ảnh người bà..
Hs:Tiếng đàn piano, bài hát
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Nhận xét
GV: Các dạng thông tin mà các em tiếp nhận đó rất khác nhau
GV: Nhấn mạnh có ba dạng thông tin cơ bản
1. Các dạng thông tin cơ bản :
Có ba dạng thông tin chính trong Tin học :
* Dạng văn bản : Những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí... là các VD về thông tin ở dạng văn bản.
* Dạng hình ảnh : Những hình vẽ minh hoạ trong sách báo, trong phim ảnh, tấm ảnh chụp người bạn,... cho chúng ta thông tin ở dạng hình ảnh.
* Dạng âm thanh : Tiếng đàn, tiếng những bản nhạc, tiếng chim hót, tiếng còi xe, .. là những VD về thông tin ở dạng âm thanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu diễn thông tin(10’)
Mục tiêu: HS biết khái niệm về biểu diễn thông tin, HS biết vai trò quyết định của việc biểu diễn thông tin đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng.
- Phương thức: Hoạt động cá nhân
- Tiến trình thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: đưa ra những VD cụ thể và gần gũi đối với HS để giúp HS hiểu về biểu diễn thông tin
? Mỗi dân tộc biểu diễn thông tin bằng cách nào? 
? Để tính toán chúng ta biểu diễn TT bằng cách nào? 
? Để viết một bản nhạc người nhạc sĩ sử dụng cái gì?
? Biểu diễn thông tin có vai trò gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: nghe và quan sát, tự nghiên cứu SGK và hiểu được thế nào là biểu diễn thông tin.
HS: chú ý nghe GV giới thiệu.
Bước 3. Báo cáo kết quả 
Hs: - Dưới dạng văn bản
- Dạng các con số và kí hiệu toán học.
- Dạng phương trình toán học.
- Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể,...
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
2. Biểu diễn thông tin :
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau : 
VD : Để diễn tả một buổi sáng đẹp trời, hoạ sĩ có thể vẽ bức tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc, nhà thơ có thể sáng tác một bài thơ ; cùng các con số có thể biểu diễn dưới dạng bảng hay đồ thị...
* Vai trò của biểu diễn thông tin :
+ Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin.
+ Biểu diến thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin thu nhận được.
+ Biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng
2.3. Luyện tập, vận dụng (8’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức trong quá trình học.
1. Thông tin quanh em:
Gv: Quan sát môi trường sống ở nhà và ở trường. ghi nhận các tình huống em thường gặp và xác định các dạng thông tin mà em thu nhận được trong tình huống trên?
Gv: Yêu cầu học sinh làm theo nhóm và viết thu hoạch vào giấy nộp ở cuối giờ?
Hs: Tiến hành thực hành giải quyết các yêu cầu của gv, rút ra nhận xét cho từng bài.
Gv: Giám sát, hướng dẫn các em việc thực hiện các bài tập của học sinh.
Hs: Tiến hành thực hiện
* Ở nhà: 
- Em đọc quyển truyện cổ tích Việt Nam có chữ và hình ảnh minh họa: Văn bản, hình ảnh.
- Em nghe anh 2 hát: Âm thanh.
- Em xem thời sự trên ti vi cùng ba mẹ: Hình ảnh và âm thanh.
* Ở trường:
- Cô giáo viết bài trên bảng: Văn bản và hình ảnh.
- Tiếng trống trường: Âm thanh.
2.4. Tìm tòi mở rộng (5’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về biểu diễn thông tin thông qua các ví dụ
Gv: Cho hs về nhà tự tìm ví dụ.
 GV gợi ý: tìm những thông tin được thu nhận qua ba giác quan còn lại là vị giác, xúc giác và khứu giác. 
GV chốt lại: các em đã thấy là khó tìm ví dụ, từ đó ta thấy rằng đa số thông tin đều được biểu thị dưới ba dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh hay âm thanh.
Gv: Cho hs về nhà tự tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
Hs: Ghi nội dung cần tìm tòi mở rộng tìm hiểu thêm
Ví dụ:- Chữ nổi Braille dành cho người mù (xúc giác).
- Mùi khét trong bếp báo hiệu có món ăn bị nấu quá lửa (khứu giác).
- Vị của món ăn cho biết nó mặn, ngọt hay chua (vị giác).
VI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC, CHUẨN BỊ Ở NHÀ (2’)
- GV nhận xét giờ học, HD HS về nhà ôn lại các nội dung đã học, làm BT 1.26" 1.38 SBT. Đọc trước mục 3 trong bài, chuẩn bị giờ sau học tiếp. 
Ngày dạy: 
Ngày dạy:
Lớp: 6A . ; Sĩ số:..................................
Lớp: 6B ...; Sĩ số:...................................
Tiết 4 - Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- HS nêu được khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc và yêu thích môn Tin học
4. Định hướng năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực suy luận logic, biến đổi thông qua giải bài tập
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, SGK, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của HS: Các kiến thức đã học, SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
Trình bày các dạng thông tin cơ bản? Lấy ví dụ về từng dạng
Trả lời: Có ba dạng thông tin cơ bản đó là dạng văn bản, dạng âm thanh và dạng hình ảnh. VD ..
2. Tổ chức dạy và học bài mới:
2.1. Hoạt động khởi động:(5’)
Mục tiêu: Giáo viên giới thiệu nội dung bài học 
Ở tiết trước các em đã biết được các dạng thông tin cơ bản và biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin, để biểu diễn thông tin trong máy tính ta biểu diễn dạng nào ? 
2.2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử: (20’)
Mục tiêu: HS biết được KN dữ liệu. Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bít.
- Phương thức: Hoạt động cá nhân
- Tiến trình thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: gọi HS đọc mục 3 SGK (T13)
GV: TT có thể được biểu diễn bằng những hình thức nào?
GV: Muốn biểu diễn TT cho người khiếm thính ta làm tn?
GV: Muốn biểu diễn TT cho người khiếm thị ta làm tn?
GV: Bit là gì?
GV: Người ta dùng các kí hiệu gì để biểu diễn trạng thái của một bit? 
Gv : Máy tính trợ giúp con người xử lí các thông tin nhận được bằng cách nào?
GV: Theo em dữ liệu là gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs trả lời câu hỏi.
Hs suy nghĩ và thảo luận
Hs nghiên cứu SGK và trả lời
Bước 3. Báo cáo kết quả 
- Âm thanh, văn bản, hình ảnh
- Sử dụng âm thanh biểu diễn cho người khiếm thính
- Bit dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính
- Bit (0 và 1)
- Dl là tt được đưa vào máy tính
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Nhận xét và chốt lại kiến thúc
GV: đưa ra khái niệm về DL
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính :
- Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau.
- Việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tuỳ theo mục đích và đối tượng sử dụng thông tin có vai trò rất quan trọng.
- Thông tin được biểu diễn dưới dạng các dãy bít và dùng các dãy bít ta có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản trong máy tính.
- Bit là đơn vị (vật lí) có thể có một trong hai trạng thái có hoặc không. Hai kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn trạng thái của một bit.
+ Hai kí hiệu 1 và 0 tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện.
- Máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau : 
+ Biến đổi các thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit.
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Ghi nhớ: 
* Ba dạng cơ bản của thông tin là văn bản, hình ảnh, âm thanh.
* Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người.
* Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính.
* Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1.
2.3. Luyện tập, vận dụng (8’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức trong quá trình học.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 2,3
HS: Chia lớp 2 nhóm (nhóm 1 làm bài tập 2, nhóm 2 làm bài tập 3)
GV: Gọi đại điện nhóm lên trình bày
GV: Nhận xét và chốt lại 
Bài tập 2. SGK Trang 14.
Bài tập 3. SGK Trang 14
2.4. Tìm tòi mở rộng (5’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về biểu diễn thông tin trong máy tính dạng bit
Gv: Cho hs về nhà 
Hs: Ghi nội dung cần tìm tòi mở rộng tìm hiểu thêm
Em hãy tìm hiểu cách đổi cá số từ nhị phân sang hệ thập phân
Em giải thích tại sao cần dãy độ dài tối thiểu 8 bit để biểu diễn 256 kí tự khác nhau
VI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC, CHUẨN BỊ Ở NHÀ (2’)
- GV nhận xét giờ học, HD HS về nhà ôn lại các nội dung đã học, làm bài tập trong SGK vào vở.
- Đọc trước Bài 3 “Em có thể làm được những gì nhờ máy tính? ”.
Ngày dạy: 
Ngày dạy:
Lớp: 6A . ; Sĩ số:..................................
Lớp: 6B ...; Sĩ số:...................................
Tiết 5 - BÀI 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được tóm tắt những khả năng của máy tính.
- Biết có thể dùng máy tính vào những công việc gì?
- Biết những ứng dụng thực thế của máy tính trong khoa học kỹ thuật và đời sống, qua đó thấy được vai trò quan trọng của máy tính.
2. Kỹ năng:
 - Máy tính có khả năng trợ giúp con người trong việc xử lí thông tin.
3. Thái độ: 
- Thấy được tầm quan trọng của máy tính điện tử. Say mê hứng thú trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Năng lực: nl tự học, nl hợp tác, nl giao tiếp, nl thẩm mỹ, nl giải quyết vấn đề và sáng tạo, nl công nghệ thông tin truyền thông (ICT): nl sử dụng máy tính, phần mềm; 
- Phẩm chất: Thấy được tầm quan trọng của máy tính điện tử. Say mê hứng thú trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, Sách HD tin học 6, tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tin học 6, tranh ảnh minh họa
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong hoạt động dạy học
2. Tổ chức dạy và học bài mới:
2.1. Hoạt động khởi động:(10’)
- Mục tiêu:Dẫn dắt vào bài để học sinh bước đầu tìm hiểu được một số khả năng của máy tính
Gv: Hs làm phép tính toán học và nhớ được nhiều số trong bảng số trong sgk trang 16
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Tổ chức cho hs báo cáo kết quả.
Hs: Báo cáo kết quả.
GV: Qua ví dụ trên hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem máy tính có những khả năng gì?
2.2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu Một số khả năng của máy tính. (20’)
- Mục tiêu: Hiểu khả năng xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin của máy tính.
- Phương thức: Hoạt động cá nhân
- Tiến trình thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Đọc nội dung mục 1 trang 17
- Máy tính có những khả năng nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs: Tìm hiểu và nghiên cứu 
Bước 3. Báo cáo kết quả 
Gv: Tổ chức cho hs báo cáo kết quả.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv: Quan sát hs làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn, vưỡng mắc và trợ giúp hs, hướng dẫn hs nếu cần.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
1. Một số khả năng của máy tính.
Máy tính có khả năng: 
- Làm tính nhanh và chính xác; 
- Làm việc không biết mệt mỏi; 
- Lưu trữ rất nhiều thông tin; 
2.3. Luyện tập, vận dụng(10’)
Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng kiến thức đã học để đưa ra dẫn chứng chứng mình khả năng của máy tính. 
Hoạt động nhóm:
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Thảo luận, chứng mình ý kiến của em về ngành nghề bác sĩ, nhân viên ngân hàng, thương gia,.. không dùng máy tính là không chính xác.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Quan sát hs làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn, vưỡng mắc và trợ giúp hs, hướng dẫn hs nếu cần.
Gv: Tổ chức cho hs báo cáo kết quả.
Hs: Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Gv: Lắng nghe và góp ý với hs trả lời câu hỏi.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Gợi ý đáp án:
- Bác sĩ: sử dụng máy tính để nhập thông tin bệnh nhân, khám bệnh: siêu âm, chụp Xquang, .
- Nhân viên ngân hàng: sử dụng máy tính để làm thủ tục giao dịch như: vay vốn ngân hàng cho khách, trả lãi hàng tháng, chuyển khoản, .
- Thương gia: sử dụng máy tính để nhập các đơn hàng, bán hàng, .
2.4. Tìm tòi mở rộng (3’)
Gv: Cho hs về nhà tự tìm tòi đưa ra phương án đúng.
Hs: Tự tìm hiểu
Nếu trong gia đình em có người sử dụng máy tính em hãy hỏi để biết máy tính được dùng cho những công việc gì? Ghi lại kết quả
VI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC, CHUẨN BỊ Ở NHÀ (2’)
Học bài, làm bài tập
Nghiên cứu tiếp phần còn lại của bài.
Ngày dạy: 
Ngày dạy:
Lớp: 6A . ; Sĩ số:..................................
Lớp: 6B ...; Sĩ số:...................................
Tiết 6 - BÀI 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được tóm tắt những khả năng của máy tính.
- Biết có thể dùng máy tính vào những công việc gì?
- Biết những ứng dụng thực thế của máy tính trong khoa học kỹ thuật và đời sống, qua đó thấy được vai trò quan trọng của máy tính.
2. Kỹ năng:
 - Máy tính có khả năng trợ giúp con người trong việc xử lí thông tin.
3. Thái độ: 
- Thấy được tầm quan trọng của máy tính điện tử. Say mê hứng thú trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Năng lực: nl tự học, nl hợp tác, nl giao tiếp, nl thẩm mỹ, nl giải quyết vấn đề và sáng tạo, nl công nghệ thông tin truyền thông (ICT): nl sử dụng máy tính, phần mềm; 
- Phẩm chất: Thấy được tầm quan trọng của máy tính điện tử. Say mê hứng thú trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, Sách HD tin học 6, tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tin học 6
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong hoạt động dạy học
2. Tổ chức dạy và học bài mới:
2.1. Hoạt động khởi động:(5’)
- Mục tiêu:Dẫn dắt vào bài để học sinh bước đầu tìm hiểu có thể dùng máy tính vào những việc gì?
Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu một số khả năng của máy tính, các em sang bài mới “có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm những việc trên máy tính (15')
- Mục tiêu: - HS biết được một số ứng dụng của máy tính.
- Phương thức: Hoạt động cá nhân
- Tiến trình thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv: Ngoài các việc đã được học ở tiết trước theo em má

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_ban_dep.docx