Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

1. Kiến thức:Học xong bài này, em sẽ:

- Biết thông tin là gì

- Biết được thế nào là thu nhận và xử lí thông tin

- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

 

docx 179 trang Mạnh Quân 26/06/2023 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/09/2022
Tiết: 01
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1. THÔNG TIN THU NHẬN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN (1 TIẾT)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Học xong bài này, em sẽ:
- Biết thông tin là gì
- Biết được thế nào là thu nhận và xử lí thông tin
- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tin học: Hình thành, phát triển các năng lực:
+ NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
+ NLe: Hợp tác trong môi trường số.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Chăm chỉ: cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập
+ Trách nhiệm: Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính, máy chiếu..
2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
c) Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh. Và để hiểu rõ hơn, về việc thu nhận và xử lí thông tin, chúng ta cùng đến với bài 1.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thông tin và thu nhận thông tin
a) Mục tiêu:
- Biết thông tin là gì, vật mang tin là gì.
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1
- GV chiếu hình ảnh một trang báo, yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận để thực hiện hoạt động 1:
+ Một trong những thông tin em thu nhận được từ trang báo này là gì?
+ Thông tin em vừa đọc là nói về ai hay về cái gì?
NV2
- GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 1 sgk và yêu cầu HS rút ra kết luận:
+ Thông tin là gì?
+ Thế nào là vật mang tin?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 1.
- HS rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và vật mang tin
- Thông tin là những gì đem lại cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.
+ Ví dụ: Em nghe tiếng trống trường vừa điểm -> Vào học
- Vật mang tin là vật, phương tiện mang lại cho con người thông tin dưới dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
+ Ví dụ: Vật mạng tin là sách, đài radio, tivi, bức ảnh, thẻ nhớ...
Hoạt động 2: Xử lí thông tin
a) Mục tiêu: Nêu được hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1
- GV cho HS bắt cặp, đọc thông tin ở hoạt động 2 và thảo luận, trả lời câu hỏi.
NV2
- GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 2 sgk.
- GV hướng dẫn HS để HS hiểu thế nào là xử lí thông tin: Xử lí thông tin diễn ra trong bộ não con người. Kết quả của hoạt động xử lí thông tin là thông tin đầu ra.
Bộ não kết hợp thông tin vừa thu nhận được với hiểu biết đã có sẵn từ trước để rút ra kết quả là thông tin đầu ra. Thông tin đầu ra sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục đích của người xử lí. Và trên cơ sở có thông tin đầu ra, quyết định hành động như thế nào cho phù hợp nhất là tùy thuộc chủ thể con người.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 2.
- HS rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Xử lí thông tin
HĐ2:
- Tình huống 1: Em biết được “có tiêng chuông đồng hồ báo thức reo” hay “đã đến giờ dậy” để đến lớp đúng giờ, em cần “dậy để chuẩn bị đi học”.
- Tình huống 2: Em biết được: “bắt đầu chắn đường”, em cần “dừng lại”.
Kết luận: 
Xử lí thông tin: Từ thông tin vừa thu nhận được, kết hợp với hiểu biết đã có từ trước để rút ra thông tin mới, hữu ích.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập:
Bài 1. Xét tình huống sau:
Em đang đi trên đường thấy mây đen kéo tới bao phủ bản trời, gió mạnh nỏi lên. Hãy trả lời lần lượt hai cân hỏi sau:
1) Thông tin em vừa nhận được là gi?
2) Em biết trực tiếp từ sự vật, hiện tượng hay biết được từ vật mang tin?
Bài 2. Xét hai tình huống sau:
+ Tình huống 1: Cô giáo trả bài kiểm tra, em biết mình được 7 điểm.
+ Tình huống 2: Bác sĩ nghe tim của bệnh nhân để khám bệnh.
Với mỗi tình huống mỏ tả trên đây, em hãy trả lời câu hỏi sau: Có vật mang tin trong tình huống này hay không? Nếu có thì đó là gì?
Bài 3 (HS Khá – Giỏi): Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”.
Hãy trả lời lần lượt hai cân hỏi sau:
1) Thông tin em vừa nhận được là gi?
2) Em biết trực tiếp từ sự vật, hiện tượng hay biết được từ vật mang tin?
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và trình bày kết quả:
Bài 1: 
1) Thông tin em nhận được là “có mây đen kéo tới bao phủ bầu trời, có gió mạnh nổi lên”.
2) Em nhận biết trực tiếp hiện tượng trên, không có vật mang tin ở đây.
Bài 2: 
+ Tình huống 1: Vật mang tin là tờ bài kiểm tra
+ Tình huống 2: Vật mang tin: không có; bác sĩ nghe trực tiếp nhịp tim của bệnh nhân.
Bài 3: 
1) Thông tin em nhận được là “ngày mai trời có thể mưa”.
2) Em nhận biết được từ vật mang tin ở đây.
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi: Mỗi biển báo, biểu tượng, hình ảnh sau đây em thường thấy ở đâu và theo em nó được đùng để thông báo điều gì cho mọi người?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:
+ Hình a: Thấy ở bệnh viện , thông báo đây là giường của bệnh nhân
+ Hình b: Thấy ở mọi nơi, thông báo mọi người vứt rác vào thùng rác
+ Hình c: Thấy ở nơi công cộng, thông báo có mạng wifi
- GV nhắc nhở HS và chốt kiến thức bài học.
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày soạn: 08/09/2022
Tiết: 02
BÀI 2. LƯU TRỮ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN (1 TIẾT)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Học xong bài này, em sẽ:
- Biết được thế nào là lưu trữ và trao đổi thông tin
- Biết được dữ liệu là gì
- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin
- Biết được tầm quan trọng của thông tin và trao đổi thông tin trong cuộc sống hằng ngày.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
+ NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
+ NLe: Hợp tác trong môi trường số.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Giáo án, hình ảnh liên quan đến bài học, phòng máy tính, máy chiếu..
2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
c) Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh. Và để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài: Lưu trữ và trao đổi thông tin.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Lưu trữ thông tin
a) Mục tiêu:
+ Biết được thế nào là lưu trữ thông tin.
+ Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin.
b) Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc thông tin ở mục 1 sgk, chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là lưu trữ thông tin?
+ Dữ liệu là gì?
+ Lấy ví dụ để so sánh sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 1.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Lưu trữ thông tin
- Lưu trữ thông tin là hoạt động đưa thông tin vào vật mang tin.
- Dữ liệu là thông tin dưới dạng được chưa trong vật mang tin
- Có ba dạng dữ liệu: dạng chữ và số, dạng hình ảnh và dạng âm thanh.
- Ví dụ về thông tin và dữ liệu:
Tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu. Tiếng trống được đặt trong bối cảnh ngày khai trường, trở thành thông tin, mang ý nghĩa: Tiếng trống trang trọng nhắc hở mọi người vè nhiệm vụ học tập khó khăn nhưng cũng đầy hứng khởi với những niềm vui trong học tập.
Hoạt động 2: Trao đổi thông tin.
a) Mục tiêu: Biết được thế nào là trao đổi thông tin.
b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1
- GV cho HS đọc thông tin ở mục 2 sgk, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trao đổi thông tin là gì?
+ Muốn trao đổi thông tin cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
+ Trao đổi thông tin diễn ra khi nào?
NV2
- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện hoạt động 1 trang 9 sgk.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 2.
- HS rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Trao đổi thông tin
- Trao đổi thông tin là gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin tới bên gửi.
- Hoạt động trao đổi thông tin diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, trong công việc hằng ngày của con người. Nó là một hoạt động thiết yếu không thể thiếu và diễn ra rất tự nhiên.
HĐ1:
Tình huống
Bên gửi thông tin
Bên nhận thông tin
1
Bạn gửi mẩu giấy
Em
2
Xe cứu hỏa
Những người khác trên đường.
Hoạt động 3: Các bước trong hoạt động thông tin của con người
a) Mục tiêu: Nắm được các bước trong quá trình hoạt động thông tin của con người.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, trình bày, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu hình ảnh 1 trong sgk lên bảng và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Qúa trình hoạt động thông tin của con người gồm những hoạt động nào?
+ Có nhất thiết phải luôn có đủ và liên tục các bước như trên hay không?
+ Theo em, những hoạt động nào diễn ra trong bộ não con người? Những hoạt động nào xảy ra bên ngoài bộ não con người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức và cho HS chuyển sang nội dung mới.
3. Các bước hoạt động thông tin của con người
- Hoạt động thông tin con người gồm: Con người thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài -> xử lí thông tin -> ghi nhớ và lưu trữ thông tin -> trao đổi thông tin.
- Không bắt buộc phải luôn đầy đủ và liên tục các bước theo trình tự.
- Từ “thông tin vào” đến “ghi nhớ trong đàu là hoạt động trong não bộ.
- “lưu trữ” và trao đổi thông tin là hoạt động ngoài não bộ.
Hoạt động 4: Vai trò quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin
a) Mục tiêu: Biết được tầm quan trọng của thông tin và trao đổi thông tin trong cuộc sống hằng ngày.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu hoạt động 2, tìm hiểu thông tin sgk, yêu cầu HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS hoạt động nhóm 3- 4 người, đọc hoạt động 2, thảo luận và trả lời.
- Sau đó, GV phân tích ví dụ ở phần thông tin sgk, dẫn dắt cho HS thấy được sự quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- HS nghe GV phân tích, nắm bắt kiến thức GV truyền tải.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả của hoạt động 2.
- HS nhắc lại sự quan trọng của thông tin và trao đổi thông tin.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức.
4. Vai trò quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin
HĐ2
+ Tình huống 1: Hậu quả có thể là chết người.
+ Tình huống 2: Hậu quả có thể là vụ cháy.
Kết luận:
Thông tin rất quan trọng đối với con người; hoạt động thông tin diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Thiếu thông tin có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập:
Bài 1. Em hãy cho biết phóng viên phỏng vấn, cảnh sát điều tra hiện tượng vụ tai nạn có thể dùng những cách nào để lưu trữ thông tin. Trong mỗi trường hợp đó, thông tin được chuyển thành dữ liệu dạng gì?
Bài 2. Có những cách nào để lưu trữ thông tin trong những trường hợp sau và khi lưu trữ em có loại dữ liệu gì?
1) Em muốn ghi lại lời giảng của cô gáo
2) Em đi du lịch với gia đình đến Đà Lạt, muốn khoe với bạn biết hoa dã quỳ trông như thế nào?
3) Em học tiếng anh, muốn có mẫu phát âm của giáo viên để luyện theo.
4) Em muốn ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp (HS Khá – Giỏi)
- Các cặp đôi tiếp nhận nhiệm vụ, nắm rõ yêu cầu, thảo luận và trình bày kết quả:
Bài 1: Có nhiều cách để lưu trữ thông tin. Để không bỏ sót dữ liệu, phóng viên, cảnh sát điều tra nên sử dụng cả ba dạng dữ liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Bài 2: 
Viết vào vở, máy ghi âm
Chụp ảnh, viết mô tả, viết thư cho bạn...
Ghi âm.
Viết một bài văn, Vẽ một bức tranh hay chụp một tấm ảnh 
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 10sgk. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:
Câu 1: Ý nghĩa của việc này là để người khiếm thị cũng biết được lúc nào có thể sang đường.
Câu 2: Trong tình huống “Cô giáo đạng giảng bài, em nghe và ghi bài vào vở” có cả người gửi thông tin, người nhận thông tin, hoạt động trao đổi thông tin và hoạt động lưu trữ thông tin.
=> (1) đúng (2) sai (3) đúng (4) đúng (5) đúng.
HS Khá - Giỏi: Tự lấy được một số ví dụ về tầm quan trọng của thông tin
- GV nhắc nhở HS và chốt kiến thức bài học.
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày dạy: /9/2022
Tiết 03 - BÀI 3. MÁY TÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN (1 TIẾT)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Học xong bài này, em sẽ:
- Biết được một vài thiết bị số thông dụng
- Giải thích được máy tính và các thiết bị số là công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử thí và truyền thông tin.
- Biết được máy tính quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
+ NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
+ NLe: Hợp tác trong môi trường số.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Giáo án, sgk, hình ảnh một số thiết bị số, hình ảnh về thành tựu khoa học công nghệ của máy tính, hình ảnh hạn chế của máy tính hiện nay,...
2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV chiếu video, HS quan sát
c) Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu video về sự ra đời của máy tính ( 
- GV đặt vấn đề: Từ khi ra đời đến nay, máy tính đã có nhiều lần “biến hình” và có cung cấp nhiều điều bổ ích cho con người. Vậy máy tính đã thực hiện chức năng thông tin như thế nào tới con người trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta cùng đến với bài: Máy tính trong hoạt động thông tin.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Một số thiết bị số thông dụng
a) Mục tiêu: Biết được một số thiết bị sống thông dụng ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày.
b) Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu một số hình ảnh về các thiết bị ở hình 1 trang 11sgk và yêu cầu HS: Hãy kể tên của các thiết bị em đã biết ở trong hình 1?
- GV giúp HS biết thêm về chức năng thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin của mỗi thiết bị số.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, nêu tên của các thiết bị
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo kết quả trước lớp, nghe GV giới thiệu công dụng của các thiết bị. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận thêm: Một thiết bị số có khả năng làm một, một vài hoặc tất cả các chức năng .
1. Một số thiết bị số thông dụng
- Đĩa CD, ổ cứng máy tính, thẻ nhớ, điện thoại, máy ảnh, USB hay camera... đều là các thiết bị số.
- Các thiết bị số nhỏ gọn hỗ trợ con người trong hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin một cách hiệu quả.
Hoạt động 2: Máy tính thay đổi cách thức và chất lượng hoạt động thông tin của con người
a) Mục tiêu: Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV dựa vào sgk, giới thiệu nhu cầu sử dụng máy tính cũng như công dụng của máy tính mà mọi hoạt động thông tin của con người cũng trở nên chất lượng hơn, cụ thể hơn 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể để so sánh giữa việc sử dụng máy tính hỗ trợ và khả năng của con người khi không có máy tính hỗ trợ trong quá trình làm việc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức, thảo luận cùng bạn tìm ví dụ minh họa.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày ví dụ 
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Máy tính thay đổi cách thức và chất lượng hoạt động thông tin của con người
- Sự hiệu quả của máy tính trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin thể hiện ở nhiều khía cạnh: làm việc không mệt mỏi, tốc độ nhanh, năng lực mạnh, chất lượng cao, thuận tiện, dễ dùng...
=> Hiệu quả khi dùng máy tính trong các hoạt động thông tin đã to lớn đến mức tạo ra những thay đổi có tính cách mạng.
Hoạt động 3: Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghệ
a) Mục tiêu: Biết được máy tính quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta, giúp con người chinh phục nhiều đỉnh cao mới trong lĩnh vực công nghệ.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc thông tin ở mục 3trang 12sgk và yêu cầu HS thảo luận, tìm ra một số ví dụ chứng minh máy tính giúp con người chinh phục đỉnh cao của công nghệ? (Lưu ý HS không được lấy ví dụ đã được nhắc trong bài).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, tìm ví dụ minh họa
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức và cho HS chuyển sang nội dung mới.
3. Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghệ
- Máy tính thiết kế tàu vũ trụ, tàu ngầm, tiên lửa 
- Máy tính điều khiển máy bay, ô tô không người lái 
- Máy tính sáng chế ra robot, cứu nạn nhân từ vùng núi lửa, vùng có hóa chất độc hại 
=>Với khả năng tính toán rất nhanh, máy tính đã giúp con người đạt được nhiều thành tựu KH-CN.
Hoạt động 4: Những hạn chế của máy tính hiện nay và khả năng của máy tính trong tương lai
a) Mục tiêu:
- Biết được một số hạn chế của máy tính
- Biết được những điều đặc biệt máy tính có thể mang đến cho con người trong tương lai.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu thông tin sgk, yêu cầu HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi: Theo em, bên cạnh những công dụng lớn lao đã nhắc ở nội dung 3, máy tính hiện nay vẫn còn có những hạn chế nào?
- Dựa vào câu trả lời của HS, GV giảng giải cho HS hiểu nhưng điều còn hạn chế mà máy tính hiện nay đang gặp phải.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy mong muốn của em về chiếc máy tính tương lai sẽ như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức, tìm ra những hạn chế của máy tính.
- HS nghe GV phân tích, nắm bắt kiến thức GV truyền tải.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến còn thiếu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức.
4. Những hạn chế của máy tính hiện nay và khả năng của máy tính trong tương lai.
*Hạn chế của máy tính:
+ Máy tính chưa biết ngửi, chưa biết nếm và chưa biết sờ.
+ Máy tính chưa giỏi làm việc có tính nghệ thuật.
=> Máy tính cũng có hạn chế, không phải làm được tất cả mọi việc.
*Máy tính trong tương lai:
+ Máy tính biết vẽ tranh, viết nhạc
+ Máy tính sáng tạo robot biết nói chuyện, dạy học...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập vào vở:
Cho các thiết bị số:
Điện thoại thông minh 
Máy ảnh số
Máy ghi âm số
Laptop có camera và micro
Máy tính để bàn (không gắn camera và micro)
Em hãy cho biết thiết bị nào có thể:
a) Thu nhận trực tiếp thông tin dạng âm thanh (biết nghe)
b) Thu nhận trực tiếp thông tin dạng hình ảnh (biết nhìn)
c) (HS Khá – Giỏi)Tự nêu được một số thiết bị số thông dụng
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, ghi chép kết quả vào vở.
- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày:
a) Thu nhận dạng âm thanh: 1), 3), 4)
b) Thu nhận dạng hình ảnh: 1), 2), 4)
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập:
Hãy cho biết, máy tính hay con người làm tốt hơn trong mỗi việc sau:
Thu nhận thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh và lưu trữ dữ liệu
Thu nhận thông tin khứu giác, vị giác, xúc giác
Tính toán, xử lí thông tin
Sáng tác văn học, nghệ thuật
Trao đổi thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:
 1) máy tính 2) con người 3) máy tính 4) con người 5) máy tính
- GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tuần 4
Ngày soạn: 22/09/2022
BÀI 4. BIỂU DIỄN VĂN BẢN, HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRONG MÁY TÍNH (1 TIẾT)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Học xong bài này, em sẽ:
- Biết được bit là gì
- Biết được mỗi kí tự, mỗi văn bản được biểu diễn như thế nào trong máy tính
- Biết được thế nào là số hóa dữ liệu.
2. Năng lực tin học
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
- Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
+ NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
+ Nle: Hợp tác trong môi trường số.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: Giáo án, sgk, hình ảnh và thiết bị liên quan đến bài học,...
2 – HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV chơi trò chơi
c) Sản phẩm: Tinh thần tham gia trò chơi của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV cho học sinh chơi trò chơi lật mảnh ghép
- GV nêu qua cách chơi và cho học sinh chơi trò chơi.
- Kết thúc trò chơi GV giới thiệu về hình ảnh phía sau mảnh ghép và dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm bit
a) Mục tiêu: Biết được bit là gì
b) Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV phát biểu định nghĩa bit, nói rõ cho HS biết ý tưởng hình thành khái niệm bit để từ đó HS hiểu bản chất bit là gì.
- GV nhận mạnh: bit chỉ có thể nhận một trong hai trạng thái, kí hiệu là 0 và 1. 
- GV yêu cầu HS: Tượng tự như hai kí hiệu 0 và 1, em hãy lấy thêm một số cách kí hiệu khác mà em biết?
- GV cho HS đọc thầm và thực hiện hoạt động 1 trang 14sgk.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, nêu tên của các thiết bị
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo kết quả trước lớp, nghe GV giới thiệu công dụng của các thiết bị. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận thêm: Một thiết bị số có khả năng làm một, một vài hoặc tất cả các chức năng .
1. Khái niệm bit
- Bit là đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn và lưu trữ thông tin. Bit chỉ có thể nhận một trong hai trạng thái, kí hiệu là “0” và “1”.
- Ngoài ra có thể dùng kí hiệu khác như “on” và “of”, “bật” và “tắt”, “đúng” và “sai”.
HĐ1
Không
Có
Hoạt động 2: Biểu diễn chữ cái và văn bản trong máy tính
a) Mục tiêu: Biết được mỗi kí tự, mỗi văn bản được biểu diễn như thế nào trong máy tính.
b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu ban đầu chữ cái và văn bản trong máy tính.
- GV giảng giải giúp HS nêu và sử dụng khái niệm kí tự.
- GV hướng dẫn, giảng giải để HS hiểu được cách biểu diễn văn bản bằng các dãy bit.
- GV đưa ví dụ minh họa cho HS tham khảo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày lại nội dung kiến thức đã được học.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuyển sang nội dung mới.
2. Biểu diễn chữ cái và văn bản trong máy tính
- Kí tự là tên gọi chung cho chữ cái, chữ số, dấu cách, dấu chính tả, kí hiệu khác...
- Mỗi chữ cái được biểu diễn bằng một dãy bit xác định, mỗi văn bản được biểu diễn bằng một dãy bit.
- Ví dụ:
Hoạt động 3: Số hóa văn bản, hình ảnh, âm thanh
a) Mục tiêu: Biết được thế nào là số hóa dữ liệu
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu cho HS hiểu thế nào là một dãy bít từ đó dẫn dắt HS vào khái niệm số hóa văn bản, khái niệm số hóa hình ảnh, số hóa âm thanh.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành HĐ2 trang 16sgk.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe thông tin, tiếp nhận kiến thức mới.
- HS thảo luận nhóm, đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức và cho HS chuyển sang nội dung mới.
3. Số hóa văn bản, hình ảnh, âm thanh
- Số hóa văn bản là việc chuyển văn bản thành dãy bit.
- Số hóa hình ảnh là việc chuyển hình ảnh thành dãy bit. Kết quả số hóa một hình ảnh là “hình ảnh số”.
- Số hóa âm thanh là việc chuyển đoạn âm thanh thành dãy bit. Kết quả số hóa của một đoạn âm thanh là “âm thanh số”.
- Số hóa dữ liệu là chuyển dữ liệu thành dãy bit, tức là dãy các kí hiệu “0” hoặc “1” liên tiếp, để máy tính có thể xử lí.
HĐ2: Kết quả nhận được là:
11111111
11111111
01111110
00111100
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 16 sgk.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, ghi chép kết quả vào vở.
- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày:
+ Chữ T : 0001
+ Chữ H: 1000
+ Chữ P : 0

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.docx