Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Năm học 2022-2023

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.

- Phân biệt được thông tin và vật mang tin.

- Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin.

- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

 

docx 24 trang Mạnh Quân 27/06/2023 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1+2
Tiết 1+2
Ngày soạn: 22/08/2022
Chủ đề 1 MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Thời gian thực hiện: (2tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin.
- Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin.
- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
2.2. Năng lực Tin học:
Năng lực C (NLc):
- Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc.
- Từng bước nhận biết được - một cách không tường minh - tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, màn hình, phiếu học tập, 
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết được thông tin là những gì bản thân thu nhận được trong cuộc sống hằng ngày xung quanh em.
- Biết bộ phận thu nhận thông tin là các giác quan và não là trung tâm xử lý.
b) Nội dung:
- Trong cuộc sống hằng ngày em nhìn thấy, nghe, cảm nhận được những gì xung quanh? 
- Tất cả những gì em nhìn thấy, nghe, cảm nhận được bộ phận nào của chúng ta thu nhận, bộ phận nào xử lý?
c) Sản phẩm:
- Thu nhận được các thông tin trong cuộc sống hằng ngày xung quanh em.
- Bộ phận thu nhận thông tin là các giác quan và não xử lý.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu hs hoạt động nhóm (Mỗi nhóm 6 bạn) thảo luận thống nhất kết quả trên giấy A4: 
 	1. Trong cuộc sống hằng ngày em em thấy, nghe, cảm nhận đượcnhững gì xung quanh em? 
2. Tất cả những vấn đề đó được bộ phận nào của chúng ta thu nhận và xử lý?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận bài tập trong phiếu học tập và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm hoàn thành lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện.
1. Trong cuộc sống hằng ngày em nhìn thấy những con số, dòng chữ, những hình ảnh trong sách, các hoạt động xung quanh, ; nghe tiếng chim hót, tiếng loa phường, tiếng xe cộ trên đường, ; cảm nhận được nóng, lạnh, chua, cay, 
2. Tất cả những gì em thấy được bộ phận các giác quan thu nhận và não xử lý.
- HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện.
* Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ học tập và kĩ năng hoạt động nhóm của HS. Từ đó hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 phút)
Hoạt động 2.1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (30 phút)
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Phân biệt được thông tin và vật mang thông tin
b) Nội dung: Thông tin và dữ liệu
c) Sản phẩm:
- Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Phân biệt được thông tin và vật mang thông tin
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Thảo luận nhóm 6 bạn, hoàn thành các câu hỏi sau vào bảng nhóm trong thời gian 5 phút:
Câu 1: (Trang 5 SGK) Đọc đoạn văn Hoạt động 1 và cho biết bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
Câu 2: Bạn An xem dự báo thời tiết trên ti vi, bạn An thấy những gì?
Câu 3: Quan sát hình ảnh sau và cho biết hình ảnh trên có những gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện 2 nhóm đã hoàn chỉnh lên báo cáo kết quả hoạt động.
+ Câu 1:
* Minh thấy đèn giao thông đổi màu.
 * Minh qua đường.
+ Câu 2:
* An thấy các con số, văn bản, hình ảnh trên ti vi
 * An biết hôm nay trời nắng.
+ Câu 3:
* Hình ảnh trên có chữ, số.
* Đi đến địa điểm du lịch.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định:
- GV: Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV chính xác hóa các câu trả lời của HS và bổ sung thông tin vào các ý trên nhằm dẫn HS vào bài.
* Dữ liệu
* Thông tin
* Vật mang thông tin
là Minh thấy đèn giao thông đổi màu; An thấy các con số, văn bản, hình ảnh trên ti vi; Hình ảnh trên có chữ, số
là Minh qua đường; An biết hôm nay trời nắng; Đi đến địa điểm du lịch
là Đèn giao thông; Dự báo thời tiết; Tấm bảng
*GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi sau trong 5 phút: 
Từ những ví dụ trên em hãy cho biết:
a) Thông tin là gì?
b) Dữ liệu là gì?
c) Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?
d) Vật mang thông tin là gì ?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả thảo luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 2
- Đại diện nhóm đã hoàn chỉnh đứng tại chỗ báo cáo kết quả hoạt động.
a) Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
b) Thông tin được ghi lên vật mang thông tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
c) Vì dữ liệu đem lại thông tin nên đôi khi “dữ liệu” cũng được thay bằng “thông tin”. Tuy vậy, thông tin và dữ liệu vẫn có những điểm khác nhau.
d) Vật mang thông tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin.
Ví dụ: Biển báo, giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ, .
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 2
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV chốt kiến thức
I. Thông tin và dữ liệu:
1. Thấy gì? Biết gì ?
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
- Thông tin được ghi lên vật mang thông tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Vật mang thông tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin
Ví dụ: Biển báo, giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ, .
*GV giao nhiệm vụ học tập 3
Thảo luận nhóm (Chia lớp thành 2 nhóm), hoàn thành các bài tập sau trong 3 phút:
s1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục phù hợp ở cột B.
A
B
1) Thông tin
a) Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, 
2) Dữ liệu
b) Hiểu biết của con người về thế giới
3) Vật mang tin
c) Vật chứa dữ liệu
 2. Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu?
16:00 
0123456789 
Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong các nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
* Báo cáo, thảo luận 3
- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
* Nhóm 1:
Câu 1: 1-B; 2-A; 3-C.
*Nhóm 2:
Câu 2:
+ Dòng 1: Dữ liệu
+ Dòng 2: Dữ liệu và thông tin
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 3
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về thông tin và dữ liệu
Hoạt động 2.2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÔNG TIN (25 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người và các hoạt động đều cần đến thông tin.
- Biết lựa chọn thông tin đúng giúp ích cho con người.
b) Nội dung: Hỏi để có thông tin.
c) Sản phẩm:
- Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người và các hoạt động đều cần đến thông tin.
- Lựa chọn thông tin đúng giúp ích cho con người.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Thảo luận nhóm 6 bạn, hoàn thành các câu hỏi sau vào phiếu học tập số 1 trong 5 phút: (Trang 6 SGK) Đọc đoạn văn 1 trong phần Kiến thức mới và cho biết:
+ Câu 1: Bài học chiến dịch Điện Biên Phủ cho em biết những thông tin gì?
+ Câu 2: Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào? 
+ Câu 3: Thông tin đem lại cho con người những gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập 1
* Báo cáo, thảo luận 1
- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
+ Câu 1: Địa điểm, thời gian, diễn biến trận đánh . 
+ Câu 2: Những thông tin đó giúp em biết được truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
+ Câu 3: Thông tin đem lại sự hiểu biết của người .
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Thảo luận nhóm bàn, hoàn thành các câu hỏi sau vào phiếu học tập số 2 trong 5 phút: (Trang 6 SGK) Đọc đoạn văn 2 trong phần Kiến thức mới và cho biết
+ Câu 1: An chuẩn bị sang nhà Minh học nhóm. An nghe mẹ nói “trời sắp mưa”. Thông tin đó làm An có hành động gì?
+ Câu 2: Thông tin có khả năng làm gì? 
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập 2
* Báo cáo, thảo luận 2
- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
+ Câu 1: An có hành động là quay vào nhà lấy chiếc ô.
+ Câu 2: Thông tin có khả năng thay đổi hành động của con người.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 2
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV chốt kiến thức
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÔNG TIN:
2. Hỏi để có thông tin:
- Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin
- Thông tin đúng giúp con người có những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Thảo luận nhóm 6 bạn, hoàn thành Hoạt động 2 vào phiếu học tập số 3 trong 5 phút (Trang 7 SGK) Lớp em có buổi dã ngoại. Hãy tìm thông tin cho buổi dã ngoại đó?
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quảghi vào bảng nhóm
* Báo cáo, thảo luận 3
- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
+ Lập kế hoạch cho buổi dã ngoại.
+ Thông tin về cảnh vật xung quanh để chụp ảnh.
+ Các trò chơi khi đi dã ngoại.
+ Chuẩn bị trang phục.
+ Các di tích tham quan.
+ Các món ăn cần phải mang theo.
+ Bài thu hoạch cho buổi dã ngoại.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 3
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về tầm quan trọng của thông tin
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (20 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập
 (Phiếu học tập 4)
Bảng 1.1 cho biết lượng mưa trung bình hàng tháng (theo đơn vị mn) của hai năm 2017, 2018 ở một số địa phương (theo Tổng cục Thống kê)
Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình hàng tháng
Tháng
Thành phố
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hà Nội
43,8
11,2
73,2
39,0
157,2
200,7
438,6
298,3
248,3
177,1
23,8
65,9
Huế
201,0
126,6
34,1
119,2
127,9
134,2
25,7
78,2
216,6
325,9
484,5
560,5
Đà Nẵng
78,9
36,1
24,5
89,5
40,9
92,2
216,3
117,1
168,8
308,5
518,6
163,5
Vũng Tàu
58,5
0,4
1,2
22,4
166,8
287,7
203,5
167,6
267,9
297,1
143,0
24,9
Em hãy xem bảng 1.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các con số trong cột tháng 9 là thông tin hay dữ liệu?
b) Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố khác” là thông tin hay dữ liệu?
c) Trả lời câu hỏi: “Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?”. Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?
d) Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch không?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào bảng nhóm
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả (Trang 7/SGK)
a) Các con số trong bảng là dữ liệu.
b) Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa hơn các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin.
c) “Huế ít mưa nhất vào tháng 3 trong năm”. Câu trả lời này là thông tin.
d) Câu trả lời trong câu c) có ảnh hưởng đến lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch. Nếu người du lịch muốn tham quan Huế thì tháng Ba là một lựa chọn tốt vế thời gian vì họ sẽ tránh được những cơn mưa.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kết quả cuối cùng
Hoạt động 4: VẬN DỤNG (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập có nội dung gắn với thực tiễn.
b) Nội dung: Vận dụng
c) Sản phẩm:
- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ tự học theo nhóm và cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a. Có những lựa chọn cho trang phục phù hợp
b. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Bài 2: Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của các em.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để HS hiểu rõ nhiệm vụ.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà rồi báo cáo vào tiết sau
Phiếu học tập số 1:
Câu 1: Bài học chiến dịch Điện Biên Phủ cho em biết những thông tin gì?
Câu 2: Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào? 
Câu 3: Thông tin đem lại cho con người những gì?
Phiếu học tập số 2:
Câu 1: An chuẩn bị sang nhà Minh học nhóm. An nghe mẹ nói “trời sắp mưa”. Thông tin đó làm An có hành động gì?
Câu 2: Thông tin có khả năng làm gì? 
Phiếu học tập số 3:
ĐÁP ÁN
Phiếu học tập số 4:
Bảng 1.2 cho biết lượng mưa trung bình hàng tháng (theo đơn vị mn) của hai năm 2017, 2018 ở một số địa phương (theo Tổng cục Thống kê)
Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình hàng tháng
Tháng
Thành
 phố
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hà Nội
43,8
11,2
73,2
39,0
157,2
200,7
438,6
298,3
248,3
177,1
23,8
65,9
Huế
201,0
126,6
34,1
119,2
127,9
134,2
25,7
78,2
216,6
325,9
484,5
560,5
Đà Nẵng
78,9
36,1
24,5
89,5
40,9
92,2
216,3
117,1
168,8
308,5
518,6
163,5
Vũng Tàu
58,5
0,4
1,2
22,4
166,8
287,7
203,5
167,6
267,9
297,1
143,0
24,9
Em hãy xem bảng 1.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các con số trong cột tháng 9 là thông tin hay dữ liệu?
b) Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố khác” là thông tin hay dữ liệu?
c) Trả lời câu hỏi: “Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?”. Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?
d) Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch không?
ĐÁP ÁN
Tuần 3+4
Tiết 3+4
Ngày soạn: 29/08/2022
Chủ đề 1 MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin.
- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về xử lí thông tin trong máy tính.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về xử lý thông tin trong máy tính.
2.2. Năng lực Tin học:
Năng lực C (NLc):
- Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức
- Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính..
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, màn hình, 
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU (5 phút)
a) Mục tiêu:
Biết được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin trong ví dụ một cầu thủ bóng đá thực hiện quả phạt đền.
b) Nội dung:
Cầu thủ đã thực hiện như thế nào để có cú sút vào cầu môn?
c) Sản phẩm:
Cách xử lý thông tin để thực hiện quả phạt đền đá quả bóng vào khung thành thủ môn.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin sgk, quan sát video
- Hoạt động nhóm thảo luận:
+ Trong video em nhìn thấy cầu thủ dùng mắt để làm gì?
+ Em thấy làm thế nào cầu thủ thực hiện cú sút chuẩn xác vào cầu môn?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Trong video em nhìn thấy cầu thủ dùng mắt để xác định vị trí của thủ môn.
- Em thấy cầu thủ sử dụng mắt xác định vị trí, não đánh giá góc sơ hở, sải bước, lấy đà 
* Kết luận, nhận định
- Sau khi thực hiện xong câu hỏi giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. Từ đó hướng hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiên thức mới.
2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 phút)
Hoạt động 2.1: Xử lý thông tin
a) Mục tiêu: Biết được cách xử lí thông tin để thực hiện quả phạt đền đá bóng vào khung thành thủ môn.
b) Nội dung: Xử lý thông tin
c) Sản phẩm: Cách xử lí thông tin để thực hiện quả phạt đền đá bóng vào khung thành thủ
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập nhiệm vụ 1:
- HS đọc ví dụ về cầu thủ sút bóng, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Đại diện nhóm trả lời, hoàn thành 5 câu hỏi trong SGK/8:
Em hãy xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và trả lời các câu hỏi sau:
1. Bộ não cầu thủ nhận được thông tin từ các giác quan nào?
2. Thông tin nào được não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
3. Bộ não xử lý thông tin nhận được thành thông tin gì?
4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
5. Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
- HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
+ Câu 1: Mắt theo dõi thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó.
+ Câu 2: Thông tin về vị trí và động tác của thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó.
+ Câu 3: Bộ não dùng kinh nghiệm để xử lí thông tin về vị trí của thủ môn thành điểm sơ hở khi bảo vệ khung thành, từ đó chuyển thành thông tin điều khiển đôi chân cầu thủ.
+ Câu 4: Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến hệ thống cơ bắp thành những thao tác vận động toàn thân, đặc biệt là sự di chuyển của đôi chân, thực hiện cú sút phạt với hiệu quả cao nhất.
+ Câu 5: Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm 4 hoạt động: thu nhận, lưu trữ, xử li và truyền.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2:
- HS đọc nội dung sgk, sau đó GV kết nối kiến thức giúp HS phát hiện ra 4 bước xử lí thông tin cơ bản.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: đọc nội dung, theo tinh thần xung phong mỗi HS tìm một ví dụ về hoạt động có ý thức của con người.
* Báo cáo, thảo luận
- HS đại diện lên báo cáo kết quả hoạt động.
+ Thu nhận thông tin, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, truyền thông tin.
* Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động. Cho điểm các cá nhân làm tốt.
- GV chính xác hoá các câu trả lời của HS.
- GV chốt kiến thức.
1. Xử lí thông tin
Các hoạt động xử lí thông tin bao gồm:
- Thu nhận thông tin
- Lưu trữ thông tin
- Xử lí thông tin
- Truyền thông tin
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi SGK/9
+Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? Giải thích tại sao?
a) Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói ? Em hãy xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và trả lời các câu hỏi sau:
1. Bộ não cầu thủ nhận được thông tin từ các giác quan nào?
2. Thông tin nào được não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
3. Bộ não xử lý thông tin nhận được thành thông tin gì?
4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
5. Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?
+ Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? Giải thích tại sao?
a) Em đang nghe chương trình ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam.
b) Bố em xem chương trình thời sự ti vi
c) Em chép bài trên bảng vào vở.
d) Em thực hiện phép tính nhẩm.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn.
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động. Lưu ý câu hỏi mang tính gợi mở, phát huy trí tưởng tượng nên câu trả lời khá đa dạng, vì vậy có thể chấp nhận nhiều phương án trả lời nếu có lí.
a. Thu nhận thông tin. Hoặc vừa thu nhận, vừa xử lí thông tin.
b. Thu nhận và lưu trữ thông tin.
c. Lưu trữ hoặc xử lí thông tin
d. Xử lí thông tin
* Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về xử lý thông tin
Hoạt động 2.2: Xử lý thông tin trong máy tính (25 phút)
a) Mục tiêu:Biết được các bước và mô hình xử lý thông tin cơ bản trong máy tính.
b) Nội dung: Hiệu quả của thực hiện xử lí thông tin của máy tính
c) Sản phẩm: Các bước và mô hình xử lý thông tin
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập 1:
- HS đọc nội dung sgk/10, nghe giáo viên hướng dẫn.
- Học sinh thảo luận, trao đổi và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành 2 câu hỏi SGK/10
+ Câu 1: Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lý thông tin?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
+ Câu 2: Chức năng của bộ phận máy tính là gì?
a. Thu nhận thông tin 
b. Hiển thị thông tin
c. Lưu trữ thông tin 
d. Xử lý thông tin
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
+ Câu 1: Đáp án B
+ Câu 2: Đáp án C
* Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Cho điểm các nhóm làm tốt.
- GV chốt kiến thức.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2:
- Thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi phiếu học tập số 1:
Câu 1: Lấy ví dụ máy tính giúp con người trong 4 bước xử lí thông tin?
Câu 2: So sánh hiệu quả thực hiện công việc trên khi sử dụng và không sử dụng máy tính?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
+ Các hoạt động được máy tính hỗ trợ rất đa dạng. Ví dụ như soạn thảo văn bản, tính toán số học; chuyển văn bản thành giọng nói; dịch tự động từ văn bản và từ hình ảnh; các ứng dụng di động, thông minh có hỗ trợ của Internet (thời tiết, thời sự, lưu trữ trực tuyến, tìm đường, mua hàng, thanh toán, theo dõi sức khỏe ) 
+ Sự hỗ trợ của máy tính đem lại hiệu quả cao.
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Chốt nội dung kiến thức chính.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- HS đọc nội dung trong sgk, sau đó GV kết nối kiến thức giải thích cho nhận xét: Máy tính là công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. HS hiểu được xử lí thông tin trong máy tính cũng bao gồm các hoạt động xử lí thông tin như ở người.
- Thảo luận trả lời câu hỏi mở: Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: đọc nội dung, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở và ghi câu trả lời vào vở nháp.
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Gọi 1 HS trả lời.
Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lý thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lý nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.
* Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về xử lý thông tin trong máy tính
HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi bài vào vở
2. XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Hiệu quả của thực hiện xử lí thông tin của máy tính
- Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin.
- Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (20 phút)
a) Mục tiêu:
Khắc sâu kiến thức đã học 
b) Nội dung:
- Củng cố kiến thức đã học thông qua chơi trò chơi và làm bài tập.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘Hộp quà bí mật” bằng các câu hỏi như sau:
Câu 1: Quá trình xử lý thông tin bao gồm mấy hoạt động thành phần?
2 	
3
4
5
Câu 2: Các bước xử lý thông tin cơ bản là:
A. Biến đổi -> Thu nhận -> truyền thông tin -> lưu trữ thông tin.
B. Thu Nhận -> Truyền thông tin -> Biển đổi -> Lưu trữ thông tin.
C. Thu nhận -> Lưu trữ -> Biến đổi -> Truyền thông tin.
D. Lưu trữ -> Thu nhận -> Biến đổi -> Truyền thông tin.
Câu 3: Quá trình quan sát đường đi của tàu biển được gọi là hoạt động:
Xử lý thông tin
Thu nhận thông tin
Lưu trữ thông tin
Truyền thông tin
Câu 4: Chuyển thể từ bài văn xuôi thành văn vần được gọi là:
Xử lý thông tin
Thu nhận thông tin
Lưu trữ thông tin
Truyền thông tin
Câu 5: Chức năng của bộ nhớ máy tính là:
Thu nhận thông tin
Hiển thị thông tin
Lưu trữ thông tin
Biến đổi thông tin
- GV giới thiệu tên trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi, thang điểm chấm. Mỗi đội gồm 6 thành viên thực hiện trả lời các câu hỏi ban tổ chức đưa ra. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất dành chiến thắng. Với phần thưởng được đặt trong 1 hộp quà.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS chia nhóm, cử đại diện trả lời câu hỏi.
- Cử bạn đại diện làm trọng tài nêu câu hỏi và chấm điểm, bầu thư kí ghi điểm cho các nhóm.
- HS tiến hành chơi trò chơi.
* Báo cáo, thảo luận
- Trọng tài: Thông báo hết thời gian hoặc trò chơi kết thúc. Gọi đại diện các nhóm nhận xét chéo. Công bố kết quả -> tổ chức cho nhóm chiến thắng mở quà bí mật
1. C	2. C	3. B	4. A	5. C
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá khả năng nắm kiến thức bài mới thông qua trò chơi. Tuyên dương nhóm nắm chắc kiến thức bài học ngày hôm nay.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi SGK/11:
- Bài tập 1: Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình XLTT? Bộ nhớ có coi là vật mang thông tin không?
- Bài tập 2: Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình XLTT?
a. Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển.
b. Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan.
c. Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần.
d. Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
1. hoạt động lưu trữ - bộ nhớ ngoài
2.
a) Thu nhận thông tin
b) Lưu trữ thông tin
c) Xử lí thông tin
d) Truyền thông tin
- HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kết quả cuối cùng.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập có nội dung gắn với thực tiễn.
b) Nội dung:Vận dụng
c) Sản phẩm:
- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ tự học theo nhóm và cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi SGK/11:
1. Giả sử em được đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các bước xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyển đi.
2. Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính.
a) Y tế b) Giáo dục 
c) Âm nhạc d) Hội họa. 
e) Xây dựng f) Nông nghiệp
h) Thương mại h) Du lịch.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
- GV:Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
Câu 1:
- Thu nhận thông tin: Đi đâu? Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì?...
- Lưu trữ thông tin: Ghi chép nội dung chuẩn bị vào giấy hoặc sổ.
- Xử lí thông tin: Chuyển nội dung phức tạp thành dạng sơ đồ hóa, kẻ bảng như sơ đồ tư duy chẳng hạn.
- Truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, cô giáo để củng cố kế hoạch. Chia sẻ với các bạn trong lớp để hoàn thiện kế hoạch và tổ chức hoạt động.
Câu 2.
a. Trong y tế: thăm khám nội soi, siêu âm 
b. Giáo dục: trình chiếu bài giảng, soạn giáo án 
c. Âm nhạc: sáng tác các bài hát, chỉnh tông nhạc 
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
- HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Cho điểm các nhóm làm tốt.
- GV chốt kiến thức.
- Chuẩn bị bài mới, đọc trước nội dung bài 3 Thông tin trong máy tính.
Phiếu học tập số 1
Thời gian hoàn thành: . phút Nhóm: .
Câu 1: Lấy ví dụ máy tính giúp con người trong 4 bước xử lí thông tin?
Câu 2: So sánh hiệu quả thực hiện công việc trên k

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_nam_hoc_2022_2023_chu_de_1_may_tinh_va.docx