Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

- Chuẩn bị một số phiếu thuộc hai chủ đề: sinh học và toán. Mỗi phiếu có chứa một câu khẳng định, có thể đúng hoặc sai, ví dụ “Voi thuộc loài ăn thịt” là một câu sai.

- Gợi ý câu hỏi cho các chủ đề:

• Chủ đề sinh học: Kiến thức về các loài vật ăn thịt, ăn cỏ, hoặc vừa ăn thịt vừa ăn cỏ. Các con vật thuộc các họ, ví dụ: “Hổ là một con vật họ mèo”.

• Chủ đề toán: kiến thức về các số nguyên tố nhỏ hơn 100, ví dụ: “7 là một số nguyên tố” là một khẳng định đúng, “12 là một số nguyên tố” là một khẳng định sai.

 

docx 96 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:03/09/2022
Ngày dạy:8,15/09/2022
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Tiết 1, 2 - BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin
Phân biệt được thông tin và vật mang tin.
2. Năng lực tin học:
Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc (NLc)
Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
3. Phẩm chất
Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu, phiếu học tập cho hoạt động 1.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh.
Và để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài 1: Thông tin và dữ liệu.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu -Thấy gì? Biết gì?
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động để dần dần hình dung được khái niệm, nhận biết được các đặc điểm về dữ liệu và thông tin.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Các phiếu đã điền câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động 1 và yêu cầu thảo luận, tìm ra lời giải, viết vào phiếu học tập
Hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
“Trên đường từ nhà đến trường, Minh phải đi qua...chuyển sang màu đỏ”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện nhóm ghi vào phiếu học tập
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV thu phiếu học tập, gọi 3 bạn đại diện 3 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
Hoạt động 1. Thấy gì? Biết gì
Thấy gì?
Biết gì?
- Đường phố đông người, nhiều xe.
- Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh.
- Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại
- Có nguy cơ mất an toàn giao thông 
-> Phải chú ý quan sát.
- Có thể qua đường an toàn 
-> Quyết định qua đường nhanh chóng.
Hoạt động 2: Thông tin và dữ liệu – Tìm hiểu các khái niệm, mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk HS nắm được khái niệm và mối quan hệ của thông tin và dữ liệu.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yếu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Từ hoạt động 1, em hãy đưa ra khái niệm về dữ liệu, thông tin và vật mang tin theo cách em hiểu?
+ Theo em, thông tin và dữ liệu có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
+ Theo em, tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu hay thông tin? Hãy giải thích rõ?
- GV yêu câu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6 sgk?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
a. Các khái niệm
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin, ví dụ như giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ...
b. Sự tương đồng và khác biệt giữa thông tin và dữ liệu:
+ Thông tin và dữ liệu cùng đem lại hiểu biết cho con người nên đôi khi được dùng thay thế cho nhau.
+ Dữ liệu là nguồn gốc của thông tin.
- Phân tích tiếng trống trường
+ TH1: Tiếng trồng trường 3 hồi 9 tiếng là thông tin nếu đặt trong bối cảnh ngày khai trường.
+ TH2: Tiếng trống trường 3 hồi 9 tiếng được ghi lại trong một tệp âm thanh thì thẻ nhớ chưa tệp âm thành đó là vật mang tin và âm thanh là dữ liệu.
Trả lời:
Câu 1: 1 – b, 2 – a, 3 – c
Câu 2: 
16:00 0123456789
Dữ liệu
Hãy gọi cho tôi lúc 16:00 theo số điện thoại 0123456789
Thông tin
Hoạt động 3: Tầm quan trọng của thông tin
a. Mục tiêu: Hiểu được sự quan trọng của thông tin trong cuộc sống.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, thông tin mang lại những gì cho con người? Nêu ví dụ?
+ Thông tin giúp con người điều gì? Nêu ví dụ?
+ Chia lớp thành 4 tổ để thực hiện hoạt động 2: Hỏi để có thông tin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ thảo luận và viết vào giấy theo một sơ đồ tư duy
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn hs vẽ sơ đồ nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Hs đại diện từng nhóm trình bày sơ đồ
+ GV gọi HS tổ khác khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, kết luận
+ GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức
2. Tầm quan trọng của thông tin
- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
Ví dụ: Trong bài Con Rồng Cháu Tiên chúng ta biết được nguồn gốc của người Việt.
- Thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.
Ví dụ: Đài khí tượng thủy văn báo Hà Nội hôm nay trời rất nắng -> Bạn An đi học mang theo áo chống nắng và mũ.
Hoạt động 2: Hs tiến hành thảo luận đưa ra một sơ đồ tư duy mô tả kế hoạch đi dã ngoại tại vườn bách thú
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thự hiện BT luyện tập trang 7 sgk
Bảng 1.1 cho biết lượng mưa trung bình hàng tháng (theo đơn vị mm) của hai năm 2017, 2018 ở một số địa phương (Theo tổng cục thống kê).
Em hãy xem bảng 1.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Các con số trong bảng là thông tin hay dữ liệu
b. Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin hay dữ liệu?
c. Trả lời câu hỏi: “Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?”. Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?
d. Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
a. Các con số trong bảng đã cho là dữ liệu
b. Phát biểu đó là thông tin
c. Câu trả lời này là thông tin
d. Câu trả lời trong câu c có ảnh hưởng đến lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch. Nếu người đi du lịch muốn đến tham quan Huế thì tháng Ba là một lựa chọn tốt về thời gian vì họ sẽ tránh được những cơn mưa.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trang 7 sách kết nối tri thức.
Câu 1. Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a. Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn
b. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em.
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi:
Câu 1. Lấy ví dụ về vai trò của thông tin
a) Thông tin thời tiết giúp em lựa chọn tốt trong trang phục. Trước một buổi tham quan, hoặc chỉ đơn giản là trước khi đi học, thông tin thời tiết giúp HS chuẩn bị trang phục phù hợp. Chẳng hạn, vào những ngày nhiệt độ chênh lệch lớn, trời lạnh vào buổi sáng, nắng nóng vào buổi trưa thì khi đi học em cần mặc áo sơ mi bên trong áo khoác để khi nóng, bỏ bớt áo khoác ngoài, em vẫn có trang phục phù hợp.
b) Hiểu biết về luật giao thông đường bộ, để ý quan sát các đèn tín hiệu, biển báo giao thông, vạch kẻ đường sẽ giúp em đi trên đường phố tự tin hơn, an toàn hơn, nhất là tại những nút giao thông.
Câu 2. Lấy ví dụ về vật mang tin trong học tập: Sách, vở, bảng,... là những vật mang tin.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
5. Nhắc nhở, dặn dò
- Học bài cũ, đọc và tìm hiểu trước bài 2
Ngày soạn: 16/9/2022
Ngày dạy: 22,29/9/2022
Tiết 3,4 - BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN (2 TIẾT)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.
2. Năng lực tin học
- Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức
- Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính..
3. Phẩm chất: Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
Các ví dụ đa dạng về xử lí thông tin trong các hoạt động của con người.
Một số ví dụ về việc máy tính giúp con người xử lí thông tin theo bốn bước xử lí thông tin cơ bản.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS tiếp nhận thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng hoạt động khởi động: Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sát thủ môn và đoán xem góc nào của khung thành là sơ hở nhất. Sải bước, tạo đà, anh ấy đã khéo léo chiến thắng thủ môn bằng một cú sút rất mạnh vào góc cao của khung thành. 
- GV mời HS ngồi xuống, tiếp lời: Câu chuyện trên của Minh liên quan đến việc xử lí thông tin, và để hiểu hơn các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin, chúng ta cùng đến với bài 2: Xử lí thông tin.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1. Xử lí thông tin
a. Mục tiêu: Nâng cao năng lực phân tích, tư duy trừu tượng, hình dung thông tin được xử lí ở mỗi hoạt động xử lí thông tin cơ bản.
b. Nội dung: GV trình bày, HS vận dụng sgk, kiến thức tiếp thu được để phát biểu và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gọi 1 HS đứng dậy đọc ví dụ về cầu thủ sút bóng.
- Sau khi đọc xong, GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thực hiện hoạt động 1 trong SGK.
+ Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
+ Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
+ Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì?
+ Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
+ Qúa trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe bạn đọc, các nhóm tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn các nhóm khi cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, đưa đáp án, chốt kiến thức quá trình xử lí thông tin gồm 4 hoạt động cơ bản
Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
Nhiệm vụ 2: Câu hỏi củng cố kiến thức
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thầm bảng thông tin trong SGK. Sau khi kết thúc, GV hướng dẫn HS phân tích các bước xử lí thông tin.
- Sau đó, GV yêu cầu HS tìm một số ví dụ về hoạt động có ý thức của con người để phân tích các bước xử lí thông tin trong hoạt động đó.
- GV lưu ý HS: Mọi hoạt động của con người đều gắn liền với quá trình xử lí thông tin.
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trang 9 sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin, tiếp nhận kiến thức và lấy ví dụ và tập phân tích.
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 1 – 2 bạn đứng dậy nêu ví dụ và phân tích các bước xử lí thông tin.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
1/ Xử lí thông tin
- Quá trình xử lí thông tin gồm 4 hoạt động cơ bản:
+ Thu nhận thông tin: Nhờ các giác quan con người nhận được thông tin về thế giới bên ngoài như âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, mùi vị...
+ Lưu trữ thông tin:Sau khi nhận được thông tin, bộ não ghi nhớ lại. Nếu não không ghi nhớ được, thông tin sẽ bị mất và các thao tác khác sẽ không thực hiện được
+ Xử lí thông tin: Bộ não liên kết các thông tin đã có từ đó đưa ra đưa ra kết luận, quyết định. 
+ Truyền thông tin: Thông tin được truyền tới các bộ phận cơ thể chuyển hóa thành hành vi hoặc được chia sẻ với người khác
NV2: 
- Các bước xử lí thông tin
- HS nêu ví dụ và phân tích
Trả lời câu hỏi:
a. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài Tiếng nói Việt Nam là thu nhận thông tin.
b. Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi là thu nhận và lưu trữ thông tin.
c. Em chép bài trên bảng vào vở là lưu trữ thông tin và có thể là xử lí thông tin nữa.
d. Em thực hiện một phép tính nhẩm là xử lí thông tin
* Các hoạt động thông tin bao gồm:
- Thu nhận thông tin
- Lưu trữ thông tin
- Xử lí thông tin
- Truyền thông tin.
Hoạt động 2: Xử lí thông tin trong máy tính
a. Mục tiêu: HS nêu được ví dụ minh họa máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
b. Nội dung: GV trình bày, HS vận dụng sgk, kiến thức tiếp thu được để phát biểu và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thầm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Ý chính mà đoạn văn bản muốn truyền đạt là gì?
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi trang 10 sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia nhóm 4 – 6 người và trả lời hai câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu ví dụ máy tính giúp con người trong bốn bước xử lí thông tin.
+ Em hãy so sánh hiệu quả thực hiện công việc trên khi sử dụng và không sử dụng máy tính?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đại diện nhóm trình bày kết quả
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
2. Xử lí thông tin trong máy tính
NV1:
+ Máy tính có thể thực hiện các chức năng ở cả bốn bước xử lí thông tin giống như con người.
+ Máy tính thực hiện việc đó bằng các thành phần tương ứng với các hoạt động xử lí thông tin.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án C.
NV2:
* Hiệu quả thực hiện xử lí thông tin của máy tính
- Máy tính giúp con người thu nhận thông tin dễ dàng và nhanh chóng
- Máy tính xử lí thông tin, thực hiện tính toán với tốc độ cao, chính xác, bền bỉ
- Máy tính có thể lưu trữ lượng thông tin rất lớn
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập hoạt động 2.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 và 2 trang 11, sgk
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Câu 1. Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin. Bộ nhớ ngoài là vật mang tin. 
Câu 2. 
a) Quan sát đường đi của tàu biển: Thu nhận thông tin.
b) Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan: Lưu trữ thông tin.
c) Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần: Xử lí thông tin.
d) Thuyết trình chủ để tình bạn trước tập thể lớp: Truyền thông tin.
- GV gọi HS đứng dậy trình bày, gọi HS khác nhận xét, GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện bài tập 1 phần vận dụng trang 11, sgk.
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Câu 1.
+ Thu nhận thông tin: Trả lời các câu hỏi: Đi đâu? Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì?...
+ Lưu trữ thông tin: Ghi chép nội dung chuẩn bị vào giấy hoặc số để không bị quên vì có nhiều chỉ tiết cụ thể.
+ Xử lí thông tin: Chuyển nội dung phức tạp thành dạng sơ đồ hoá, kẻ bảng.... để hình dung được toàn thể kế hoạch (như sơ đồ tư duy chẳng hạn).
+ Truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, cô giáo để củng cố kế hoạch. Chia sẻ với bạn trong lớp để hoàn thiện kế hoạch và tổ chức hoạt động.
- GV gọi HS đứng dậy trình bày, gọi HS khác nhận xét, GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
5. Nhắc nhở, dặn dò
- Về học các kiến thức đã học
- Đọc trước bài mới
Duyệt 17/9/2022
Ngày soạn: 28/9/2022
Ngày dạy: 6/10/2022
Tiết 5 - BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kiểu kí hiệu 0 và 1
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,...
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
- Hình thành tư duy về mã hóa thông tin 
- Ước l,ượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ
b. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
3. Phẩm chất: Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, hình vẽ thể hiện quy tắc chuyển chữ, hình, tiếng thành dãy bit như trong sgk. Với chữ có thể mở rộng bảng mã hóa để HS mã hóa một âm tiết như FACE, HOCSINH hay TINHOC,...
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: Trong bài học trước, chúng ta đã biết rằng máy tính có thể xử lí được thông tin nhưng làm thế nào để máy tính có thể hiểu được những dữ liệu chúng ta chuyển cho nó xử lí?
Con người dùng các chữ số, chữ cái và kí hiệu để diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu, tuy nhiên máy tính thông dụng hiện nay chỉ làm việc với hai kí hiệu là 0 và 1. Cụ thể chúng ta cùng đến với hoạt động 1: Mã hóa
- Gv hướng dẫn hoạt động 1: Cho các số từ 0 đến 7 được viết thành dãy tăng dần từ trái sang phải. Em hãy quan sát hình 1.3 và đọc hướng dẫn để biết cách mã hóa số 4.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1. Thu gọn dãy số bằng cách sau
Chia dãy số thành 2 nửa (trái, phải) đều nhau
Kiểm tra xem số 4 thuộc nửa trái hay nửa phải
Ghi lại vị trí của số 4 (trái hoặc phải)
Bỏ đi nửa dãy số không chứa số 4. Giữ lại nửa dãy số chứa số 4
Sau mỗi lần thực hiện, dãy số được thu gọn còn một nửa. Thực hiện thu gọn dãy số ba lần cho đến khi còn lại số 4.
- Bước 2: Chuyển dãy vị trí thu được (phải, trái, trái) thành 0,1 theo quy tắc: trái thành o, phải thành 1. Như vật số 4 được mã hóa thành 100.
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy mã hóa số 3 và số 6 theo cách như trên. Hai dãy kí hiệu nhận được có giống nhau không?
- HS thảo luận, trả lời: Hai dãy kí hiệu nhận được không giống nhau. Số 3 mã hóa thành 011. Số 6 mã hóa thành 110
=> GV dẫn vào bài học mới, bài 3: Thông tin trong máy tính.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính – Biểu diễn số
a. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn được thông tin con số dưới dạng dãy bit.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nhắc lại cách chuyển đổi trong hoạt động 1. 
Mỗi số từ 0 đến 7 có thể chuyển thành một dãy gồm 3 kí hiệu 0 và 1 như sau:
0
1
2
3
4
5
6
7
000
001
010
011

00
101
110
111
GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời:
+ Bằng cách mã hóa như trên thì với dãy đã cho dài gấp đôi thì mỗi số sẽ được chuyển thành dãy có bao nhiêu kí hiệu 0 và 1. Lấy một số bất kì để chứng minh câu trả lời đó?
+ Theo em, như thế nào gọi là dãy bit? Kí hiệu của dãy bit là gì?
+ Chúng ta có thể chuyển một số bất kì thành một dãy bit được không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
1. Biểu diễn thông tin trong máy tính
a. Biểu diễn số
- Với dãy số dài gấp đôi thì mỗi số sẽ được chuyển thành dãy có 4 kí hiệu 0 và 1.
- Mỗi dãy các kí hiệu 0 và 1 như vậy được gọi là dãy bit. Kí hiệu là một bit.
- Người ta có thể chuyển một số bất kì thành một dãy bit bằng cách tương tự như đã thực hiện ở trên.
Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin trong máy tính – Biểu diễn văn bản
a. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn được thông tin văn bản dưới dạng dãy bit.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc nội dung Sgk và hướng dẫn HS cách thực hiện mã hóa từ “CAFE”.
+ B1: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự C - 01000011
+ B2: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự A - 01000001
+ B3: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự F - 01000110
+ B4: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự E - 01000101
Kết quả hiển thị:
Như vậy: 
+ Văn bản được chuyển thành dãy bit bằng cách nào? 
+ Hãy chuyển từ “DA CA” thành dãy bit?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính – Biểu diễn hình ảnh
a. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn được thông tin hình ảnh dưới dạng dãy bit.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc nội dung Sgk và hướng dẫn HS cách thực hiện mã hóa từ ảnh.
Ví dụ: Ta cần chuyển hình ảnh chữ A trong một lưới 8 x 8 thành dãy bit. Ta kí hiệu màu đen là 1 và màu trắng là 0. Khi đó, hình ảnh đen trắng của chữ A được chuyển thành dãy bit trong hình dưới đây.
Tương tự như vậy, GV yêu cầu HS chuyển hình ảnh chữ 0 thành dãy bit
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS lên bảng trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
1. Biểu diễn thông tin trong máy tính
c. Biểu diễn hình ảnh
- Hình ảnh kĩ thuật số được tạo thành từ các điểm ảnh (pixel). Mỗi pixel trong một ảnh đen trắng được biểu thị bằng 1 bit.
- Kết quả chuyển đổi chữ O thành dãy bit như sau:
Hoạt động 4: Biểu diễn thông tin trong máy tính – Biểu diễn âm thanh
a. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn âm thanh dưới dạng dãy bit.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk và trả lời câu hỏi:
+ Âm thanh được phát ra từ đâu?
+ Làm cách nào để chuyển âm thành thành dãy bit?
Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV đưa ví dụ để giải thích cụ thể cho HS nắm rõ hơn.
Ví dụ:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận thông tin.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS ghi chép nội dung vào vở
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV chuẩn kiến thức cần ghi nhớ của tiết học.
1. Biểu diễn thông tin trong máy tính
d. Biểu diễn âm thanh
- Âm thanh được phát ra nhờ sự rung lên của màng loa, của dây đàn, dây thanh quản... Khi dây đàn rung lên, nó rung càng nhanh âm thanh phát ra sẽ càng cao.
- Tốc độ rung được ghi lại dưới dạng giá trị số, từ đó chuyển thành dãy bit.
-Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng dãy các bit. Mỗi bít là một kí hiệu 0 hoặc 1, Hay còn được gọi là chữ số nhị phân.
- Bít là đơn vị đo nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập hoạt động 2.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 trong sgk:
Trong hình vuông mỗi chiều 8 ô, vẽ hình một trái tim như hình 1.6
a. Em hãy chuyển đổi mỗi dòng trong hình vẽ thành một dãy bit
b. Em hãy chuyển cả hình vẽ thành dãy bit băng cách nối các dãy bit của các dòng lại với nhau (từ trên xuống dưới).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
a. Chuyển đổi mỗi dòng trong hình thành 1 dãy bit
b. Chuyển cả hình thành 1 dãy bit: 01100110 10011001 10000001 01000010 01000010 00100100 00111100 00011000
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Dãy bit là gì?
A. Là dãy những kí hiệu 0 và 1
B. Là âm thanh phát ra từ máy tính
C. Là một dãy chỉ gồm 2 chữ số
D. Là dãy những chữ số từ 0 đến 9
Câu 2: Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?
A. Biểu diễn các số
B. Biểu diễn văn bản
C. Biểu diễn hình ảnh, âm thanh
D. Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Đáp án D
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt ngày 29/9/2022
Tổ phó
Nguyễn Doãn Quang
Ngày soạn: 6/10/2022
Ngày dạy: 13/10/2022
Tiết 6 - BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾT 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kiểu kí hiệu 0 và 1
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,...
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
- Hình thành tư duy về mã hóa thông tin 
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ
b. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
3. Phẩm chất: Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
II. THIẾ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.docx