Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:

- Phòng ngừa được một số tác hại khi tham gia internet

- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân

- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .

- Năng lực tin học: NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

- Đối với học sinh khuyết tật: yêu cầu ghi chép bài đầy đủ, trả lời được câu hỏi cơ bản trong sách giáo khoa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

 

docx 5 trang huongdt93 3930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ Internet - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .09/01/2022
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT 20:
BÀI 3. THỰC HÀNH PHÒNG VỆ TRƯỚC ẢNH HƯỞNG XẤU TỪ INTERNET 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
- Phòng ngừa được một số tác hại khi tham gia internet
- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân
- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
- Năng lực tin học: NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
- Đối với học sinh khuyết tật: yêu cầu ghi chép bài đầy đủ, trả lời được câu hỏi cơ bản trong sách giáo khoa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...
2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài dạy
A. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút)
a. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức mới, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu các vấn đề trong bài học.
b. Nội dung: HS tập trung theo nhóm thảo luận các cách phòng ngừa tác hại của internet
Phương thức thực hiện: Hđ nhóm
c. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng
d. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của từng nhóm
B. HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH
Hoạt động 2.1: Phòng ngừa một số tác hại khi tham gia internet (10 phút)
a) Mục tiêu: Biết cách phòng ngừa một số tác hại khi tham gia internet
b) Nội dung: GV thảo luận nhóm, trình bày kết quả thực hành
c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1: Nhận diện thông điệp quảng cáo
- GV cho lớp thảo luận nhóm về hình 1, sau đó trả lời câu hỏi:
+ Những Mail trong hình 1 có mục đích gì, là thông tin tốt hay xấu?
+ Hành động thích hợp trong trường hợp này là gì? 
- GV hướng dẫn HS kĩ năng phát hiện thư rác và email quảng cáo, GV yêu cầu:
+ HS tìm điểm chung giữa các email nói trên, từ đó rút ra đặc điểm nhận dạng
+ HS áp dụng những đặc điểm đó để nhận diện những thư rác và email quảng cáo khác.
NV2. Nhận diện thông điệp hoàn hảo
- GV cho HS thảo luận theo nhóm về Hình 2, sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những Mail trong hình 2 có mục đích gì, là thông tin tốt hay xấu?
+ Hành động thích hợp trong trường hợp này là gì? 
- GV nêu một số ví dụ cụ thể khác về những thủ đoạn lừa đảo qua mạng, sau đó yêu cầu HS tìm hiểu điểm chung giữa các trường hợp, rút ra kết luận.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội dung chính. 
- HS áp dụng kiến thức để thực hành
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả thực hiện của mình. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
1. Phòng ngừa một số tác hại khi tham gia internet
* Nhận diện thông điệp quảng cáo
- Gửi từ địa chỉ lạ, tiêu đề thư xưng hô chung chung (bạn thân mến, quý khách ) và mời chào hấp dẫn.
* Nhận diện thông điệp hoàn hảo
- Thông thường kẻ xấu sẽ được ra mồi nhử hấp dẫn (may mắn trúng thưởng, tri ân khách hàng ), nếu bạn nhân nổi lòng tham thì thực hiện các bước tiếp theo là yêu cầu đăng nhập (chiếm đoạt tài khoản) hoặc yêu cầu đóng chi phí qua bưu điện (chiếm đoạt tiền).
- Kẻ xấu cũng có thể giả danh công an, bưu điện, ngân hàng đe dọa nạn nhân, nếu nạn nhân tỏ ra sợ hãi thì buộc họ tiết lộ thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.
Hoạt động 2.2: Sử dụng phần mềm diệt virus (10 phút)
a) Mục tiêu: Biết cách thực hiện diệt virus bằng một phần mềm.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hành
c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hành 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chọn phần mềm diệt virus BKAV hướng dẫn HS các bước thực hành.
- GV lưu ý HS: Không có phần mềm diệt virus vạn năng diệt được mọi virus, vì thế ý thức cảnh giác và hiểu biết của con người sử dụng là yếu tố quyết định.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát GV hướng dẫn sau đó thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS thực hiện các bước sử dụng phần mềm BKAV.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Sử dụng phần mềm diệt virus
- HS kích hoạt, sửu dụng và quan sát hoạt động của phần mềm diệt virus BKAV.
Hoạt động 2.3: Tạo mật khẩu mạnh (10 phút)
a) Mục tiêu: Biết tạo và kiểm tra độ mạnh của mật khẩu.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát và thực hiện.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS cách kiểm tra độ mạnh của mật khẩu qua một số trang web tin tưởng như:
- GV hướng dẫn HS đổi lại mật khẩu tài khoản gmail nếu mật khẩu chưa đủ độ mạnh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát GV hướng dẫn sau đó thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi một số HS có mật khẩu email yếu tiến hành thay đổi mật khẩu mạnh.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Tạo mật khẩu mạnh
- HS biết cách kiểm tra độ mạnh của mật khẩu.
- HS biết cách đặt mẩu mạnh cho tài khoản cá nhân của mình.
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (10 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 56 sgk.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày: 
Những việc nên làm:
2) Nên làm vì sẽ hoàn toàn tránh được email xấu, độc hại. Tuy nhiên, các này có thể xóa nhầm một vài email tốt.
4) Nên làm vì vừa đảm bảo an toàn vừa không xóa nhầm email.
- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài thực hành.
*) Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_canh_dieu_bai_3_thuc_hanh_phong_v.docx